TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH PHÙNG | ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 9 Thời gian: 120 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1
a/ Mức phản ứng là gì, mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình trong quá trình hình thành nên tính trạng?.
b/ Khi lai các cây củ cải đường 2n với nhau thu được cây tứ bội 4n. Hãy giải thích cơ chế hình thành cây tứ bội nói trên.
Câu 2
Trong gia đình, bố mẹ đều bình thường sinh đôi được người con trai bình thường và người con gái có biểu hiện hội chứng Đao. Cặp vợ chồng băn khoăn không hiểu lí do vì sao, bằng kiến thức đã học em hãy giải thích giúp họ.
Câu 3
Mối quan hệ giữa nhiễm sắc thể và gen trong điều kiện bình thường và không bình thường?
Câu 4
Người ta đã tiến hành nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng qua các bước cơ bản nào? Ý nghĩa của phương pháp này trong việc nhân giống cây trồng.
Câu 5
Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Quan sát một số tế bào ruồi giấm đang thực hiện quá trình phân bào nguyên phân lần đầu tiên, người ta đếm được 128 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về hai cực của tế bào. Các tế bào trên đang ở thời kì nào của quá trình phân bào và có bao nhiêu tế bào tham gia vào quá trình phân bào?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1 | - Nguyên nhân làm cho bộ NST giữ nguyên trong nguyên phân: Có sự tự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể về hai cực của tế bào. - Nguyên nhân làm cho bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa trong giảm phân: + Giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp nhưng sự tự nhân đôi của NST chỉ xảy ra có 1 lần. + Có sự phân li của hai nhiễm sắc thể trong cặp NST tương đồng. - Ý nghĩa + Nguyên phân là cơ chế duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bµo và qua các thế hệ cơ thể trong sinh sản vô tính. + Giảm phân làm cho giao tử chỉ chứa bộ NST đơn bội, khi giao tử đực và cái kết hợp với nhau trong thụ tinh đã khôi phục bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài. + Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ chế duy tr× æn ®Þnh bé NST NST lưỡng bội đặc trưng của loài qua các thế hệ trong sinh sản hữu tính. |
---
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1
1. Trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen ?
2. Phân biệt quy luật phân li và quy luật phân li độc lập ?
3. Theo quan niệm của Menđen, F1 có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường cho 4 loại giao tử, đời F2 cho 9 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. Hãy giải thích tại sao ?
Câu 2
1. Nêu cơ chế duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể ?
2. Điểm giống và khác nhau ở kì đầu của nguyên phân và kì đầu I của giảm phân ?
Câu 3
1. Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN? Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được biểu hiện ở những điểm nào?
2. Giải thích vì sao 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ. Có trường hợp nào qua nhân đôi ADN con lại khác ADN mẹ không ?
3. Vì sao nói Prôtêin có tính đa dạng hơn so với tính đa dạng của AND? Khi bị đun sôi thì Prôtêin còn thực hiện được vai trò của mình không ? Vì sao ?
Câu 4
1. Phát biểu khái niệm các loại biến dị đã học ?
2. Bộ nhiễm sắc thể của một loài thực vật có hoa gồm 5 cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là I, II, III, IV, V. Khi khảo sát một nhóm cá thể của loài này, người ta phát hiện 3 thể đột biến kí hiệu là a, b, c. Phân tích bộ nhiễm sắc thể của 3 thể đột biến đó thu được kết quả như sau:
Thể đột biến | Số nhiễm sắc thể đếm được ở từng cặp | ||||
I | II | III | IV | V | |
a | 2 | 3 | 2 | 2 | 2 |
b | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 |
c | 2 | 1 | 2 | 2 | 2 |
a. Xác định tên gọi của các thể đột biến này? Cách nhận biết thể đột biến b ?
b. Nêu cơ chế hình thành thể đột biến c ?
Câu 5
1. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội hoàn toàn. Hãy tìm số loại kiểu gen, số loại kiểu hình, tỉ lệ phân li kiểu gen, tỉ lệ phân li kiểu hình được tạo ra ở thế hệ F1 trong phép lai bố và mẹ dị hợp n cặp gen.
