TRƯỜNG THCS LƯU VĂN LANG | KÌ THI THỬ VÀO LỚP 10 CHUYÊN MÔN THI: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 150 phút |
1. ĐỀ 1
Câu I:
1. Trình bày hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất vào ngày 22 tháng 6 và giải thích nguyên nhân.
2. Sự phân bố lục địa và đại dương ảnh hưởng như thế nào đến đặc điểm khí hậu trên Trái Đất?
Câu II:
1. Trình bày ảnh hưởng của vị trí địa lí tới khí hậu nước ta.
2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu ở khu Đông Bắc Bắc Bộ.
Câu III:
1. Phân biệt cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ.
2. Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội?
Câu IV:
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh và giải thích cơ cấu cây trồng của hai vùng : Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
Câu V:
Cho bảng số liệu:
Diện tích, dân số của các vùng ở nước ta năm 2015
Các vùng | Diện tích (*) (Km2) | Dân số trung bình (Nghìn người) |
Cả nước | 330.966,9 | 91.713 |
Trung du và miền núi phía Bắc | 95.266,8 | 11.804 |
Đồng bằng sông Hồng | 21.060,0 | 20.925 |
Bắc Trung Bộ | 51455,6 | 10473 |
Duyên hải miền Trung | 44376,8 | 9185 |
Tây Nguyên | 54.641,0 | 5.608 |
Đông Nam Bộ | 23.590,7 | 16.128 |
Đồng bằng sông Cửu Long | 40.576,0 | 17.590 |
(*) Diện tích có đến 01/01/2014 theo Quyết định số 1467/QĐ-BTNMT ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nguồn Tổng cục thống kê.
1. Tính mật độ dân số các vùng và cả nước năm 2015.
2. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện mật độ dân số của các vùng trong cả nước năm 2015.
3. Qua bảng số liệu trên và biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét về tình hình phân bố dân
cư ở nước ta và giải thích nguyên nhân.
ĐÁP ÁN
CÂU | Ý | NỘI DUNG | |||||||
I | 1 | Vào ngày 22 tháng 6, độ dài ngày, đêm diễn ra trênTrái Đất như sau: - Mọi nơi ở BBC có ngày dài hơn đêm và ở NBC ngược lại.
*Nguyên nhân: Do vào ngày 22 tháng 6, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến bề mặt Trái Đất tại Chí tuyến Bắc lúc 12 giờ trưa. BBC ngả về phía Mặt Trời, NBC chếch xa Mặt Trời nhất. Vòng phân chia sáng tối đi qua sau cực Bắc và trước cực Nam dẫn tới thời gian chiếu sáng và diện tích chiếu sáng chênh lệch giữa hai bán cầu. | |||||||
|
| ||||||||
|
| ||||||||
|
| ||||||||
|
| ||||||||
| 2 | Sự phân bố lục địa và đại dương đã ảnh hưởng đến khí hậu Trái Đất:
| |||||||
|
| ||||||||
|
| ||||||||
|
| ||||||||
II | 1 | Vị trí địa lí có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu nước ta? - Vị trí địa lí => KH nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa: + Nằm trong vùng nội chí tuyến, lãnh thổ nước ta hàng năm nhận được lượng nhiệt lớn nên khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới. + Giáp biển Đông, biển tăng cường độ ẩm và lượng mưa tạo cho khí hậu nước ta có tính chất ẩm. + Nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á, nên thời tiết thay đổi thất thường, khí hậu phân hóa theo mùa và có nhiều thiên tai… - Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ làm cho khí hậu nước ta có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam. | |||||||
|
| ||||||||
| 2 | Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phântích mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu ở khu Đông Bắc. | |||||||
|
|
|
| ||||||
| |||||||||
| |||||||||
| |||||||||
{-- Nội dung đáp án câu 3 đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--} |
| ||||||||
IV |
| Dựa vào átlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh và giải thích cơ cấu cây trồng của hai vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. |
| ||||||
|
| * Giống nhau:
