Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Long An có đáp án

TRƯỜNG THCS

LONG AN

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 150 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1

1. Men Đen đã phát hiện ra quy luật phân li bằng cách nào? Phát biểu quy luật phân li của Men Đen?

2. Cho P tự thụ phấn thu được đời F1 có tỉ lệ kiểu gen là 1: 2: 1. Quy luật di truyền nào chi phối phép lai trên. Lấy ví dụ và viết sơ đồ lai cho mỗi quy luật (biết 1 gen quy định 1 tính trạng).

 

Câu 2

1. Tế bào lưỡng bội của ruồi giấm có khoảng 5,66x108 nuclêôtit. Nếu chiều dài trung bình của nhiễm sắc thể ruồi giấm ở kì giữa dài khoảng 2 micrômét, thì nó cuộn chặt lại và làm ngắn đi bao nhiêu lần so với chiều dài kéo thẳng của phân tử ADN? 

2. Ở người, bệnh bạch tạng là do gen lặn trên NST thường quy định. A: Da bình thường, a: Da bạch tạng. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường, sinh ra người con đầu tiên mắc bệnh bạch tạng. Nếu cặp vợ chồng này sinh đứa thứ 2, xác suất sinh ra đứa con này bình thường là bao nhiêu?

3. Hãy điền thông tin vào bảng so sánh sau:

Tiêu chí so sánh

Tổng hợp AND

Tổng hợp aa

Vị trí xảy ra

 

 

Khuôn mẫu tổng hợp

 

 

Sự thể hiện nguyên tắc bổ sung

 

 

 

Câu 3

 Cho bảng tư liệu sau:

Tuổi của các bà mẹ

Tỉ lệ (%) trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao

20 – 24

2 – 4

25 – 29

4 – 8

30 – 34

11 – 13

35 – 39

33 – 42

40 và cao hơn

80 – 188

 
  1. Quan sát bảng trên, cho biết phản ánh điều gì? Nên sinh con ở độ tuổi nào để đảm bảo giảm thiểu tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao?
  2. Vì sao những bà mẹ trên 35 tuổi, tỉ lệ sinh con bị bệnh Đao cao hơn người bình thường?
  3. Như ta đã biết những người mắc bệnh Đao đều không có con, tuy nhiên lại nói bệnh là bệnh di truyền? Cách nói như vậy có đúng không? Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích?

 

Câu 4

 Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho đúng:

Cột A

Cột B

1. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ

a. Quan hệ cạnh tranh

2. Vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ Đậu

b. Quan hệ cộng sinh

3. Nấm sống bám trên da người

c. Quan hệ kí sinh, nửa kí sinh

4. Các loài cây thân gỗ trong rừng cùng vươn lên để nhận ánh sáng

d. Quan hệ hội sinh

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

1. Men Đen phát hiện ra quy luật phân li bằng cách:

+ Phân tích các thế hệ lai

+ Giải thích các kết quả thí nghiệm bằng sự phân li và tổ hợp của các cặp nhân tố di truyền thông qua sự phát sinh giao tử và thụ tinh

- Quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tô di truyền trong cặp nhân tố di truyền đã phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất giống như ở cơ thể thuần chủng của bố mẹ.

2. Quy luật di truyền chi phối phép lai trên:

- Quy luật phân li:

VD:  P:     AA (hoa đỏ)    x    aa  (hoa trắng)

       GP :            A                    a

        F­:               Aa ( 100% hoa đỏ)

       F1 x F1 :     Aa  ( hoa đỏ)     x    Aa ( hoa đỏ)

        GF1     :     A, a                          A, a

        F2 :      :          1 AA :  2 Aa  : 1 aa

- Quy luật di truyền liên kết:

VD:   P:  \(\frac{{AB}}{{ab}}\)  hạt trơn có tua cuốn  x   \(\frac{{AB}}{{ab}}\)   hạt trơn có tua cuốn

       GP :  AB, ab                                    AB, ab

   F­1 :        \(1 \frac{{AB}}{{AB}}: 2\frac{{AB}}{{ab}}: 1\frac{{ab}}{{ab}}\)

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1

  1. Vì sao biến dị tổ hợp lại xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính?
  2. Sinh học hiện đại đã làm sáng tỏ của hiện tượng di truyền độc lập về 2 cặp tính trạng của Menđen như thế nào?

 

Câu 2

  1. Hãy nêu những biểu hiện của cơ thể khi có một trong các ký hiệu bộ NST sau:

Ký hiệu bộ NST

Biểu hiện cơ thể

XXX

 

XXY

 

XO

 

OY

 

  1. Một đoạn gen có trình tự các nucleotit như sau:

5’… TAX GGG XXX AAG… 3’

3’ … ATG XXX GGG TTX… 5’

  1. Nếu chiều phiên mã là chiều mũi tên, hãy viết mARN được tổng hợp.
  2. Nếu chiều phiên mã là ngược lại hãy viết mARN theo chiều 5’ => 3’

 

Câu 3

  1. Khi ta ngâm dung dịch cosixin nồng độ 0,1 – 2% vào hạt của cây lưỡng bội 2n. Hãy cho biết kết quả? Giải thích?
  2. Có 3 hợp tử A, B, C cùng loài nguyên phân liên tiếp với một số lần không bằng nhau tạo ra tổng số 28 tế bào con. Trong quá trình nguyên phân, môi trường nội bào đã cung cấp tổng số 1150 NST đơn. Hãy xác định số lần nguyên phân và số tế bào con tạo ra của mỗi hợp tử nói trên. Biết theo thứ tự 3 hợp tử A, B, C có số lần nguyên phân giảm dần. Xác định tên của loài và số NST có trong toàn bộ các tế bào con ta ra?
  3. Nêu vai trò của đột biến mất đoạn NST và đột biến đảo đoạn NST đối với tiến hóa.

 

Câu 4

Ở người, thiếu răng hàm là một tính trội, trong khi đó chứng bạch tạng và bệnh Tay-sách (không tổng hợp được enzim hexosaminidaza) là các tính trạng lặn. Các gen quy định các tính trạng này nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Nếu một người đàn ông có răng hàm và dị hợp tử về cả hai căn bệnh bạch tạng và Tay-sách lấy một phụ nữ dị hợp tử về cả 3 gen nói trên, thì sác xuất bao nhiêu đứa con đầu lòng của họ:

  1. Có răng hàm, bị bạch tạng và Tay-sách ?
  2. Thiếu răng hàm hoặc bị bạch tạng ?

 

Câu 5

  1. Tính đặc trưng và đa dạng của ADN được thể hiện ở những điểm nào? Những yếu tố cấu trúc và cơ chế sinh học nào giúp duy trì ổn định cấu trúc ADN?
  2. Cà độc dược có 2n = 24. Có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có một chiếc bị mất đoạn, ở một chiếc của NST số 5 bị đảo một đoạn, ở NST số 3 bị lặp một đoạn. Khi GP, nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử đột biến có tỉ lệ bằng bao nhiêu?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

1.

- Do ở những loài giao phối là phương thức sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa 2 quá trình giảm phân và thụ tinh:

+ Trong giảm phân có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng khác nhau đã tạo ra vô số loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST.

+ Trong thụ tinh có sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử của bố và mẹ đã tạo ra nhiều tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc NST => Xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.

- Trong khi đó, ở loài sinh sản vô tính dựa vào cơ chế nguyên phân của 2 tế bào có sự nhân đôi của NST và AND => Các đặc điểm di truyền được sao chép nguyên vẹn từ thế này sang thế hệ khác mà không có khả năng tạo biến dị tổ hợp.

2.

+ Nhân tố di truyền mà Menđen nhắc đến trong các thí nghiệm của mình chính là gen. Mỗi cặp gen tương ứng tồn tại trên 1 cặp NST tương đồng.

+ Sinh học hiện đại đã gắn mỗi cặp nhân tố di truyền nên mỗi cặp NST để nhận sự phân li và tổ hợp của các cặp NST gắn liền sự phân li và tổ hợp của các nhân tố di truyền trong quá trình giảm phân và thụ tinh.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1

Cho bảng liệt kê tỉ lệ tư­ơng đối của các bazơ nitơ có trong thành phần axit nuclêic được tách chiết từ các loài khác nhau:

Loại

Ađênin

Guanin

Timin

Xitôzin

Uraxin

I

20

25

20

25

0

II

19

20

19

20

0

III

21

21

29

29

0

IV

21

29

0

29

21

V

21

25

0

21

25

Hãy cho biết dạng cấu trúc vật chất di truyền của các loài nêu trên.

 

Câu 2

  1. Hãy cho biết các dạng sinh vật trong một hệ sinh thái hoàn chỉnh? Nêu mối quan hệ giữa các dạng sinh vật đó?
  2. Cho 1 quần xã sinh vật gồm những loài sinh vật như sau: Thỏ, dê, vi sinh vật, hổ, mèo rừng, cáo, gà, cỏ.
  1. Vẽ sơ đồ có thể có về lưới thức ăn trong quần xã sinh vật nói trên?
  2. Từ lưới thức ăn đó, hãy phân tích mối quan hệ giữa hai quần thể cáo và thỏ trong quần xã đó. Từ đó cho biết thế nào là hiện tượng khống chế sinh học? Ý nghĩa của hiện tượng này?

 

Câu 3

 Ở một loài động vật đơn tính, màu sắc thân do một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen. Cho các con đực thân xám giao phối ngẫu nhiên với các con cái thân đen (P), thu được F1 có 25% số con thân đen còn lại là thân xám. Tiếp tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2. Theo lí thuyết, ở F2 số con thân xám chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Biết rằng không xảy ra đột biến, sức sống của các giao tử và hợp tử như nhau.

 

Câu 4

  1. Vì sao biến dị tổ hợp lại xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính?
  2. Sinh học hiện đại đã làm sáng tỏ của hiện tượng di truyền độc lập về 2 cặp tính trạng của Menđen như thế nào?

 

Câu 5

 Ở người, thiếu răng hàm là một tính trội, trong khi đó chứng bạch tạng và bệnh Tay-sách (không tổng hợp được enzim hexosaminidaza) là các tính trạng lặn. Các gen quy định các tính trạng này nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Nếu một người đàn ông có răng hàm và dị hợp tử về cả hai căn bệnh bạch tạng và Tay-sách lấy một phụ nữ dị hợp tử về cả 3 gen nói trên, thì sác xuất bao nhiêu đứa con đầu lòng của họ:

  1. Có răng hàm, bị bạch tạng và Tay-sách ?
  2. Thiếu răng hàm hoặc bị bạch tạng ?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

Dựa trên cơ sở của nguyên tắc bổ sung của các bazơ nitơ: nếu ADN (hoặc ARN) có cấu trúc 2 mạch khớp bổ sung thì số nu G = X, A = T → vật chất di truyền của các loài :

- Loài I: Do G = X = 25, A = T = 20 nên có ADN sợi kép (trong đó tỷ lệ G-X cao hơn A –T) nên ADN loài I có cấu trúc bền vững và nhiệt độ nóng chảy cao.

- Loài II: Do G = X = 20, A = T = 19 nên có ADN sợi kép (trong đó tỷ lệ G-X thấp hơn A – T) nên ADN loài II có cấu trúc kém bền vững và nhiệt độ nóng chảy thấp hơn loài I.

- Loài III: Do A ≠ T, G ≠ X → ADN mạch đơn .

- Loài IV: Do vật chất di truyền không có nuclêôtit T → VCDT của loài này là ARN hơn nữa do G = X = 29, A= U = 21 → ARN  sợi kép

- Loài V: Do vật chất di truyền không có nuclêôtit T → VCDT của loài này là ARN hơn nữa do A ≠ U, G ≠ X → ARN mạch đơn.

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1

1. Giải thích vì sao máu AB là máu chuyên nhận, máu O là máu chuyên cho?

2. Nêu những đặc điểm phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hồng cầu?

Câu 2

1. Phân biệt sự khác nhau giữa NST kép và cặp NST tương đồng?

  1. Vì sao mARN được xem là bản sao của gen cấu trúc?

Câu 3

  1. Trong các dạng đột biến cấu trúc NST thì dạng nào gây hậu quả lớn nhất? Giải thích?
  2. Xét một cặp NST tương đồng trong một tế bào sinh tinh có kí hiệu Khi tế đó giảm phân bình thường ( có thể xay ra trao đổi chéo tại một điểm giữa A và a) thì hai tế bào tạo thành sau giảm phân I ( tinh bào bậc II) được kí hiệu như thế nào? Viết các giao tử có thể có khi tế bào hoàn thành giảm phân?
  3. Thế nào là một dòng tế bào xôma? Ý nghĩa của việc tạo dòng tế bào xôma có biến dị?

Câu 4

  1. Hình dưới đây là mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái nhiệt độ lên mức độ sinh vật. Hãy cho biết các chú thích từ 1 đến 7 có tên là gì? Nếu sinh vật đó là cá rô phi Việt Nam thì cho biết giá trị nhiệt độ với các chú thích 3, 6, 7 và tính giới hạn chịu đựng của loài đó?

  1. Giải thích vì sao đại đa số đột biến gen là có hại nhưng lại được xem là nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa?
  2. Qua nghiên cứu các loài sinh vật biển người ta thấy rằng, loài tôm he sống ở biển ở giai đoạn còn non sống chủ yếu gần bờ, giai đoạn trưởng thành thường sống ở khơi xa cách bờ biển khoảng 10m và đẻ trứng ở đó. Giải thích hiện tượng này và cho biết hiện tượng trên mô tả quy luật sinh thái nào?

Câu 5

  1. Một gen D ở loài vi khuẩn E.coli có 3600 liên kết hiđrô, có tỉ lệ \(\frac{{G + X}}{{A + T}} = 2\)
  1. Tìm số lượng từng loại nucleotit của gen D.
  2. Giả sử gen D bị đột biến thành gen d, gen d có chiều dài bằng gen D nhưng số liên kết hiđrô giảm đi 1 liên kết. Đây là đột biến dạng nào? Tính số lượng từng loại nucleotit của gen d?
  1. Quan sát một tế bào thấy có 28 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về hai cực của tế bào. Hãy cho biết:
  1. Tế bào trên đang ở kì nào của quá trình phân bào nào?
  2. Bộ NST lưỡng bội 2n của loài trên là bao nhiêu?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

1. – Máu AB là máu chuyên nhận: Máu AB chứa cả kháng nguyên A và B trong hồng cầu nhưng trong huyết tương không có kháng thể, do vậy máu AB không có khả năng gây kết dính hồng cầu lạ.

- Máu O không có chứa kháng nguyên nào trong hồng cầu. Vì vậy, khi được truyền cho máu khác, không bị kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính. Nên máu O được coi là máu chuyên cho.

2. – Về hình dạng: là hình đĩa lõm hai mặt để tăng diện tích tiếp xúc với Oxi và các bô níc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết hợp các chất khí nói trên.

- Về cấu tạo:

+ Hồng cầu không có nhân; giảm bớt sự tiêu tốn năng lượng cho hồng cầu trong quá trình hoạt động.

+ Thành phần Hê mogolobin (Hb) của hồng cầu có thể kết hợp lỏng lẻo nên dễ nhường, dễ nhận Oxi và cacbonic. Khi qua phổi Hb nhả khí Cacbonic và kết hợp Oxi, khi đến tế bào HB nhả Oxi và kết hợp Cacbonic.

 

----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-----

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1

1. Phân biệt sự khác nhau giữa NST kép và cặp NST tương đồng?

2. Vì sao mARN được xem là bản sao của gen cấu trúc?

Câu 2

1. Một gen D ở loài vi khuẩn E.coli có 3600 liên kết hiđrô, có tỉ lệ \(\frac{{G + X}}{{A + T}} = 2\)

  1. Tìm số lượng từng loại nucleotit của gen D.
  2. Giả sử gen D bị đột biến thành gen d, gen d có chiều dài bằng gen D nhưng số liên kết hiđrô giảm đi 1 liên kết. Đây là đột biến dạng nào? Tính số lượng từng loại nucleotit của gen d?

2. Quan sát một tế bào thấy có 28 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về hai cực của tế bào. Hãy cho biết:

  1. Tế bào trên đang ở kì nào của quá trình phân bào nào?
  2. Bộ NST lưỡng bội 2n của loài trên là bao nhiêu?

 

Câu 3

Ở ruồi giấm, alen A quy định tính trạng thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng thân đen. Cặp alen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể số II. Cho các con ruồi giấm cái thân xám giao phối ngẫu nhiên với các con ruồi giấm đực thân đen, đời F1 có 75% ruồi thân xám : 25% ruồi thân đen. Tiếp tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên với với nhau thu được F2.

          a) Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ P đến F1.

          b) Số con ruồi giấm thân đen mong đợi ở F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?

 

Câu 4

  1. Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, cá chép,….Hãy giải thích vì sao lại làm như vậy?
  2. Phân biệt loài ưu thế và loài đặc trưng? Cho ví dụ mỗi loài?

 

Câu 5

Cho các loài sinh vật sau: Cỏ, ếch, thỏ, châu chấu, rắn, đại bàng, giun đất và vi sinh vật.

  1. Hãy lập 3 chuỗi thức ăn gồm 4 sinh vật trở nên có thể có.
  2. Nếu loại bỏ hết các cây cỏ thì quần xã trên có ảnh hưởng như thế nào?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

1.

NST kép

Cặp NST tương đồng

- Chỉ là gồm 2 crômatit dính với nhau ở tâm động

- Gồm 2 NST tương đồng

- Chỉ có 1 nguồn gốc: hoặc từ bố hoặc từ mẹ.

- Có 2 nguồn gốc: 1 từ bố, 1 từ mẹ

- 2 crômatit hoạt động như 1 thể thống nhất

- 2 NST của cặp tương đồng hoạt động độc lập với nhau

2.  - Trình tự các nuclêôtit của mARN bổ sung với tình tự các nuclêôtit trên mạch 2 khuôn của gen cấu trúc (mạch tổng hợp mARN) và sao chép nguyên vẹn trình tự các nuclêôtit trên mạch đối diện (mạch bổ sung) trừ một chi tiết là T được thay bằng U.

 

-----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Long An có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?