2. Ở đậu Hà Lan, thân cao, hạt vàng là hai tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, hạt xanh. Các tính trạng di truyền độc lập với nhau.
a. Xác định kiểu gen của bố, mẹ và viết các phép lai có thể xảy ra ( không cần viết sơ đồ lai) trong trường hợp bố có thân cao, hạt xanh; mẹ có thân thấp, hạt vàng.
b. Tính tỉ lệ kiểu gen aabb và tỉ lệ kiểu hình có kiểu gen A- bb ở F1 trong phép lai P: AaBb x Aabb
c. Tìm kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ để đời lai F1 có sự phân tính theo tỉ lệ 3: 3:1:1
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung | |||||||||||
Câu 1 4 điểm | 1. Thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen | |||||||||||
- Menđen đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng, tương phản. - Trước hết, ông cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây chọn làm mẹ để ngăn ngừa sự tự thụ phấn. Khi nhị đã chín, ông lấy phấn của các hoa trên cây chọn làm bố rắc vào đầu nhụy của các hoa đã được cắt nhị trên cây chọn làm mẹ. F1 tạo thành tiếp tục tự thụ phấn để cho ra F2 . - Kết quả một số thí nghiệm của Menđen như sau:
- Dù thay đổi vị trí của các giống làm cây bố và cây mẹ trong phép lai, thì kết quả thu được của 2 phép lai đều như nhau. - Kết luận: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn. | ||||||||||||
2. Phân biệt quy luật phân li và quy luật phân li độc lập | ||||||||||||
| ||||||||||||
3. Giải thích F1 cho 4 loại giao tử, F2 tạo ra 9 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (2.5 điểm)
Thế nào là thường biến? Hãy phân biệt thường biến với đột biến?
Câu 2:(1.0 điểm)
Vì sao tự thụ phấn hoặc giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá ở nhiều loài nhưng không gây ảnh hưởng ở một số loài khác?
Câu 3: (1.5 điểm)
Hãy giải thích sơ đồ sau:
ADN→ mARN→ Prôtêin→ Tính trạng
Câu 4: (2 điểm)
Hội chứng Đao là gì? Vẽ sơ đồ minh hoạ và giải thích.Vì sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35
Câu 5:(3 điểm)
Ở thế hệ P,lai hai cây đậu Hà lan, thu được F1.Cho F1 giao phấn với F1 F2 thu được : 7206 hạt vàng trơn , 2398 hạt vàng nhăn,2403 hạt xanh trơn và 799 hạt xanh nhăn.
a) Hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ F1 đến F2.
b) Từ đó suy ra kiểu gen,kiểu hình của bố mẹ đem lai. Lập sơ đồ minh họa.
ĐÁP ÁN
Câu 1: (2 điểm )
Nêu được khái niệm : 0.5 điểm
Phân biêt thường biến và đột biến:
| Thường biến | Đột biến |
Khái niệm | -Là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen(0.25đ) | Là những biến đổi về vật chất di truyền (ADN hoặc NST)(0.25đ) |
Nguyên nhân | -Do điều kiện sống của môi trường thay đổi (0.25đ) | Do những tác nhân trong hay ngoài tế bào (0.25đ) |
Tinh chất | -Là biến dị không di truyền được (0.125đ) -Xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định-Có lợi (0.125đ) | -Là biến dị di truyền được (0.125đ) -Xuất hiện riêng lẽ, không xác định-Có lợi, có hại hoặc trung tính (0.125đ) |
Vai trò | Giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường (0.25đ) | Tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.(0.25đ) |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1.
a. Nêu những đặc điểm của ADN đảm bảo cho nó thực hiện được các chức năng di truyền?
b. Gen I và gen II đều có chiều dài và tỉ lệ từng loại nucleotit ở cả 2 gen đều giống nhau. Hai gen nhân đôi một số lần không bằng nhau cần môi trường nội bào cung cấp 24000 nucleotit tự do các loại trong đó có 4800 nucleotit loại Adenin. Cứ một chuỗi polipeptit hoàn chỉnh được tổng hợp từ gen trên có số axit amin nằm trong khoảng 298 đến 498. Hãy tính số nucleotit từng loại của mỗi gen.
Câu 2.
a. Ở người, dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào?
b. Tại sao thức ăn hầu như không được hấp thu ở dạ dày mà chủ yếu được hấp thu ở ruột non.
Câu 3.
a. Một tế bào có hàm lượng ADN trong nhân là 99.10-13g, qua một lần phân bào bình thường tạo ra 2 tế bào con đều có hàm lượng ADN trong nhân là 99.10-13g. Hãy cho biết tế bào trên đã trải qua quá trình phân bào nào? Giải thích? Nêu các cách để kiểm chứng nhận định trên?
b. Có 6 tế bào sinh dục sơ khai của một cơ thể lưỡng bội nguyên phân liên tiếp một số lần bằng nhau cần môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 1488 NST đơn mới. Các tế bào con tạo thành đều chuyển sang vùng sinh trưởng và bước vào vùng chín tiến hành giảm phân tạo giao tử, môi trường nội bào tiếp tục cung cấp thêm nguyên liệu tương đương 1536 NST đơn mới. Tất cả giao tử tạo thành đều tham gia thụ tinh với hiệu suất 50% đã tạo ra 96 hợp tử lưỡng bội.
b1. Xác định số lần nguyên phân và bộ NST lưỡng bội của loài.
b2. Xác định giới tính của cơ thể tạo nên các giao tử trên.
