Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ

THỜI GIAN 90 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Nêu những biểu hiện của sự phân chia thế giới thành hai cực, hai phe sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự phân chia đó tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế thời kì này?

Câu 2: Lập bảng thống kê (theo mẫu) về chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp.

Ngành khai thác

Chính sách khai thác

   
   

 

Hãy nhận xét về chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp. Thực dân Pháp chủ yếu tập trung khai thác những nguồn lợi nào? Tại sao?

Câu 3: Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, hãy cho biết:

a. Vì sao Trung ương Đảng, Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới?

b. Cách đánh chủ yếu của ta trong chiến dịch Biên giới là gì? Cách đánh đó được thực hiện trong những trận đánh nào của chiến dịch?

Câu 4: Phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960) diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Tại sao nói "Đồng khởi" thắng lợi đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1.

a) Những biểu hiện của việc phân chia thế giới thành hai cực, hai phe sau chiến tranh thế giới thứ hai:

* Những quyết định của hội nghị I-an-ta tạo khuôn khổ cho một trật tự thế giới mới:

- Biểu hiện về chính trị: Sau khi chiến thắng phát xít, các nước dân chủ nhân dân thành lập và tiến hành các cải cách quan trọng. Từ năm 1950, các nước Đông Âu đi lên CNXH.

- Về kinh tế: Đối phó với việc Mỹ đưa ra kế hoạch Mac - xan lôi kéo các nước Tây Âu, tháng 1-1949, Liên Xô cùng các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

- Về quân sự: Tháng 4-1949, Mỹ và 11 nước Tây Âu thành lập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) thì Liên Xô cùng các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác -xa-va (5-1955).

b) Sự phân chia đó giữa hai khối nước làm cho quan hệ quốc tế:

Luôn luôn đối đầu trong tình trạng chiến tranh lạnh hết sức căng thẳng: Mĩ chạy đua vũ trang, thành lập các khối quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.... Hậu quả của chiến tranh lạnh rất nặng nề đó là nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới, trong khi loài người phải chịu đựng bao nhiêu khó khăn.

Câu 2

a) Ngành khai thác: Nông nghiệp, chính sách khai thác là cướp đất lập đồn điền trồng cao su. công nghiệp: Thực dân Pháp tập trung vào khai mỏ (than) và xây thêm một số cơ sở công nghiệp nhẹ (rượu, đường..) và ngành dịch vụ (điện nước).
Thương nghiệp là chính sách độc quyền ngoại thương, giao thông vận tải được đầu tư và phát triển thêm, ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy kinh tế và phát hành tiền giấy.

b) Chính sách khai thác: Thực dân Pháp đầu tư chủ yếu vào khai mỏ và đồn điền trồng cao su vì hai ngành này là thế mạnh của Việt Nam, đầu tư vào hai ngành này chỉ cần vốn ít mà thu hồi nhanh, hơn nữa sau chiến tranh hai mặt hàng này bán chạy và lợi nhuận cao nên thực dân Pháp đổ xô vào kinh doanh kiếm lời.

Chính sách khai thác của chúng tiếp tục du nhập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, có làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam biến đổi ít nhiều nhưng nhìn chung mất cân đối nghiêm trọng về cơ cấu ngành và cơ cấu vùng, Việt Nam vẫn là nước thuộc địa nửa phong kiến.

Câu 3.

a) Tháng 6-1950 Trung ương Đảng mở chiến dịch Biên giới căn cứ vào hoàn cảnh thuận lợi và khó khăn sau:

- Tháng 10/1949 cách mạng Trung Quốc thành công, sau đó Trung Quốc, Liên xô và các nước XHCN công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta, đồng thời từ sau chiến dịch Việt Bắc thế và lực của ta mạnh lên.

- Tuy vậy, ta cũng gặp khó khăn mới đó là Mỹ can thiệp sâu và liên quan trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Với viện trợ tài chính và quân sự của Mỹ, thực dân Pháp đưa ra kế hoạch Rơ –ve

- Để phát huy thuận lợi khắc phục khó khăn ta mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới Việt- Trung và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.

b) Cách đánh chủ yếu của ta trong chiến dịch Biên giới chủ yếu là phát huy thế trận của chiến tranh nhân dân, các chiến trường trên toàn quốc phối hợp kiềm chế địch. Trên chiến trường cách đánh của ta là đánh điểm diệt viện, cách đánh này dựa trên những phân tích sâu sắc của Đại tướng Võ nguyên Giáp về địa hình cũng như cách tập trung quân của địch.

- Cách đánh điểm diệt viện được thể hiện trong trận mở màn đánh vào Đông Khê giành thắng lợi ngày 18-9-1950. Trận thắng này làm cho hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 lung lay.

- Phán đoán đúng ý đồ của địch, quân ta kiên nhẫn mai phục chặn đánh trên đường số 4 khiến hai cánh quân của địch từ Cao Bằng về và từ Thất Khê lên không liên lạc được với nhau, buộc chúng phải rút khỏi hàng loạt các vị trí trên đường số 4.

- Hơn thế, phối hợp với Biên giới, quân ta hoạt động mạnh ở tả ngạn sông Hồng, Tây Bắc... Giải phóng thị xã Hoà Bình, chọc thủng hành lang Đông-Tây. Thế bao vây Việt Bắc cả trong lẫn ngoài bị phá vỡ, kế hoạch Rơ-ve bị phá sản hoàn toàn.

Câu 4. Hoàn cảnh của phong trào "Đồng khởi" - Trong những năm 1957-1959, cách mạng miền Nam đứng trước tình thế hiểm nghèo bởi các chính sách tăng cường khủng bố, đàn áp của Mĩ - Diệm, chúng ra sắc lệnh đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, thực hiện đạo luật 10/59 lê máy chém khắp miền Nam.

- Phong trào của nhân dân ta từ đấu tranh hoà bình chuyển sang dùng bạo lực, vũ trang tự vệ. Giữa lúc đồng bào không thể sống như cũ được nữa thì Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng (đầu năm 1959) chuyển cách mạng miền Nam sang con đường bạo lực, khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị là chủ yếu.

- Phong trào Đồng khởi bắt đầu từ ba xã điểm của huyện Mỏ Cày nhanh chóng lan ra khắp tỉnh Bến Tre và như nước vỡ bờ lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung trung bộ. Kết quả là nhân dân miền Nam phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở nhiều thôn xã.

- Ở những nơi đó, Uỷ ban Nhân dân tự quản được thành lập, căn cứ địa liên hoàn của cách mạng được thành lập, lực lượng vũ trang nhân dân ra đời, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập.

- Như vậy, phong trào Đồng khởi cho thấy chính quyền Mĩ, ngụy từ ổn định tạm thời bước vào khủng hoảng triền miên, cách mạng miền Nam từ giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công vì ta có đủ điều kiện: Lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa cho một cuộc đấu tranh bạo lực.

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Hãy nêu những nét nổi bật của châu Á từ sau năm 1945.

Câu 2: Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội của các nước châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

Câu 3: Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào?

Câu 4: Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta được đẩy mạnh như thế nào sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947?

Câu 5: Nguyên nhân dẫn đến phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960)? Vì sao nói "Đồng khởi" được coi là mốc đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (2,5 điểm). Trình bày về sự phát triển "thần kì" của kinh tế Nhật Bản. Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển đó?

Câu 2 (3 điểm). Qua những sự kiện trong bảng biểu sau đây, hãy làm rõ xu thế phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam.

Thời gian

 Sự kiện

Ngày 9 - 2 - 1930

 Khởi nghĩa Yên Bái

Từ tháng 6 - 1929 đến tháng 9 - 1929

Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời: Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Ngày 3 - 2 - 1930

 Đảng cộng sản Việt Nam.

Năm 1930 - 1931

Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ - Tĩnh.

 

Câu 3 (2 điểm). Căn cứ vào đâu mà Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra bản chỉ thị " Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" ngày 12 - 3 – 1945?

Câu 4 ( 2,5 điểm). Tại sao sau ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 – 12 – 1946, Đảng và Chính phủ ta chủ trương phát động cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ nhưng sau đó lại chủ trương hòa với chúng?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Trình bày về sự phát triển "thần kì" của kinh tế Nhật Bản. Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển đó?

* Sự phát triển "thần kì":

- Sau chiến tranh thế giới hai,nền kinh tế của Nhật Bản được khôi phục và sau đó phát triển mạnh mẽ trong thập niên 60 của thế kỉ XX. Nhật đạt đến sự phát triển "thần kì". (0,25đ)

- Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật vượt qua các nước Tây Âu vươn lên đứng hàng thứ hai thế giới – sau Mĩ. (0,25đ)

- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong công nghiệp từ 1961 đến năm 1970 là 13,5%. (0,25đ)

- Nông nghiệp của Nhật đã cung cấp được 80% nhu cầu lương thực trong nước. Nghề đánh cá rất phát triển. (0,25đ)

- Từ những năm 70 của thế kỷ XX,Nhật trỏ thành một trong bat rung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. (0,25đ)

* Nguyên nhân phát triển:

- Nhân tố con người là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tăng trưởng... (0,25đ)

- Nhật áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật cùng với truyền thống văn hóa lâu đời. (0,25đ)

- Vai trò của nhà nước và của các công ti Nhật. (0,25đ)

Tận dụng yếu tố bên ngoài: viện trợ của Mĩ; Cuộc chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam là những "ngọn gió thần" thổi vào kinh tế Nhật. (0,25đ)

Câu 2: Qua những sự kiện trong bảng biểu sau đây, hãy làm rõ xu thế phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam.

* Khởi nghĩa Yên Bái

- Cuộc khởi nghĩa do Việt Nam Quốc dân đảng – chính đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo. Sau một tuần cuộc khởi nghĩa thất bại vì thực dân pháp đàn áp. (0,25đ)

- Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, nhưng cách mạng Việt Nam vẫn tiến lên dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều này cho thấy vai trò của Việt Nam Quốc dân đảng đã chấm dứt.  (0,25đ)

* Ba tổ chức Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Trong khi ngọn cờ tư sản ngày càng tổ ra bất lực, thì phong trào cách mạng Việt Nam ngày càng phát triển dưới sự lãnh đạo của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt. Từ đó đặt ra yêu cầu phải thành lập Đảng. Sự tan rã của tổ chức Thanh niên và Tân Việt dẫn đến sự ra đời ba tổ chức Cộng sản thể hiện bước phát triển cách mạng Việt Nam. (0,5đ)

- Tuy vậy, ba tổ chức lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau. Tình hình đó kéo dài dẫn đến nguy cơ chia rẽ. Trong khi đó phong trào công nhân ngày càng lên cao lôi cuốn phong trào yêu nước của nông dân và các tầng lớp khác tạo thành một làn sóng dân tộc dân chủ mạnh mẽ. Yêu cầu bức thiết của cách mạng lúc này là phải có một chính đảng thống nhất. (0,25đ)

- Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện đúng lúc, Người triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc). Trong hội nghị các tổ chức nhất trí hợp nhất ba tổ chức Cộng sản thành một đảng duy nhất: Đảng Cộng sản Việt Nam; Nguyễn Ái Quốc soạn thảo cương lĩnh đầu tiên của Đảng. (0,5đ)

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử của cách mạng nước ta: chấm dứt cuộc khủng hoảng về giai cấp và đường lối cách mạng; chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng; gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. (0,5đ)

* Phong trào cách mạng 1930 – 1931.

- Đảng Cộng sản Việt Nam sau đó đổi tên là Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10- 1930) đã lãnh đạo phong trào cách mạng đầu tiên 1930-1931. Lần đầu tiên trong lịch sử kể từ khi Pháp xâm lược, phong trào cách mạng lôi cuốn đông đảo nhân dân cả nước tham gia đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng. Phong trào đã giành được thắng lợi ban đầu là giành được chính quyền ở nhiều địa phương thuộc hai tỉnh Nghệ An và hà Tĩnh. 

- Qua phong trào khẳng định quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng và khẳng định đường lối lãnh đạo của Đảng là đúng. Từ nay cách mạng Việt Nam chỉ có thể là do giai cấp vô sản lãnh đạo.