+ Do đều có sự phân hoá khí hậu theo độ cao, trên 1000m có khí hậu cận nhiệt. + Đều có những điều kiện thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp: Diện tích đất feralit rộng lớn,khí hậu thích hợp. + Cả hai vùng đều có sự phân hoá đa dạng của các điều kiện tự nhiên nên có thể đa dạng hoá cây trồng. * Khác nhau:
+ Do TDMNBB có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, đất Feralit đỏ vàng, có thêm đai cao ôn đới trên núi nên có thể sx cả cây dược liệu tạo nên thế mạnh chủ yếu của vùng là các cây cận nhiệt và ôn đới. + Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm và đất đỏ bazan màu mỡ nên thích hợp cho các loại cây công nghiệp nhiệt đới. |
| ||||||
V | 1 | Tính mật độ dân số các vùng: Công thức tính mật độ dân số: MDDS = Dân số vùng /Diện tích vùng tương ứng (người / km2) |
| ||||||
|
Các vùng | Mật độ dân số (người/km2) |
|
| |||||
Cả nước | 277 |
| |||||||
Trung du và miền núi phía Bắc | 124 |
| |||||||
Đồng bằng sông Hồng | 994 |
| |||||||
Bắc Trung Bộ | 204 |
| |||||||
Duyên hải miền Trung | 207 |
| |||||||
|
|
| Tây Nguyên | 103 |
|
| |||
Đông Nam Bộ | 684 |
| |||||||
Đồng bằng sông Cửu Long | 433 |
| |||||||
2 | Vẽ biểu đồ -Vẽ biểu đồ cột, mỗi vùng là một cột. -Yêu cầu vẽ đẹp, chính xác, có chú giải đầy đủ. |
| |||||||
3 | Nhận xét về tình hình phân bố dân cư:
+ Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình cả nước: ĐBSH, ĐNB và ĐBSCL. Đặc biệt, ĐBSH có mật độ dân số cao nhất cả nước, gấp 3,6 lần mật độ trung bình cả nước. Do điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi cho sản xuất và cư trú (địa hình đồng bằng, đất phù sa,nguồn nước dồi dào,cơ sở hạ tầng tốt…) + Các vùng có mật độ dân số thấp hơn trung bình cả nước: Tây Nguyên,TDMN Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Trong đó, thấp nhất là Tây Nguyên với 103 người/km2. Do điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội không thuận lợi cho cư trú và sản xuất (Địa hình chủ yếu là đồi núi đất Feralit, đất cát pha,cơ sở hạ tầng nghèo nàn lạc hậu,hay xảy ra thiên tai …) + Chênh lệch giữa vùng có mật độ cao nhất và vùng có mật độ thấp nhất rất lớn: ĐBSH (994 người/km2) gấp 9,7 lần so với Tây Nguyên (103 người/km2). Do ĐBSH hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí,về tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội nên kinh tế phát triển mạnh, toàn diện. Có nhiều trung tâm kinh tế tài chính ,thương mại , đầu mối giao thông lớn. Lại có thủ đô Hà Nội, các đô thị lớn, có lịch sử khai thác phát triển lâu đời .Là vùng thâm canh lúa nước cao. Trong khi Tây Nguyên kinh tế còn chậm phát triển, chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp. |
|
2. ĐỀ 2
Câu 1:
a. Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km. Trên một bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa Hà Nội và Hải Phòng là 15 cm. Bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu?
b. Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền, ngược lại về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liên?
Câu 2: Cho bảng số liệu sau:
Số lượt khách du lịch và doanh thu từ du lịch của nước ta giai đoạn 2009 – 2012
Năm | 2000 | 2003 | 2006 | 2007 | 2012 |
Khách nội địa (triệu lượt) | 11,2 | 13,5 | 17,5 | 19,1 | 32,5 |
Khách quốc tế (triệu lượt) | 2,1 | 2,4 | 3,6 | 4,2 | 6,8 |
Doanh thu (nghìn tỉ đồng) | 17,4 | 22,0 | 51,0 | 56,0 | 160,0 |
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, NXB Thống 2, 2014
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng của khách nội địa, khách quốc tế và doanh thu từ du lịch của nước ta giai đoạn 2000 - 2012
b. Tại sao số lượt khách quốc tế có tốc độ tăng nhanh hơn số lượt khách nội địa?
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau:
Câu 3:
a. Trình bày hoạt động gió mùa và hệ quả của hoạt động gió mùa đối với sự phân mùa khác nhau trên lãnh thổ nước ta?
b. Tại sao mùa khô và mùa mưa ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ tương phản sâu sắc hơn ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
Câu 4: Phân tích tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp ở nước ta. Việc phát triển cây công nghiệp có ý nghĩa như thế nào về kinh tế - xã hội và môi trường?
Câu 5:
a. Xác định vị trí địa lý vùng Bắc Trung Bộ. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
b. Nêu phương hướng bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo ở nước ta.
ĐÁP ÁN
Câu 1:
a) Tỉ lệ bản đồ: 1: 700 000
b) Vì nước có nhiệt dung lớn hơn đất nên hấp thụ và tỏa nhiệt chậm hơn đất, nên:
- Vào mùa hạ, vùng nước ven bờ hấp thụ nhiệt từ Mặt Trời chậm hơn vùng đất ven bờ làm cho nhiệt độ của nước biển thấp hơn của mặt đất.Do đó không khí gần biển mát hơn không khí trong đất liền.
- Vào mùa đông, vùng nước ven bờ tỏa nhiệt chậm hơn vùng đất làm cho nhiệt độ của nước biển cao hơn nhiệt độcủa mặt đất. Do đó không khí gần biển ấm hơn không khí trong đất liền.
Câu 2:
a)
- Vẽ biểu đồ đường tốc độ tăng trưởng xuất phát từ gốc 100% trên trục tung( lấy năm 2000 làm gốc =100%)
- Yêu cầu biểu đồ vẽ đẹp, chính xác khoảng cách năm, có đầy đủ chú giải ,tên biểu đồ, số liệu trên biểu đồ.Nếu vẽ các loại biểu đồ khác thì không cho điểm.
b) Số khách du lịch quốc tế tăng nhanh hơn số khách du lịch nội địa trong thời gian từ 2000 đến 2012.Vì trong thời gian qua:
- Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch.Coi đây là một lĩnh vực kinh tế mũi nhọn.Đồng thời do tác động của chính sách mở cửa tăng cường giao lưu quốc tế và tác động của xu thế toàn cầu hóa...
- Ngành du lịch nước ta có sự tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kết cấu hạ tầng du lịch, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ tổ chức và quản lí du lịch, tăng cường hoạt động quảng bá du lịch ra nước ngoài...
- Nguồn tài nguyên du lịch của nước ta rất đa dạng và phong phú và đang ngày càng được khai thác hiệu quả
- Tình hình chính trị xã hội nước ta ổn định...
Câu 3
a) * Hoạt động của gió mùa:
Trong năm nước ta có sự hoạt động luân phiên theo mùa của hai loại gió:GMMĐ và GMMH.Gió mùa hoạt động xen kẽ với Tín Phong
- Gió mùa mùa đông: Trình bày Nguồn gốc, hướng, tính chất,thời gian hoạt động, phạm vị hoạt động và ảnh hưởng tới thời tiết và khí hậu nước ta
- Gió mùa mùa hạ: Trình bày nguồn gốc, hướng, tính chất, thời gian hoạt động, ảnh hưởng tới thời tiết và khí hậu nước ta
* Hệ quả của hoạt động gió mùa tới sự phân mùa của khí hậu nước ta:
Gió mùa làm cho khí hậu nước ta có sự phân hóa thành hai mùa trong năm tương ứng với hai mùa gió.