Câu 4.
a. Trình bày cơ sở di truyền học của hiện tượng thoái hóa giống. Trong trường hợp nào khi tự thụ phấn và giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ không dẫn đến thoái hóa giống? Giải thích?
b. Ở một loài thực vật có tỉ lệ kiểu gen 0,2 AA : 0,8 Aa. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội, tỉ lệ kiểu gen dị hợp ở thế hệ F2 là bao nhiêu?
Câu 5.
a. Trình bày cơ chế phát sinh bệnh Đao? Về mặt di truyền học trong số những bệnh liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể, tại sao những người bị bệnh Đao có thể sống đến tuổi trưởng thành?
b. Ở một loài thực vật, khi cho cây có kiểu gen Aa lai với cây có kiểu gen aa thu được F1, người ta phát hiện ở một số cây F1 có kiểu gen Aaa. Hãy trình bày cơ chế phát sinh cơ thể có kiểu gen trên, viết sơ đồ lai minh họa.
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1 | a. + Trên mỗi mạch đơn của ADN các nu liên kết với nhau bằng liên kết phôtphodieste ( liên kết hóa trị) bền vững. + ADN có cấu trúc xoắn kép, gồm 2 mạch đơn xoắn với nhau nên có cấu trúc bền vững. + Các nucleotit đối diện trên 2 mạch đơn của ADN liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung, liên kết hiđrô kém bền nhưng với số lượng lớn nên đảm bảo tính bền vững trong cấu trúc và linh hoạt của ADN khi thực hiện nhân đôi, phiên mã. + ADN liên kết với protein tạo cho cấu trúc bền vững và thông tin di truyền được lưu giữ ổn định. + Từ 4 loại nu do cách sắp xếp khác nhau đã tạo nên tính đặc trưng và tính đa dạng của ADN + ADN có khả năng nhân đôi theo NTBS và bán bảo toàn nhờ đó mà TTDT được ổn định qua các thế hệ. + ADN mang gen cấu trúc, có khả năng sao mã để tổng hợp prôtêin đảm bảo cho gen hình thành tính trạng. + ADN có khả năng đột biến để hình thành TTDT mới b. Gọi N là số nu của gen x, y lần lượt là số lần nhân đôi của gen I và II ( x, y nguyên dương) Theo bài ra ta có: N(2x-1) + N(2y-1) = 24000 (1) Mặt khác ta có: 1800 ≤ N ≤ 3000 (2) Giải (1) và (2) ta được: x = 2 ; y = 3 hoặc x = 3 ; y = 2 N = 2400 Số nu mỗi loại của gen: A= T = 480 ; G = X= 720 |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1
Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào để giúp ta nhận biết và phân biệt âm thanh ?
Câu 2
Hãy nêu các biện pháp và giải thích vì sao phải giữ gìn vệ sinh tai?
Câu 3
So sánh động mạch và tĩnh mạch (ở người) về cấu tạo và chức năng.
Câu 4.
a. Cho phép lai F1: AaBbDdEe x AabbDdEe (trong đó mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn). Ở thế hệ F2, không lập sơ đồ lai, hãy xác định: - tỉ lệ kiểu gen AaBbDdEe.
- tỉ lệ kiểu hình A-B-ddee.
- tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội.
b. Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Cho P thuần chủng cây cao lai với cây thấp được F1 đồng loạt cây cao, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn được F2. Lấy ngẫu nhiên 2 cây ở F2. Tính xác suất để lấy được 1 cây cao và 1 cây thấp.
Câu 5.
Trên một đồng cỏ có các loài rắn, chuột, sâu ăn cỏ, vi sinh vật, diều hâu, ếch nhái, thỏ,…
a. Hãy thành lập lưới thức ăn có thể có của đồng cỏ trên.
b. Thỏ sống trên đồng cỏ chịu sự tác động của các nhân tố sinh thái nào.
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1 | Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào để giúp ta nhận biết và phân biệt âm thanh: - Sóng âm từ bên ngoài vào vành tai qua ống tai vào màng nhĩ, làm rung màng nhĩ và được chuỗi xương tai khuyếch đại ở cửa bầu dục thì là rung động ngoại dịch và truyền sang nội dịch - Các dây tương ứng trong màng cơ sở cũng rung động và kích thích các tế bào thụ cảm thính giác làm xuất hiện một xung thần kinh truyền theo giây thính giác lên vỏ não (vùng thính giác) làm ta nhận biết và phân biệt được các âm. |
-----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Phan Đình Phùng có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: