Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Hóa học có đáp án năm 2021 Trường THPT Tôn Thất Tùng

TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC

Thời gian 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1:  Độ rượu là

A. số mol rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước.

B. số ml rượu etylic có trong 1000ml hỗn hợp rượu với nước.

C. số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước.

D. số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước.

Câu 2:  Công thức cấu tạo thu gọn của rượu etylic là:

A. CH3­­-CH2-OH            B. CH3-O-CH3               C. CH3OH                       D. CH3-O-C2H5

Câu 3: Số ml rượu etylic có trong 500 ml rượu 400 là:

A. 20ml                         B. 200ml                        C. 2ml                              D. 0,2ml

Câu 4:  Đun nóng axit axetic với rượu etylic có axit sunfuric làm xúc tác thì người ta thu được 1 chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước và nổi trên mặt nước. Sản phẩm đó là?

A. đimetyl ete                 B. etyl axetat               C. rượu etylic                 D. metan

Câu 5:  Cho 18 gam một ancol (X) thuộc dãy đồng đẳng của ancol etylic tác dụng với natri dư thu được 3.36 dm3 khí H2 (đktc). Công thức phân tử của (X) là:

A. CH4O                              B. C2H6O                       C. C3H8O                       D. C4H10O

Câu 6:  Ancol etylic phản ứng được với natri vì?

A. Trong phân tử có nguyên tử oxi

B. Trong phân tử có nguyên tử hidro và nguyên tử oxi

C. Trong phân tử có nguyên tử cacbon, hidro và oxi

D. Trong phân tử có nhóm -OH

Câu 7:  Ancol etylic có khả năng tan tốt trong nước là do:

A. Ancol etylic tạo được liên kết hidro với nước

B. Ancol etylic uống được

C. Ancol etylic là chất lỏng

D. Ancol etylic chứa cacbon và hidro

Câu 8:  Ancol etylic được điều chế từ nguồn nào sau đây?

A. Tinh bột                           B. Glucozo                      C. Etilen                          D. Cả ba đáp án trên

Câu 9:  Trên nhãn chai ancol có ghi số 40. Ý nghĩa của con số ghi trên là:

A. Trong 100gam Ancol có 40 gam Ancol etylic nguyên chất

B. Nhiệt độ sôi của Ancol etylic là 40 độ C

C. Trong 100ml Ancol có 40 ml Ancol etylic nguyên chất

D. Nhiệt độ đông đặc của Ancol etylic à 40 độ C

Câu 10:  Ancol etylic có lẫn một ít nước, có thể dùng chất nào sau đây để làm khan ancol?

A. CaO                                 B. H2SO4 đặc                 C. CuSO4 khan               D. Cả ba đáp án trên

Câu 11:  Từ Ancol etylic người ta có thể điều chế được sản phẩm nào sau đây?

A. Axit axetic                                                               B. Cao su tổng hợp

C. Etyl axetat                                                               D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 12:  Hòa tan 84 gam Ancol etylic vào nước để được 300 ml dung dịch ancol. Biết Dancol = 0,8 g/cm3, Dnước = 1g/cm3 và thể tích không khí không hao hụt khi pha trộn/ Nồng độ phần trăm và độ ancol của dung dịch thu được là:

A.   30,11% và 35˚               B. 35,11% và 35˚             C. 40,11% và 30˚            D. 45,11% và 40˚

Câu 13:  Cho 450ml anco 35˚. Từ ancol này có thể pha chế được bao nhiêu ít ancol 15˚?

A. 1 lít                                  B. 1,2 lít                           C. 1,1 lít                          D. 1,05 lít

Câu 14:  Ancol etylic cháy theo phương trình phản ứng: C2H6O + O2  →t∘ CO2 + H2O. Hệ số cân bằng của phương trình lần lượt là:

A. 2, 3, 4, 5                          B. 2, 3, 2, 3                      C. 1, 3, 2, 3                      D. 1, 3, 3, 3

Câu 15:  Lấy 12,5 ml dung dịch ancol 92˚ tác dụng với natri dư, biết Dancol = 0,8 g/cm3, Dnước = 1g/cm3. Thể tích khí hidro thu được là:

A. 1,86 lít                             B. 0,86 lít                         C. 3,86 lít                        D. 2,86 lít