Gió mùa hoạt động kết hợp với địa hình làm cho sự phân mùa khí hậu có sự khác nhau trên lãnh thổ:
- Miền Bắc có sự phân hóa hai mùa: Mùa đông lạnh khô ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10
- Nam bộ và Tây Nguyên có sự phân hóa hai mùa mưa khô rõ rệt.Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
- Ven biển miền Trung có mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8
b) Mùa mưa và mùa khô ở Nam Trung Bộ và Nam bộ tương phản sâu sắc hơn ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ vì:
- Mùa mưa cả hai miền đều có lượng mưa lớn.Nhưng có sự khác biệt về mức độ của mùa khô giữa hai miền.
- Mùa khô ở NTB và NB chịu tác động của gió phơn khô(do gió TN và ĐB kết hợp với bức chắn Trường Sơn Nam) và Tín Phong khô nóng.Mặt khác mùa khô ở đây trùng với thời kì Mặt Trời lên thiên đỉnh nên lượng bức xạ Mặt trời lớn làm tăng sự mất hơi ẩm của không khí và của bề mặt đất nên mùa khô sâu săc hơn.
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa khô trùng với thời kì mùa đông nên có mưa phùn và có mưa front.Mặt khác thời tiết mùa đông âm u nhiều mây ít nắng làm giảm sự mất hơi nước do bốc hơi của mặt đất và không khí nên bơt khô hơn.
{-- Nội dung đáp án từ câu 4, 5 đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
3. ĐỀ 3
Câu 1:
a. Dựa vào hình vẽ chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời, hãy trình bày hiện tượng địa lí đó.
b. Vì sao biên độ nhiệt tăng dần từ Xích đạo về hai cực?
Câu 2: Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển.
Câu 3: Dựa vào bảng số liệu sau:
TỶ LỆ LAO ĐỘNG ĐÃ QUA ĐÀO TẠO VÀ CHƯA QUA ĐÀO TẠO ĐANG LÀM VIỆC TRONG NỀN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2012
(Đơn vị: %)
Năm | 2005 | 2007 | 2010 | 2012 |
Lao động đã qua đào tạo | 12,5 | 13,6 | 14,6 | 16,6 |
Lao động chưa qua đào tạo | 87,5 | 86,4 | 85,4 | 83,4 |
a. Nhận xét về chất lượng của nguồn lao động nước ta.
b. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần có những giải pháp gì?
Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. So sánh thế mạnh để phát triển lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
b. Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ?
c. Trình bày ý nghĩa của việc trồng rừng ở tỉnh Quảng Bình.
Câu 5: Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1996 - 2012 (THEO GIÁ THỰC TẾ)
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm | 1996 | 2000 | 2005 | 2010 | 2012 |
Kinh tế Nhà nước | 74161,0 | 114799,9 | 246344,0 | 567108,0 | 757374,5 |
Kinh tế ngoài Nhà nước | 35682,0 | 82499,1 | 309087,6 | 1150867,3 | 1727416,5 |
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài | 39589,0 | 138801,3 | 433118,4 | 1245524,4 | 2142942,1 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2014)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 1996 - 2012.
b. Dựa vào biểu đồ đã vẽ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch trên.