Câu 3: Căn cứ vào đâu mà Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra bản chỉ thị " Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của Căn chúng ta" ngày 12 - 3 – 1945?

- Vào đầu năm 1945, chiến tranh thế giới hai bước vào giai đoạn kết: phát xít Đức bị kẹt giữa hai gọng kìm; Nước Pháp được giải phóng. 

- Tại thái Bình Dương, phát xít Nhật cũng khốn đốn trước đòn tiến công dồn dập của Anh- Mĩ. 

- Ở Đông Dương: thực dân Pháp ráo riết hoạt động chuẩn bị phản công Nhật, trong khi đó quân Đông Minh chuẩn bị kéo vào Đông Dương. Tình thế thất bại gần kề của Nhật buộc chúng phải làm cuộc đảo chính lật đổ Pháp ngày 9-3-1945. 

- Nhật tuyên bố trao trả độc lập cho các dân tộc Đông Dương nhưng bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của chúng đã bị bóc trần ngay sau đó. Nhân dân ta ngày càng thêm căm thù Nhật và tay sai. (

- Như vậy, từ hai kẻ thù thực dân Pháp và phát xít nhật thì sau ngày 9-3-1945 cách mạng nước ta chỉ phải đối phó với một kẻ thù là phát xít Nhật, trong khi đó Nhật lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc do sự "thay thầy đổi chủ". 

- Kẻ thù đã suy yếu. trong hoàn cảnh đó, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra bản chỉ thị "Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa. 

Câu 4: Tại sao sau ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 – 12 – 1946, Đảng và Chính phủ ta chủ trương phát động cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ nhưng sau đó lại chủ trương hòa với chúng?

* Lí do Trung ương Đảng phát động cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ:

- Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta đứng trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc". Đứng trước nhiều thế lực ngoại xâm và nội phản, Đảng ta chủ trương tránh trường hợp cùng lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù và chủ trương "hòa để tiến". Giai đoạn trước 6 – 3- 1946, ta chủ trương đánh Pháp hòa Tưởng nhằm lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ địch để phân hóa chúng.

- Ta đánh Pháp ở miền Nam vì thực dân Pháp là kẻ thù cũ, lực lượng của chúng không đông và chúng đã dùng thủ đoạn xâm lược trắng trợn nhất nên ta phải dùng biện pháp kiên quyết nhất để bảo vệ độc lập.

- Ta đánh Pháp ở miền Nam mà trước hết là ở Sài Gòn- Chợ Lớn còn nhằm bao vây chúng trong thành phố để tạo điều kiện cho nhân dân ta chuẩn bị kháng chiến.

* Lí do ta hòa với Pháp từ ngày 6 – 3 – 1946.

- Pháp và Tưởng đã kí Hiệp ước Hoa – Pháp ngày 28 – 2- 1946...

- Hiệp ước Hoa – Pháp đặt nhân dân ta trước hai con đường: hoặc là cầm súng để chống lại kẻ thù lớn hơn mình nhiều lần,hoặc tiếp tục hòa hoãn để tranh thủ thời gian chuẩn bị kháng chiến. Trong tình hình đó Chủ Tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và sau đó là Tạm ước Việt – Pháp ngày 14-9-1946...

Với việc kí kết trên, ta gạt bỏ 20 vạn quân Tưởng về nước cùng với tay sai của chúng. Đảng và nhân dân ta tỏ rõ thiện chí hòa bình để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế và đặc biệt quan trọng hơn là chúng ta tranh thủ thời gian hòa bình để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu biết trước là không thể tránh khỏi.

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (2,0 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Em hãy cho biết, ai là người sáng lập Đảng? Tổng Bí thư hiện nay của Đảng là ai ?

Câu 2 (2,5 điểm) Kế hoạch Nava của thực dân Pháp bước đầu bị phá sản như thế nào ?

Câu 3 (2,5 điểm) Điền những thông tin cơ bản vào bảng hệ thống kiến thức dưới đây.

