Bộ 5 đề thi chọn HSG môn Hóa học 10 có đáp án năm 2021 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu

 TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC 10

Thời gian 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: 

1. Cho nguyên tố X, ở trạng thái cơ bản có 11 electron thuộc các phân lớp p. X có hai đồng vị hơn kém nhau hai nơtron. Trong đồng vị số khối lớn, số hạt mang điện gấp 1,7 lần hạt không mang điện.

a. Viết cấu hình electron của X.

b. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn.

c. Xác định thành phần cấu tạo của hai đồng vị

d. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi đồng vị X trong tự nhiên biết nguyên tử khối (NTK) trung bình của X bằng 35,48. Coi NTK có giá trị bằng số khối.

Câu 2: 

Phần trăm  khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro (trong đó R có số oxi hóa thấp nhất) là a%, còn trong oxit cao nhất là b%.

a. Xác định R biết a:b=11:4.

b. Viết công thức phân tử, công thức electron, công thức cấu tạo của hai hợp chất trên.

c. Xác định loại liên kết hóa học của R với hiđro và của R với oxi trong hai hợp chất trên.

Câu 10: 

Một thí nghiệm được tiến hành như sau: Cho vào ống nghiệm khô một vài tinh thể KMnO4, nhỏ tiếp vào ống vài giọt dung dịch HCl đậm đặc. Đậy kín ống nghiệm bằng nút cao su có đính một băng giấy màu ẩm (như hình vẽ).

1. Hãy nêu hiện tượng xẩy ra trong thí nghiệm, giải thích?

2. Một số học sinh trong quá trình làm thí nghiệm trên thấy nút cao su bị bật ra. Em hãy nêu nguyên nhân và cách khắc phục.

3. Em hãy nêu một giải pháp để hạn chế tối đa khí Cl2 thoát ra môi trường sau khi làm xong thí nghiệm trên và giải thích cách làm.

4. Trong thí nghiệm trên ta không thể thay KMnO4 bằng chất nào trong số các chất sau đây: MnO2, KClO3, KNO3, H2SO4 đặc, tại sao?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

a. Vì X có 11 electron thuộc phân lớp p

cấu hình electron phân lớp p của X là: 2p63p5

cấu hình electron đầy đủ: 1s22s22p63s23p5.

b. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn:

Ô số 17  vì có 17 electron  điện tích hạt nhân bằng 17.

Chu kì 3 vì có 3 lớp electron.

Nhóm VII A vì cấu hình electron hóa trị là 3s23p5.

c. Trong đồng vị số khối lớn số hạt mang điện là 17.2 = 34 hạt

số nơtron (hạt không mang điện) là 34:1,7 = 20 hạt.

số nơtron trong đồng vị số khối nhỏ là 18 hạt.

Vậy thành phần cấu tạo các đồng vị của X là:

Đồng vị số khối nhỏ: 17 electron, 17 proton, 18 nơtron.

Đồng vị số khối lớn: 17 electron, 17 proton, 20 nơtron.

d. Thành phần % theo khối lượng:

Gọi thành phần % theo số nguyên tử đồng vị nhỏ là x%

thành phần % theo số nguyên tử đồng vị lớn là (100 – x)%.

Áp dụng công thức tính NTKTB ta có:

NTKTB (A) = A1.x% + A2. (100 – x)%

(17+18).x% + (17+20)(100-x)% = 35,48 →  x = 76%.

Xét 1 mol X (35,48 gam) có 0,76 mol 35X (0,76.35 = 26,6 gam)

thành phần % theo khối lượng 35X là: 26,6 : 35,48 = 74,97%

thành phần % theo khối lượng 37X là: 100% - 74,97% = 25,03%.

Câu 2: Vì R tạo được hợp chất khí với H nên R là phi kim.

Giả sử R thuộc nhóm x (x \( \geqslant \) 4).