ĐÁP ÁN
CÂU | NỘI DUNG | |||||||||||||||||||||||
Câu 1 | a. Dựa vào hình vẽ chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời, hãy trình bày hiện tượng địa lí đó | |||||||||||||||||||||||
- Ngày 21/3: Mặt Trời ở Xích đạo và chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt Trái đất tại Xích đạo (lên thiên đỉnh tại Xích đạo). - Sau ngày 21/3, Mặt Trời di chuyển dần lên Chí tuyến Bắc và lên thiên đỉnh ở Chí tuyến Bắc vào ngày 22/6. - Sau ngày 22/6, Mặt Trời chuyển động dần về Xích đạo và lên thiên đỉnh tại Xích đạo ngày 23/9. - Sau ngày 23/9, Mặt Trời di chuyển dần xuống Chí tuyến Nam và lên thiên đỉnh ở Chí tuyến Nam vào ngày 22/12. Sau ngày 22/12, Mặt Trời lại chuyển động về Xích đạo, rồi lại lên Chí tuyến Bắc,... | ||||||||||||||||||||||||
b. Vì sao biên độ nhiệt tăng dần từ Xích đạo về hai cực? | ||||||||||||||||||||||||
Vì, càng lên vĩ độ cao: - Chênh lệch góc chiếu sáng (góc nhập xạ) giữa ngày và đêm trong năm càng lớn. - Chênh lệch thời gian chiếu sáng giữa ngày và đêm trong năm càng lớn. | ||||||||||||||||||||||||
Câu 2 | Chứng minh vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua các yếu tố khí hậu biển. | |||||||||||||||||||||||
- Chế độ nhiệt: + Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền. + Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. + Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 230C. - Chế độ mưa: + Lượng mưa trên biển khá cao, đạt từ 1100mm đến 1300mm/năm. + Sương mù trên biển thường hay xuất hiện cuối mùa đông, đầu mùa hạ. - Chế độ gió: + Trên biển Đông, gió hướng Đông Bắc chiếm ưu thế trong 7 tháng, từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió Tây Nam hoạt động từ tháng 5 đến tháng 9, riêng ở Vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng Nam. + Tốc độ gió trung bình đạt 5- 6m/s và cực đại đạt 50m/s tạo nên các đợt sóng cao tới 10m hoặc hơn. + Dông trên biển thường phát triển về đêm và sáng. | ||||||||||||||||||||||||
Câu 3 | a. Nhận xét về chất lượng của nguồn lao động nước ta. | |||||||||||||||||||||||
- Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tăng lên (dẫn chứng), do việc đào tạo nghề được đẩy mạnh, năng suất và chất lượng lao động ngày càng tăng. - Lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ lớn nhưng có xu hướng giảm (dẫn chứng), năng suất và chất lượng lao động nhìn chung còn thấp. | ||||||||||||||||||||||||
b. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động. | ||||||||||||||||||||||||
- Tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. - Đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề, liên kết với nước ngoài để đào tạo lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. | ||||||||||||||||||||||||
{-- Nội dung đáp án từ câu 4 đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--} | ||||||||||||||||||||||||
Câu 5 | a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 1996 - 2012 | |||||||||||||||||||||||
- Xử lí số liệu: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 1996 - 2012 (Đơn vị: %)
- Vẽ biểu đồ miền (vẽ biểu đồ dạng khác không cho điểm) Yêu cầu: Đảm bảo chính xác về tỷ lệ, đơn vị, có chú giải và tên biểu đồ. (Nếu thiếu mỗi yêu cầu trừ 0,25 điểm.) | ||||||||||||||||||||||||
b. Nhận xét và giải thích. | ||||||||||||||||||||||||
- Nhận xét: + Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong thành phần kinh tế Nhà nước giảm mạnh (dẫn chứng). + Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh (dẫn chứng). - Giải thích: + Do thực hiện đẩy mạnh CNH - HĐH, phát triển kinh tế nhiều thành phần. + Nhà nước thực hiện chính sách Đổi mới, mở cửa, hội nhập, thu hút đầu tư nước ngoài,... |
Câu :
1. Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ.
2. Vì sao ở vùng cực ít mưa?
Câu II:
Dựa vào At lát địa lí Việt Nam kết hợp với kiến thức đã học hãy:
1. Trình bày đặc điểm nguồn tài nguyên khoáng sản Việt Nam.
2. Vì sao nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng?
Câu III:
Chứng minh dân số nước ta đông và tăng nhanh, đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội?
Câu IV:
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm của nước ta trong thời kỳ 1990 – 2000.
Năm | Diện tích (nghìn ha) | Năng suất (tạ/ha) | Sản lượng (nghìn tấn) |
1990 | 6042,8 | 31,8 | 19225.1 |
1993 | 6559,4 | 34,8 | 22836.5 |
1997 | 7099,7 | 38,8 | 27523.9 |
2000 | 7666,3 | 42,4 | 32529.5 |
1. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, năng suất và sản lượng lúa thời kỳ 1990 – 2000.
2. Nhận xét, giải thích về diện tích, năng suất và sản lượng lúa trong thời kỳ 1990 – 2000 của nước ta.
Câu V:
Dựa vào At lat địa lí Việt Nam kết hợp với kiến thức đã học hãy cho biết điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông Hồng có tác động như thế nào đối với sự phát triển kinh tế- xã hội?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung kiến thức cần đạt | ||||||||||||||||||||
I
| 1.Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ địa lí. | ||||||||||||||||||||
- Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm. Nguyên nhân là do càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ. - Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt năm càng tăng. Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng càng lớn. | |||||||||||||||||||||
2. Ở vùng cực ít mưa vì: | |||||||||||||||||||||
- Là khu vực khí áp cao, không có gió thổi đến - Nhiệt độ không khí thấp, không khí không bốc lên được | |||||||||||||||||||||
II | 1.Trình bày đặc điểm nguồn tài nguyên khoáng sản Việt Nam. | ||||||||||||||||||||
* Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng: - Cả nước có khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau - Khoáng sản chia làm 3 nhóm chính: + Khoáng sản năng lượng như dầu mỏ, khí đốt, than.... + Khoáng sản kim loại: sắt, đồng, chì, kẽm... + Khoáng sản phi kim: apatit, đá vôi, cát... * Trữ lượng: - Chủ yếu các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ, một số khoáng sản có trữ lượng lớn: than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, … * Phân bố: tập trung ở miền núi khó khai thác. | |||||||||||||||||||||
2. Việt Nam có tài nguyên khoáng sản khoáng sản đa dạng vì : | |||||||||||||||||||||
| - Lịch sử địa chất kiến tạo lâu dài, phức tạp đã sản sinh ra nhiều khoáng sản khác nhau. - Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của 2 vành đai sinh khoáng lớnlà Địa Trung Hải và Thái Bình Dương. | ||||||||||||||||||||
III | * Dân số nước ta đông tăng nhanh: - Hiện nay nước ta có khoảng hơn 90 triệu người đứng thứ 2 ở Đông Nam Á và đứng thứ 14 trên thế giới - Do dân số đông nên mỗi năm nước ta tăng thêm khoảng 1,1 triệu người. | ||||||||||||||||||||
* Khó khăn: + Giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, chất lượng cuộc sống thấp, tình trạng thiếu việc làm, nhà ở, thất nghiệp, tệ nạn xã hội… gia tăng. + Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, môi trường bị phá hủy, ô nhiễm không đảm bảo sự phát triển bền vững. | |||||||||||||||||||||
IV | - Xử lí số liệu (%) Bảng xử lí số liệu tốc độ tăng trưởng về diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm trong thời kỳ 1990 - 2000 (năm 1990 = 100%).
Vẽ biểu đồ đường ( các biểu đồ khác không cho điểm). Yêu cầu: - Vẽ đúng (đúng khoảng cách năm, tỉ lệ chính xác), đẹp, khoa học. - Có tên biểu đồ và chú thích (nếu thiếu tên biểu đồ, chú thích trừ 0,25 điểm). | ||||||||||||||||||||
{-- Nội dung đáp án từ câu 5 đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--} |
5. ĐỀ 5
Câu I:
- Vẽ hình thể hiện sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Dựa vào hình vẽ, hãy giải thích hiện tượng các mùa trên Trái Đất.
Câu II:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp với kiến thức đã học, hãy trình bày, giải thích những nét tương đồng và khác biệt về khí hậu giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Câu III:
Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
Câu IV:
Cho bảng số liệu:
Cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các nhóm cây của nước ta giai đoạn 1990 - 2005.
Đơn vị: (%)
Năm | Tổng số | Chia ra | |||
Cây lương thực có hạt | Cây công nghiệp | Cây ăn quả | Cây khác | ||
1990 | 100,0 | 71,6 | 13,3 | 3,1 | 12,0 |
1995 | 100,0 | 69,8 | 15,4 | 3,3 | 11,5 |
2000 | 100,0 | 66,4 | 17,6 | 4,5 | 11,5 |
2005 | 100,0 | 63,1 | 18,8 | 5,8 | 12,3 |
1. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các nhóm cây của nước ta giai đoạn 1990 – 2005.
2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó.
Câu V:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
So sánh tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, thủy điện giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Tây Nguyên.
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung kiến thức cần đạt |
I | 1. Vẽ hình thể hiện sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời. |
Vẽ đúng, đẹp, khoa học, có ghi rõ các ngày ở từng vị trí | |
2. Giải thích: | |
- Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên có lúc nửa cầu Bắc hoặc nửa cầu Nam ngả nhiều hơn về phía Mặt Trời -> sinh ra các mùa: + Nửa cầu nào ngả nhiều về phía Mặt Trời sẽ có góc chiếu sáng lớn, nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng -> đó là mùa nóng (mùa hạ). + Nửa cầu nào chếch xa ánh sáng Mặt Trời sẽ có góc chiếu sáng nhỏ, nhận ít nhiệt và ánh sáng -> đó là mùa lạnh (mùa đông). + Vào các ngày 21 tháng 3 và 23 tháng 9 ở hai nửa cầu Bắc và Nam có góc chiếu sáng của Mặt Trời như nhau, nhận được lượng nhiệt và ánh sáng bằng nhau -> đó là lúc chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh ở hai nửa cầu trên Trái Đất. + Các mùa đối lập nhau trên hai nửa cầu, càng xa xích đạo sự phân hóa mùa càng rõ nét. | |
II | Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp với kiến thức đã học, hãy trình bày, giải thích những nét tương đồng và khác biệt về khí hậu giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc. |
* Sự tương đồng: - Đều có mùa đông lạnh, nhiệt độ thấp (nhiệt độ trung bình tháng 1 phổ biến dưới 150C, nhiều tháng nhiệt độ dưới 200C); mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. * Vì: có cùng vĩ độ, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa từ áp cao Xibia tràn xuống. | |
* Sự khác biệt: + Tiểu vùng Đông Bắc: - Mùa đông dài và lạnh nhất cả nước, mùa đông đến sớm và kết thúc muộn. Vì: chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc: địa hình đồi núi thấp, các cánh cung có dạng nan quạt đón gió tạo điều kiện cho các đợt không khí lạnh dễ dàng tràn sâu vào vùng. - Mùa hạ nóng (nhiệt độ phổ biến tháng 7 từ 240C đến 280C), mưa nhiều. Vì: chịu ảnh hưởng của gió đông nam từ biển Đông thổi vào mang theo nhiều hơi nước gây mưa lớn. + Tiểu vùng Tây Bắc: - Mùa đông đến muộn và kết thúc khá sớm (ngay ở miền núi cũng thường chỉ có ba tháng lạnh với nhiệt độ trung bình dưới 180C). Vì: dãy Hoàng Liên Sơn chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chắn gió mùa đông bắc, chỉ có những đợt gió mùa đông bắc với cường độ mạnh vào giữa đông mới đủ sức vượt qua dãy núi cao này để tràn vào vùng. - Mùa hạ đến sớm, chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng vì gió tây nam từ vịnh Ben- gan tới vượt qua các dải núi phía tây trên biên giới Việt - Lào bị biến tính. | |
III | Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. |
* Đặc điểm dân số nước ta: đông dân, nhiều thành phần dân tộc, dân số nước ta tăng nhanh, kết cấu dân số trẻ. * Tác động của đặc điểm dân số nước ta đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường: - Tích cực: tạo nên nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Tiêu cực: + Giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, chất lượng cuộc sống thấp, tình trạng thiếu việc làm, nhà ở, thất nghiệp, tệ nạn xã hội… gia tăng. + Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, môi trường bị phá hủy, ô nhiễm không đảm bảo sự phát triển bền vững. | |
{-- Nội dung đáp án từ câu 4, 5 đề số 5 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--} |
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Địa lí năm 2021 - Trường THCS Lưu Văn Lang có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh học năm 2019 - Sờ GD&ĐT Vĩnh Phúc
- Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Địa lí năm 2021 - Trường THCS Võ Thị Sáu có đáp án
Chúc các em học tập tốt !