Câu 16:  Một bạn học sinh lấy từ phòng thí nghiệm ra 80ml một loại ancol etylic chưa rõ độ ancol và tiến hành đốt cháy hoàn toàn. Sản phẩm sinh ra được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 236,52 gam kết tủa. Biết khối lượng riêng của ancol nguyên chất là 0,8 g/ml. Độ ancol mà bạn học sinh này đã lấy là:

A. 85˚                                   B. 92˚                               C. 90˚                              D. 95˚

Câu 17:  Trong công nghiệp, ancol etylic được điều chế bằng cách cho khí etilen hợp với nước dư có axit H2SO4 loãng làm xúc tác. Nếu dùng 7,84 dm3 khí C2H4 lội qua nước thì thu được bao nhiêu gam ancol? Biết H= 50%.

A. 8,05 gam                          B. 7,05 gam                     C. 6,05 gam                     D. 5,05 gam

Câu 18:  Cho hỗn hợp (A) gồm ancol etylic và một ancol (Y) cùng dãy đồng đẳng của ancol etylic. Cho 3,88 gam (A) tác dụng hoàn toàn với kim loại kali, khí hidro thoát ra được dẫn hết qua ống đựng bột CuO dư nung nóng, thu được 1,92 gam đồng. Biết nancol: nY= 1: 2. CTPT của ancol (Y) đem dùng là:

A. CH3OH                           B. C3H7OH                    C. C4H9OH                    D. C5H11OH

Câu 19:  CTPT của ancol dạng C4H10O có bao nhiêu CTCT khác nhau?

A. 1                                      B. 2                                  C. 3                                  D. 4

Câu 20:  Để đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ancol có công thức CnH2n+1OH thì cần 10,08 lít khí oxi (đktc). CTPT của ancol là:

A. CH3OH                           B. C2H5OH                    C. C3H7OH                    D. C4H9OH

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

A

6

D

11

D

16

A

2

A

7

A

12

A

17

A

3

B

8

D

13

D

18

C

4

B

9

C

14

C

19

D

5

C

10

B

15

D

20

C

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1:  Ứng dụng nào sau đây không phải của axit axetic?

A. Pha giấm ăn

B. Sản xuất dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc diệt côn trùng

C. Sản xuất cồn

D. Sản xuất chất dẻo, tơ nhân tạo

Câu 2:  Để phân biệt C2H5OH và CH3COOH, ta dùng hóa chất nào sau đây là đúng?

A. Na                             B. Dung dịch AgNO3           C. CaCO3                       D. Dung dịch NaCl

Câu 3:  Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp: 

1, Lên men giấm ancol etylic

2, Oxi hóa không hoàn toàn andehit axetic

3, Oxi hóa không hoàn toàn Butan

4, Cho metanol tác dụng với cacbon oxit. Trong những phản ứng trên, số phản ứng tạo ra axit axetic

A. 1                                      B. 2                                  C. 3                                  D. 4

Câu 4:  Yếu tố nào không làm tăng hiệu suất phản ứng este hóa giữa axit axetic và etanol?

A. Dùng H2SO4 đặc làm xúc tác                                 B. Chưng cất este tạo ra

C. Tăng nồng độ axit hoặc ancol                                 D. Lấy số mol ancol và axit bằng nhau

Câu 5:  Vì sao nhiệt độ sôi của axit thường cao hơn ancol tương ứng?

A. Vì ancol không có liên kết hidro, axit có liên kết hidro

B. Vì liên kết hidro của axit bền hơn của ancol

C. Vì khối lượng phân tử của axit lớn hơn

D. Vì axit có 2 nguyên tử oxi

Câu 6:  Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ

A. 2% đến 5%                      B. 6% đến 10%                C. 11% đến 14%             D. 15% đến 18%

Câu 7:  Chia a gam axit axetic thành 2 phần bằng nhau: 

-Phần 1: trung hòa vừa đủ bởi 0,5 lít dung dịch NaOH 0,4 M

-Phần 2: thực hiện phản ứng este hóa với ancol etylic thu được m gam este ( giả sử hiệu suất phản ứng là 100%). Vậy m có giá trị là:

A. 16,7 gam                          B. 17,6 gam                     C. 16,8 gam                     D. 18,6 gam

Câu 8:  Để tách các chất ra khỏi nhau từ hỗn dung dịch chứa axit axetic và ancol etylic, có thể tiến hành theo trình tự nào sau đây?