Theo giả thiết

công thức của R với H là RH8-x  → a= \(\frac{R}{{R + 8 - {\text{x}}}}.100\)

công thức oxit cao nhất của R là R2Ox

b = \(\frac{{2R}}{{2R + 16{\text{x}}}}.100 \Leftrightarrow b = \frac{R}{{R + 8{\text{x}}}}.100\)

suy ra \(\frac{a}{b} = \frac{{R + 8{\text{x}}}}{{{\text{R + 8 - x}}}} = \frac{{11}}{4} \to R = \frac{{43{\text{x}} - 88}}{7}\)

Xét bảng         

x

4

5

6

7

R

12 có C

18,14 loại

24,28 loại

30,42 loại

a. Vậy R là C

b. Công thức của R với H là CH4

Công thức electron ; Công thức cấu tạo

Oxti cao nhất của R là  CO2

Công thức electron O:: C ::O; Công thức cấu tạo O=C=O

Câu 10:

1. Có khí màu vàng lục thoát ra trong ống nghiệm; mẩu giấy màu ẩm bị mất màu dần.

Giải thích: 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 5Cl2 + MnCl2 + 8H2O

Sinh ra khí Cl2 trong bình, khí Cl2 tác dung với H2O trên mẩu giấy

Cl2 + H2O  → HCl + HClO 

Sinh ra HClO là chất oxi hóa mạnh tẩy màu tờ giấy.

2. Một số học sinh làm thí nghiệm nút cao su bị bật ra vì các lý do sau đây:

* Đậy nút không đủ chặt, khắc phục bằng cách đậy chặt nút hơn.

* Lấy hóa chất quá nhiều nên khí sinh ra nhiều làm áp suất trong bình tăng mạnh làm bật nút, khắc phục bằng cách lấy hóa chất vừa đủ.

* Ống nghiệm quá nhỏ không đủ chứa khí, cách khắc phục thay ống nghiệm lớn hơn.

3. Để hạn chế Cl2 thoát ra gây độc sau khi làm xong thí nghiệm cần cho thêm lượng dư dung dịch kiềm (ví dụ NaOH) để trung hòa hết HCl dư và tác dụng hết với Cl2 trong bình trước khi đổ ra môi trường.

4. Không thể thay KMnO4 bằng MnO2, KNO3, H2SO4 đặc vì:

MnO2 cần đun nóng mới phản ứng với HCl.

KNO3 không phản ứng với HCl được.

H2SO4 đặc không phản ứng với HCl.

ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (2,5 điểm)

1. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1. Viết cấu hình electron, xác định vị trí trong bảng tuần hoàn và tính số electron độc thân của nguyên tử nguyên tố R ở trạng thái cơ bản.

2. Sắp xếp theo chiều tăng các tính chất sau:

a) Tính axit, tính oxi hóa của dãy chất: HClO, HClO2, HClO3 và HClO4.

b) Tính axit, tính khử của dãy chất: HF, HCl, HBr, HI.

Câu 2 (2,5 điểm)

1. Một ion M3+ có tổng số hạt (electron, nơtron, proton) bằng 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19.

a. Xác định vị trí (số thứ tự ô nguyên tố, chu kì, nhóm) của M trong bảng tuần hoàn.

b. Viết cấu hình electron của các ion do M tạo ra.

2. Trong công thức hợp chất khí (ở điều kiện thường) của R với hidro có chứa 5,8824% hidro về khối lượng.

a.Tìm nguyên tố R.

b. Viết công thức cấu tạo (theo quy tắc bát tử) của oxit cao nhất, hợp chất khí với hidro, hidroxit tương ứng. Từ đó xác định liên kết hóa học có trong mỗi công thức?

Câu 3 (2,0 điểm)

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl.

Trả lời các câu hỏi sau.

a. Bình (1) đựng dung dịch gì? Bình (2) đựng dung dịch gì? Nêu vai trò của bình (1) và bình (2)?

b. Tại sao phải dùng bông tẩm dung dịch NaOH? Có thể thay bông tẩm NaOH bằng bông tẩm dung dịch KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2 được không?

c. Có thể thay MnO2 bằng chất nào sau đây: KMnO4, KClO3, KNO3, K2Cr2O7, CaCl2?

d. Khí Clo khô thu được ở bình tam giác có màu gì?

e. Nếu cho giấy màu ẩm vào bình tam giác sẽ có hiện tượng gì? Tại sao?

f. Viết phương trình hóa học điều chế Clo theo hình vẽ trên, cân bằng? Cho biết tỉ lệ số phân tử chất bị oxh trên số phân tử chất bị khử?