Nội dung

Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965)

Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968)

Âm mưu cơ bản

 

 

Vai trò của Mĩ

 

 

Vai trò của lực lượng Sài Gòn

 

 

Quốc sách bình định

 

 

Đối với miền Bắc

 

 

 

Câu 4 (3,0 điểm) Trình bày khái quát những biến đổi lớn ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao? Hiện nay, các nước Đông Nam Á phải làm gì để giải quyết tranh chấp ở biển Đông với Trung Quốc?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Năm 1949, Lên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử đã chứng tỏ điều gì?

A. Phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.

B. Khẳng định vị trí quân sự của Liên Xô trên thế giới.

C. Thế giới đứng trước nguy cơ chiến tranh nguyên tử.

D. Liên Xô có ưu thế hơn Mĩ trong việc chế tạo vũ khí.

Câu 2. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới (những năm 70 của thế kỉ XX), Liên Xô đã làm gì?

A. Đưa đất nước chuyển sang con đường tư bản chủ nghĩa.

B. Không tiến hành cải cách mà vẫn theo nền kinh tế bao cấp.

C. Tiến hành cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội.

D. Kinh tế thị trường nhưng nhà nước nắm quyền chủ đạo.

Câu 3. Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời vào thời gian nào? Ai là chủ tịch nước?

A. 1/1/1948 - Chu Ân Lai.

B. 1/12/1948 - Lưu Thiếu Kì.

C. 1/10/1949 - Mao Trạch Đông.

D. 1/10/1950 - Lâm Bưu.

Câu 4. Từ những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng vì lí do nào?

A. Chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.

B. Kinh tế khủng hoảng trầm trọng.

C. Phong trào đấu tranh của các nước thuộc địa nổ ra mạnh mẽ

D. Liên Xô và các nước Đông Âu can thiệp vào khu vực.

Câu 5. Vì sao năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi”?

A. Hệ thống thuộc địa của đế quốc ở châu Phi tan rã.

B. Hầu hết các nước châu Phi giành độc lập.

C. Chủ nghĩa A-pác-thai bị xoá bỏ ở châu Phi.

D. 17 nước châu Phi giành được độc lập.

Câu 6. Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, khu vực nào được ví như “Lục địa bùng cháy”?

A. Châu Phi.

B. Mĩ La tinh.

C. Châu Á.

D. Châu Âu.

Câu 7. Số liệu nào không chứng minh nước Mĩ là quốc gia tư bản giàu mạnh nhất thế giới trong thời gian 1945 - 1950?

A. Chiếm hơn ½ sản lượng công nghiệp thế giới.

B. Chiếm ¾ trữ lượng vàng thế giới.

C. Có lực lượng quân sự mạnh và độc quyền vũ khí nguyên tử.

D. Đồng Đô la liên tiếp bị phá giá hai lần năm 1973 và 1974.

Câu 8. Nhân tố nào không có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của Nhật Bản?

A. Nhật Bản thu được nhiều lợi nhuận từ các cuộc chiến tranh.

B. Con người được đào tạo chu đáo, có tính kỉ luật, tiết kiệm.

C. Nhà nước nắm bắt đúng thời cơ và điều tiết nền kinh tế.

D. Con nggười Nhật sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới.

Câu 9. Nền kinh tế của các nước Tây Âu như thế nào sau khi nhận viện trợ của Mĩ theo “kế hoạch Mác-xan” (1948 – 1951)?

A. Các công ty đa quốc gia xuất hiện.

B. Kinh tế phát triển và công nghiệp đứng thứ nhất thế giới.

C. Kinh tế được phục hồi và ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.

D. Kinh tế phục hồi chậm chạp nhưng có dấu hiệu khởi sắc.

Câu 10. Hội nghị I-an-ta (11/2/1945) đã có quyết định quan trọng nào?

A. Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hoà bình.

B. Phân chia khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.

C. Phân chia khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Phi giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.

D. Phân chia lại thuộc địa ở các châu lục.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1A  2C  3C  4A  5D  6B  7D  8A  9C  10B

11A  12B  13C  14A  15A  16B  17D  18D  19B  20D

21C  22B  23A  24D  25A  26D  27A  28B  29D  30A

31C  32B  33B  34C  35D  36C  37C  38B  39C  40D

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?