A. Dùng CaCO3, chưng cất, sau đó tác dụng với H2SO4

B. Dùng CaCCl2, chưng cất, sau đó tác dụng với H2SO4

C. Dùng Na2O, sau đó cho tác dụng với H2SO4

D. Dùng NaOH, sau đó cho tác dụng với H2SO4

Câu 9:  Cho axit có nồng độ x% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH có nồng độ 10% thì thu được dung dịch muối có nồng độ 10,25%. Vậy x có giá trị là:

A. 20%                                 B. 16%                             C. 17%                            D. 15%

Câu 10:  Phương pháp được xem là hiện đại để điều chế axit axetic là:

A. Tổng hợp từ CH3OH và CO                               B. Phương pháp oxi hóa CH3CHO

C. Phương pháp lên men giấm từ ancol etylic         D. Điều chế từ muối axetat

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 20 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

C

6

A

11

D

16

D

2

C

7

B

12

B

17

B

3

D

8

A

13

C

18

A

4

D

9

D

14

D

19

A

5

B

10

A

15

C

20

C

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1:  Chọn câu đúng nhất trong các câu sau:

A. Dầu ăn là este

B. Dầu ăn là este của glixerol

C. Dầu ăn là một este của glixerol và axit béo

D. Dầu ăn là hỗn hợp nhiều este của glixerol và các axit béo

Câu 2:  Khi đun nóng chất béo với kiềm, thu được:

A. Glixerol và axit vô cơ                                              B. Glixerol và hai axit béo

C. Glixerol và hỗn hợp muối của axit vô cơ                D. Glixerol và hỗn hợp của các axit béo

Câu 3:  Có thể làm sạch vết dầu mỡ dính vào quần áo bằng cách nào sau đây?

A. Giặt bằng nước                                                        B. Tẩy bằng cồn 95∘

C. Tẩy bằng xăng                                                         D. Tẩy bằng xà phòng

Câu 4:  Xà phòng hoá chất nào sau đây thu được glixerol ?

A. tristearin                          B. metyl axetat                C. metyl fomat                D. benzyl axetat

Câu 5:  Xà phòng hóa 36,4 kg một chất béo có chỉ số axit bằng 4 thì cần dùng vừa đúng 7,366 kg KOH. Nếu hiệu suất của các phản ứng đều đạt là 100% thì khối lượng của xà phòng thu được là:

A. 39,765kg                         B. 39,719kg                     C. 31,877kg                     D. 43,689 kg

Câu 6:  Phát biểu nào dưới đây không đúng ?

A. Chất béo không tan trong nước.

B. Phân tử chất béo chứa nhóm chức este.

C. Dầu ăn và dầu mỏ có cùng thành phần nguyên tố.

D. Chất béo còn có tên là triglixerit.

Câu 7:  Để thủy phân hoàn toàn 8,58 kg một loại chất béo cần vừa đủ 1,2 kg NaOH, thu được 0,368 kg glixerol và m kg hỗn hợp muối của các axit béo. Khối lượng xà phòng bánh thu được là bao nhiêu? Biết muối của các axit béo chiếm 60% khối lượng xà phòng

A. 15,69kg                           B. 20kg                            C. 17kg                            D. 18kg

Câu 8:  Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là

A. 0,20.                                B. 0,15.                            C. 0,30.                            D. 0,18.

Câu 9:  Để điều chế được 2 tấn C17H33COONa dùng làm xà phòng, thì khối lượng chất béo (C17H33COO)3C3H5 đem dùng là bao nhiêu, biết sự hao hụt trong sản xuất là 16%?

A. 2 tấn                                B. 3 tấn                            C. 2,31 tấn                       D. 3,31 tấn

Câu 10:  Để sản xuất xà phòng người ta đun nóng axit béo với dung dịch NaOH, Tính Khối lượng glixerol thu được trong quá trình xà phòng hóa 2,225 kg tristearin có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH (coi như phản ứng này xảy ra hoàn toàn)?

A. 1,78 kg                            B. 0,184 kg                      C. 0,89 kg                        D. 1,84 kg

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 20 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

D

6

C

11

A

16

C

2

D

7

A

12

A

17

D

3

C

8

B

13

C

18

A

4

A

9

C

14

D

19

D

5

A

10

B

15

A

20

D

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1:  Trong chế tạo ruột phích người ta thường dùng phương pháp nào sau đây:

A. Cho axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3

B. Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3

C. Cho axit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3

D. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3

Câu 2:  Glucozo không thuộc loại :

A.  hợp chất tạp chức.                                          B.  cacbohidrat.

C.  monosaccarit.                                                 D.  đisaccarit.

Câu 3:  Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Glucozơ tác dụng được với nước brom.