Câu 4 (3,0 điểm)

1. Cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron:

a. FexOy + H2SO4  → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

b. Al  +  NaNO3  +  NaOH  +  H2O  →  NaAlO2   +   NH3

c. Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 →  Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

2. Cho luồng khí Clo qua dung dịch KBr một thời gian dài. Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra?

Câu 5 (2,0 điểm)

Hỗn hợp X gồm Al, BaCO3, MgCO3. Lấy 10,65 gam X hòa tan hết vào 200 gam dung dịch HCl (dư 20 % so với lượng phản ứng) thấy có 2,464 lít khí ở (đktc) thoát ra và thu được dung dịch Y. Mặt khác lấy 0,2 mol X nhiệt phân hoàn toàn thu được 3,584 lít khí ở (đktc) .

a. Viết các phương trình hóa học xẩy ra.

b. Tính % khối lượng các chất trong X.

c. Tính C% các chất tan có trong dung dịch Y.

d. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M cần thêm vào dung dịch Y để thu được kết tủa lớn nhất?

Câu 6 (2,0 điểm)

Nung nóng 30,005 gam hỗn hợp X gồm KMnO4, KClO3 và MnO2, sau một thời gian thu được khí O2 và 24,405 gam chất rắn Y gồm K2MnO4, MnO2, KMnO4, KCl. Để tác dụng hết với hỗn hợp Y cần vừa đủ dung dịch chứa 0,8 mol HCl, thu được 4,844 lít khí Cl2 ở (đktc). Tính thành phần % khối lượng KMnO4 bị nhiệt phân.

Câu 7 (2,0 điểm)

Hòa tan 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu bằng 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X và hỗn hợp khí B. Thêm 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)

a. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong A.

b. Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch X.

Câu 8 (1,5 điểm)

Cho 27,06 gam mỗi axit H3PO2 và H3PO3 lần lượt tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, thu được muối khan có khối lượng tương ứng là 36,08 gam và 41,58 gam. Xác định công thức cấu tạo của hai axit trên.

Câu 9 (2,5 điểm)

Hỗn hợp X gồm hai kim loại Mg và R. Cho 8 gam X vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cho 16 gam X tác dụng được tối đa với 11,2 lít khí Cl2 (đktc).

a. Xác định kim loại R.

b. Trình bày sơ đồ tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp X mà không làm thay đổi khối lượng của mỗi kim loại so với hỗn hợp ban đầu.

---(Nội dung đáp án chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (2,0 điểm)

1) Phân tử M được tạo nên bởi ion X3+ và Y2-. Trong phân tử M có tổng số hạt p, n, e là 224 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 72 hạt. Tổng số hạt p, n, e trong ion X3+  ít hơn trong ion Y2- là 13 hạt. Số khối của nguyên tử Y lớn hơn số khối của nguyên tử X là 5 đơn vị. Xác định số hạt p, n, e của nguyên tử X, Y và công thức phân tử của M.

2) X, Y, R, A, B, M theo thứ tự là 6 nguyên tố liên tiếp trong Hệ thống tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 63 (X có số đơn vị điện tích hạt nhân nhỏ nhất).

a. Xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của X, Y, R, A, B, M.

b. Viết cấu hình electron của X2−, Y, R, A+, B2+, M3+. So sánh bán kính của chúng và  giải thích?

Câu 2: (2,0 điểm)

1) Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron.

a) MnO2  +  HCl  →  MnCl2 + Cl2 + H2O

b) FeO   +  HNO3 →  NO  +  Fe(NO3)3 + H2O

c) Cu + H2SO4 (đ) →  CuSO4 + SO2 + H2O

d) FeS2   +  H2SO4 (đ) →  Fe2(SO4)3  +  SO2   +  H2O

2) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:

a. Sục từ từ khí sunfurơ đến dư vào cốc chứa dung dịch KMnO4.

b. Dẫn khí hiđro sunfua vào dung dịch nước clo, sau đó nhỏ vào dung dịch sau phản ứng vài giọt dung dịch muối BaCl2.

c. Dẫn khí ozon vào dung dịch KI (có sẵn vài giọt phenolphtalein).

d. Dẫn khí hiđro sunfua vào dung dịch muối CuCl2 (màu xanh).

Câu 3: (2,0 điểm)

1) a. Axit sunfuric đặc được dùng làm khô những khí ẩm, hãy dẫn ra hai thí dụ. Có những khí ẩm không được làm khô bằng axit sunfuric đặc, hãy dẫn ra hai thí dụ. Vì sao?

b. Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than (được gọi là sự hóa than). Dẫn ra những thí dụ về sự hóa than của saccarozơ, vải sợi làm từ xenlulozơ (C6H10O5)n.

2) Hỗn hợp A gồm Al, Zn, S  dưới dạng bột mịn. Sau khi nung 33,02 gam hỗn hợp A (không có không khí) một thời gian, nhận được hỗn hợp B. Nếu thêm 8,296 gam Zn vào B thì hàm lượng đơn chất Zn trong hỗn hợp này bằng 1/2 hàm lượng Zn trong A.

Lấy 1/2 hỗn hợp B hòa tan trong H2SO4 loãng dư thì sau phản ứng thu được 0,48 gam chất rắn nguyên chất.

Lấy 1/2 hỗn hợp B thêm một thể tích không khí thích hợp (coi không khí chứa 20%O2 và 80% N2 theo thể tích). Sau khi đốt cháy hoàn toàn B, thu được hỗn hợp khí C gồm hai khí trong đó N2 chiếm 85,8% về thể tích và chất rắn D. Cho hỗn hợp khí C đi qua dung dịch NaOH dư thể tích giảm 5,04 lít (đktc).

a. Tính thể tích không khí (đktc) đã dùng.

b. Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong B.

Câu 4: (2,0 điểm)

1) Một oleum A chứa 37,869 % lưu huỳnh trong phân tử.

a) Hãy xác định công thức của A.

b) Trộn m1 gam A với m2 gam dung dịch H2SO4 83,30% được 200 gam oleum B có công thức H2SO4.2SO3. Tính m1 và m2.

2) A, B là các dung dịch HCl có nồng độ mol khác nhau. Lấy V lít dung dịch A cho tác dụng với AgNO3 dư thấy tạo thành 35,875 gam kết tủa. Để trung hòa V’ lít dung dịch B cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 0,3M. Trộn V lít dung dịch A với V’ lít dung dịch B thu được 2 lít dung dịch C (coi V + V’ = 2 lít).

a. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch C.

b. Lấy riêng 100 ml dung dịch A và 100 ml dung dịch B cho tác dụng với Fe dư thì lượng H2 thoát ra trong hai trường hợp chênh lệch nhau 0,448 lít (ở đktc). Tính nồng độ mol của các dung dịch A, B.                                                                     

Câu 5: (2,0 điểm)

1) a. Nhỏ từng giọt đến hết 125 ml dung dịch HCl 4M vào 375 ml dung dịch chứa đồng thời hai chất tan NaOH 0,4M và Na2SO3 0,8M đồng thời đun nhẹ để đuổi hết khí SO2. Thể tích khí SO2 thu được (ở đktc) là bao nhiêu?

b. Làm ngược lại câu a, nhỏ từng giọt đến hết 375 ml dung dịch chứa đồng thời hai chất tan NaOH 0,4M và Na2SO3 0,8M vào 125 ml dung dịch HCl 4M đồng thời đun nhẹ để đuổi hết khí SO2. Thể tích khí SO2 thu được (ở đktc) là bao nhiêu?

Coi hiệu suất các phản ứng là 100%.

2) Chia 15 gam một muối sunfua của kim loại R (có hóa trị không đổi) làm hai phần. Phần 1 tác dụng với dung dịch HCl dư tạo ra khí A. Phần 2 đốt cháy hết trong oxi vừa đủ thu được khí B. Trộn hai khí A và B với nhau thì thu được 5,76 gam chất rắn màu vàng và một khí dư thoát ra. Dùng một lượng NaOH (trong dung dịch) tối thiểu để hấp thụ vừa hết lượng khí dư này thì thu được 6,72 gam muối. Hãy xác định tên kim loại R. Biết tất cả các phản ứng đều có hiệu suất 100%.      

---(Nội dung đáp án chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (2,0 điểm)

1. Cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron:

a. FexOy + H2SO4   →  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

b. FeS2 + H2SO4  →   Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

c. Al + HNO3 →  Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O (tỉ lệ mol NO và N2O tương ứng là 3:1)

d. Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4  →  Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

2. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1. Viết cấu hình electron và xác định vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn.                                   

Câu 2 (2,0 điểm)

Dự đoán hiện tượng và viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra (nếu có) trong các thí nghiệm sau:

1. Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2CO3.

2. Sục khí SO2 vào dung dịch nước Br2.

3. Cho FeCl2 vào dung dịch chứa (H2SO4 loãng, KMnO4) dư.

4. Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư).

Câu 3 (2,0 điểm)

1. Từ dung dịch H2SO4 98% (D = 1,84 gam/ml) và dung dịch HCl 5M, trình bày phương pháp pha chế để được 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 1M và HCl 1M.

2. Trộn x (mol) tinh thể CaCl2.6H2O vào V1 lít dung dịch CaCl2 nồng độ C1 (mol/lít) (khối lượng riêng D1 gam/lít), thu được V2 lít dung dịch CaCl2 nồng độ C2 (mol/lít) (khối lượng riêng D2 gam/lít). Thiết lập biểu thức tính x theo V1, C1, C2, D1, D2.

Câu 4 (2,0 điểm)

Hòa tan hỗn hợp gồm FeCl3, MgCl2, CuCl2 vào nước được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch Na2S dư, thu được kết tủa Y. Mặt khác, nếu cho một lượng dư H2S tác dụng với X, thu được kết tủa Z. Xác định các chất có trong Y và Z. Giải thích bằng phương trình hoá học.                                           

Câu 5 (2,0 điểm)

1. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt các loại là 60, số hạt mang điện trong hạt nhân bằng số hạt không mang điện. Nguyên tử của nguyên tố Y có 11 electron p. Nguyên tử nguyên tố Z có 3 lớp electron và 1 electron độc thân. Viết cấu hình electron nguyên tử của X, Y, Z và xác định vị trí của chúng trong bảng hệ thống tuần hoàn.

2. Tổng số các hạt cơ bản trong ion Mn+ có là 80. Trong hạt nhân của M, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 4. Xác định tên nguyên tố M và viết cấu hình electron của Mn+.

Câu 6 (2,0 điểm)

1. Đốt cháy hoàn toàn 4,741 gam khí X trong oxi rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch NaOH 25% (khối lượng riêng D = 1,28 gam/ml) được dung dịch A. Nồng độ của NaOH trong dung dịch A giảm đi 1/4 so với nồng độ của NaOH trong dung dịch ban đầu. Dung dịch A có thể hấp thu tối đa 17,92 lít khí CO2 (ở đktc). Xác định X và sản phẩm đốt cháy của X.

2. Cho m gam hỗn hợp X gồm FexOy, Fe, MgO, Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 129,4 gam muối và 0,3 mol hỗn hợp khí Y gồm N2O và NO có khối lượng 9,56 gam. Mặt khác, nếu cho m gam hỗn hợp X ở trên tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 104 gam muối và 0,7 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Tính m.

Câu 7 (2,0 điểm)

Hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M (hóa trị n không đổi). Hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư được dung dịch A và V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Hấp thụ hết lượng SO2 trên bằng 500 ml dung dịch NaOH 0,2M thu được dung dịch chứa 5,725 gam chất tan.

- Thêm vào m gam X một lượng kim loại M gấp đôi lượng kim loại M có trong X, thu được hỗn hợp Y. Cho Y tan hết trong dung dịch HCl dư thu được 1,736 lít khí H2 (đktc).

- Thêm vào m gam X một lượng Fe bằng lượng Fe có trong X, thu được hỗn hợp Z. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch B chứa 5,605 gam muối.

1. Tính V.

2. Xác định kim loại M và tính thành phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp X.

Câu 8 (2,0 điểm)

Hỗn hợp rắn X gồm KClO3, KCl, BaCl2 và Ba(ClO3)2. Nung nóng 103,95 gam X với cacbon vừa đủ, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 13,44 lít (đktc) khí CO2 duy nhất và hỗn hợp rắn Y gồm KCl và BaCl2. Cho Y tác dụng vừa đủ 522 gam dung dịch K2SO4 10%, lọc bỏ kết tủa được dung dịch Z. Lượng KCl trong dung dịch Z gấp 9 lần lượng KCl trong hỗn hợp X. Tính phần trăm khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp X.

Câu 9 (2,0 điểm)

Bộ dụng cụ điều chế khí được bố trí như hình vẽ sau:

Với bộ dụng cụ trên, có thể dùng để điều chế những chất khí nào trong số các khí sau: Cl2, H2, O2, SO2, CO2? Giải thích. Viết phương trình phản ứng điều chế các khí đó (mỗi khí chọn một cặp chất A, B thích hợp).

Câu 10 (2,0 điểm)

Cho 82,05 gam hỗn hợp X gồm 3 muối MgCl2, BaCl2, KCl tác dụng với 900ml dung dịch AgNO3 2M, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và kết tủa Z. Lọc lấy kết tủa Z, cho 33,6 gam bột sắt vào dung dịch Y, sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn T và dung dịch M. Cho T vào dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít H2 (đktc). Cho NaOH dư vào dung dịch M thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí dư ở nhiệt độ cao thu được 36 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp X.

---(Nội dung đáp án chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu I:

 Nguyên tử của nguyên tố R ở trạng thái cơ bản có tổng số electron ở các phân lớp s là 7.

a. Viết cấu hình electron nguyên tử của R ở trạng thái cơ bản, xác định tên nguyên tố R.

b. Với R có phân lớp 3d đã bão hoà, hoà tan hoàn toàn m gam một oxit của R trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư sinh ra 0,56 lít (điều kiện tiêu chuẩn) khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Toàn bộ lượng khí SO2 trên phản ứng vừa đủ với 2 lít dung dịch KMnO4 thu được dung dịch T (coi thể tích dung dịch không thay đổi).

- Viết các phương trình hoá học, tính m và tính nồng độ mol/l của dung dịch KMnO4 đã dùng.

- Tính pH của dung dịch T (bỏ qua sự thủy phân của các muối).

Biết axit H2SO4 có Ka1  = +∞; Ka2  = 10-2.

Câu II:

1. Thêm 1ml dung dịch MgCl2 1M vào 100 ml dung dịch NH3 1M và NH4Cl 1M được 100 ml dung dịch A, hỏi có kết tủa Mg(OH)2 được tạo thành hay không?

Biết: =10-10,95 và = 10-4,75.

2. Tính pH của dung dịch thu được khi trộn lẫn các dung dịch sau:

a. 10ml dung dịch CH3COOH 0,10M  với 10ml dung dịch HCl có pH = 4,00

b. 25ml dung dịch CH3COOH có pH = 3,00  với 15ml dung dịch KOH có pH = 11,00

c. 10ml dung dịch CH3COOH có pH = 3,00 với 10ml dung dịch axit fomic (HCOOH) có pH=3,00.

Biết Ka của CH3COOH và HCOOH lần lượt là 10-4,76 và 10-3,75 (Khi tính lấy tới chữ số thứ 2 sau dấu phẩy ở kết quả cuối cùng).

Câu III:

1. Cho 2,16 gam hỗn hợp gồm Al và Mg tan hết trong dung dịch axit HNO3 loãng, đun nóng nhẹ tạo ra dung dịch A và 448 ml (đo ở 354,9 K và 988 mmHg) hỗn hợp khí B gồm 2 khí không màu, không đổi màu trong không khí. Tỉ khối của B so với oxi bằng 0,716 lần tỉ khối của CO2 so với nitơ. Làm khan A một cách cẩn thận thu được chất rắn D, nung D đến khối lượng không đổi thu được 3,84 gam chất rắn E. Tính khối lượng D và thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

2. Cho 20 gam hỗn hợp A gồm FeCO3, Fe, Cu, Al phản ứng với 60 ml dung dịch NaOH 2M được 2,688 lít hiđro. Thêm tiếp vào bình sau phản ứng 740 ml dung dịch HCl 1M và đun nóng đến khi ngừng thoát khí, được hỗn hợp khí B, lọc tách được cặn C (không chứa hợp chất của Al). Cho B hấp thụ từ từ vào dung dịch nước vôi trong dư được 10 gam kết tủa. Cho C phản ứng hết với HNO3 đặc nóng dư thu được dung dịch D và 1,12 lít một khí duy nhất. Cho D phản ứng với dung dịch NaOH dư được kết tủa E. Nung E đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tính khối lượng mỗi chất trong A, tính m, biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

Câu IV:

Đốt cháy hoàn toàn 0,047 mol hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon mạch hở rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,0555M được kết tủa và dung dịch M. Lượng dung dịch M nặng hơn dung dịch Ca(OH)2 ban đầu là 3,108 gam. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch M thấy có kết tủa lần 2 xuất hiện. Tổng khối lượng kết tủa hai lần là 20,95 gam. Cùng lượng hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch Br2 0,09M. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của các hiđrocacbon biết có 2 chất có cùng số nguyên tử cacbon, phân tử khối các chất trong X đều bé hơn 100 và lượng hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch AgNO3 0,2M trong NH3 được 3,18 gam 1 kết tủa.

Câu V:

1. Hợp chất X có công thức phân tử C6H10 tác dụng với hiđro theo tỉ lệ mol 1: 1 khi có chất xúc tác. Cho X tác dụng với dung dịch KMnO4 trong H2SO4 loãng, đun nóng thu được HOOC(CH2)4COOH.

a. Xác định công thức cấu tạo, gọi tên X và viết phương trình phản ứng

b. Viết phương trình phản ứng oxi hoá X bằng dung dịch KMnO4 trong nước

2. Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon đồng phân A, B, C. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 5,75 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M thu được kết tủa và khối lượng dung dịch tăng lên 5,08 gam. Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch thu được, kết tủa lại tăng thêm, tổng khối lượng kết tủa 2 lần là 24,305 gam.

a. Xác định công thức phân tử của 3 hiđrocacbon

b. Xác định công thức cấu tạo A, B, C biết:

- Cả 3 chất đều không làm mất màu dung dịch brom.

- Khi đun nóng với dung dịch KMnO4 loãng trong H2SO4 thì A và B đều cho cùng sản phẩm C9H6O6 còn C cho sản phẩm C8H6O4.

- Khi đun nóng với brom có mặt bột sắt A chỉ cho một sản phẩm monobrom. Còn chất B, C mỗi chất cho 2 sản phẩm monobrom

Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra

Câu VI:

1. Khí N2O4 kém bền, bị phân ly một phần theo phương trình:  N2O4 (khí)  ⇔ 2NO2 (khí)      (1)

Thực nghiệm cho biết các số liệu sau khi (1) đạt tới trạng thái cân bằng ở áp suất chung 1 atm:

Nhiệt độ (0oC)

35

45

M h (g)   

72,450

66,800

(Mh là khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí ở trạng thái cân bằng)

a. Tính độ phân ly a của N2O4 ở các nhiệt độ đã cho.

b. Tính hằng số cân bằng K của (1) ở mỗi nhiệt độ trên.

c. Cho biết (1) là phản ứng thu nhiệt hay tỏa nhiệt. Giải thích?

(Khi tính lấy tới chữ số thứ 3 sau dấu phẩy).

2. Có các phân tử XH3

a. Hãy cho biết dạng hình học của các phân tử PH3 và AsH3.

b. So sánh  góc liên kết HXH giữa hai phân tử trên và giải thích.

c. Những phân tử nào sau đây có phân tử phân cực ? Giải thích ngắn gọn BF3, NH3, SO3, PF3.

---(Nội dung đáp án chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi chọn HSG môn Hóa học 10 có đáp án năm 2021 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới. 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?