B. Khi glucozơ tác dụng với CH3COOH (dư) cho este 5 chức.

C. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.

D. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau.

Câu 4:  Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với

A. Kim loại Na

B. Cu(OH)ở nhiệt độ thường

C. AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng

D. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng

Câu 5:  Đun nóng dung dịch chứa 27g glucozo với dd AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag thu được tối đa

A.  21,6g.                             B.  10,8g.                         C.  32,4g                          D.  16,2g.

Câu 6:  Cho 3 chất: Glucozơ, axit axetic, glixerol. Để phân biệt 3 chất trên chỉ cần dùng 2 hoá chất là

A. Dung dịch Na2CO3 và Na                                       B. Ag2O/dd NH3 và quỳ tím

C. Dung dịch NaHCO3 và dung dịch AgNO3             D. Quỳ tím và Na

Câu 7:  Từ glucozo, điều chế cao su buna theo sơ đồ sau đây: glucozo → rượu etylic →butadien1,3→caosubuna. Hiệu suất của quá trình điều chế là 75%, muốn thu được 32,4kg cao su thì khối lượng glucoz cần dùng là :

A.  144kg                             B.  108kg.                        C.  81kg.                          D.  96kg.

Câu 8:  Phản ứng nào sau đây không tạo ra glucozơ:

A. Lục hợp HCHO xúc tác Ca(OH)2                           B. Tam hợp CH3CHO

C. Thủy phân mantozơ                                                 D. Thủy phân saccarozơ

Câu 9:  Cho 50ml dd glucoz chưa rõ nồng độ, tác dụng với một lượng dư dd AgNO3/ NH3 thu được 2,16g kết tủa bạc. Nồng độ mol của dd đã dùng là:

A.  0,2M                               B.  0,1M                          C.  0,01M.                       D.  0,02M

Câu 10: Cho các phản ứng sau:

1) HOCH2-(CHOH)4-CHO + Ag2O → HOCH2-(CHOH)4-COOH + 2Ag

2) HOCH2-(CHOH)4-CHO + H2 →  HOCH2-(CHOH)4CH2OH

3) HOCH­2-(CHOH)4-CHO → 2C2H5OH + 2CO2

Những phản ứng nào sau đây để phát hiện glucozo trong nước tiểu người bệnh đái tháo đường

A.  (1; 3)                               B.  (1; 4)                          C.  (2; 3)                          D.  (1)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 20 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

D

6

B

11

C

16

C

2

D

7

A

12

A

17

A

3

B

8

B

13

B

18

B

4

A

9

A

14

D

19

A

5

C

10

D

15

A

20

A

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Viết phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có):

a) CH4 + Cl2 (tỉ lệ mol 1:1) →

b) C2H4 + H2O →

c) CaC2 + H2O  →

d) C2H5OH + Na →

e) CH3COOH + NaOH →

g) (RCOO)3C3H5 + NaOH →

Câu 2: 

a) Viết công thức cấu tạo của C2H2 và C2H6.

b) Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt hai khí: metan (CH4) và etilen (C2H4). Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

c) Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong 2 thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Đun nóng hỗn hợp benzen và brom (xúc tác bột sắt).

- Thí nghiệm 2: Cho vài giọt dầu ăn vào ống nghiệm đựng nước, lắc nhẹ, sau đó để yên.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CH4 và C2H6. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 30 gam kết tủa.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b) Tính thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong X.

Câu 4: 

a) Trên nhãn một chai cồn y tế có ghi: Cồn 70o. Nêu ý nghĩa của con số trên và tính thể tích rượu etylic nguyên chất có trong 50 ml cồn 70o.

b) Đun sôi hỗn hợp gồm 9,2 gam rượu etylic và 6,0 gam axit axetic (xúc tác H2SO4 đặc) một thời gian thu được 5,28 gam etyl axetat. Tính hiệu suất của phản ứng giữa rượu và axit.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Hóa học có đáp án năm 2021 Trường THPT Tôn Thất Tùng, để xem nội dung đềy đủ, chi tiết vuii lòng truy cập vào hệ thống Chúng tôi!

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục khác tại đây:

Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?