Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 7 năm 2021 Trường THCS Phan Lưu Thanh

TRƯỜNG THCS PHAN LƯU THANH

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN: NGỮ VĂN 7

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (2.0 điểm): Hãy tìm và nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong mỗi câu sau:

a. Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không có gì thay thế được việc đọc sách.

b. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.

c. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.

d. Hôm nay, anh làm gì thế?

- Tôi đọc báo hôm qua.

Câu 2: (3.0 điểm): Hãy viết đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt và trạng ngữ.

Câu 3: (5.0 điểm): Trong năm học vừa qua em có rất nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè, mái trường... Hãy kể lại một kỷ niệm em cho là đáng nhớ nhất.

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Trạng ngữ – ý nghĩa:

a. Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ. Trạng ngữ chỉ mục đích.

b. Từ xưa đến nay: Trạng ngữ chỉ thời gian; mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng: Trạng ngữ chỉ thời gian.

c. Trong khoang thuyền: Trạng ngữ chỉ nơi chốn.

d. Hôm nay: Trạng ngữ chỉ thời gian.

Câu 2:

- Hình thức trình bày (chính tả, từ, ngữ, câu,…).

- Đúng hình thức đoạn văn.

- Có sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt và trạng ngữ.

---(Để xem tiếp đáp án câu 2 và câu 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (2.0 điểm): Có bạn cho rằng cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ “Qua đèo ngang” và “Bạn đến chơi nhà” hoàn toàn chẳng khác gì nhau. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

Câu 2: (2.0 điểm): Bài thơ Bánh trôi nước có những lớp nghĩa nào? Trong đó lớp nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Vì sao?

Câu 3: (3.0 điểm): Hãy chép lại theo trí nhớ bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ?

Câu 4: (3.0 điểm): Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về một bài ca dao mà em yêu thích trong chương trình Ngữ văn 7, tập 1.

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

- Hai bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”, hai cụm từ giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về nội dung, ý nghĩa biểu đạt.

+ Ở “Bạn đến chơi nhà” cụm từ có ý nghĩa chỉ hai người chủ và khách – hai người bạn. Cụm từ cho thấy sự thấu hiểu, cảm thông, gắn bó thân thiết giữa hai người bạn tri kỉ.

+ Ở “Qua đèo ngang” cụm từ có ý chỉ 1 người – chủ thể trữ tình của bài thơ. Cụm từ thể hiện sự cô đơn không thể sẻ chia của nhân vật trữ tình.

Câu 2:

- Bài thơ có hai lớp nghĩa:

+ Nghĩa tả thực: Miêu tả hình dáng, đặc điểm của chiếc bánh trôi nước.

+ Nghĩa ẩn dụ: Phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

- Trong hai nghĩa trên, nghĩa thứ hai quyết định giá trị bài thơ. Vì : thông qua hình tượng chiếc bánh trôi, nhà thơ muốn nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ: hình thể xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, dù gặp cảnh ngộ nào vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thuỷ chung.

Câu 3:

- Chép thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang”:

“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.”

- Nội dung và nghệ thuật bài thơ:

+ Nội dung: Cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.

+ Nghệ thuật : Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Sử dụng từ láy gợi hình gợi cảm và nghệ thuật đối lập, đảo ngữ.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (2.0 điểm)

a. Thế nào là quan hệ từ? Khi sử dụng quan hệ từ cần lưu ý điều gì?

b. Đặt câu với các cặp từ quan hệ sau:

- Nếu…thì…

- Tuy...nhưng...

Câu 2: (2.0 điểm)

a. Chép thuộc lòng theo trí nhớ bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" (Phần dịch thơ) của tác giả Lí Bạch.

b. Nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ?

Câu 3: (6.0 điểm)

Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh.

--- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

a. Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,... giữa các bộ phận của câu giữa câu với câu trong đoạn văn. Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ.Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được). Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp.

b. Đặt câu:

- Nếu trời mưa thì lớp em không đi tham quan nữa.

- Tuy nhà nghèo nhưng bạn Nam học rất giỏi.

---(Để xem đầy đủ đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (1.5 điểm)

Đọc bài thơ:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

(Ngữ văn 7, tập 1)

a. Hãy cho biết tên bài thơ và tác giả

b. Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào

c. Chỉ ra các biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ.

Câu 2: (1.5 điểm)

Xếp các từ sau thành hai nhóm:

Sống – chết; cao – thấp; chẵn – lẻ; nông – sâu; già – trẻ; đen – trắng.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: (2.0 điểm) Chữa lại các câu văn sau cho hoàn chỉnh:

a. Đối với bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.

b. Qua bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.

Câu 2: (2.0 điểm) Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau đây:

a. Ăn, xơi, chén.

b. Cho, tặng, biếu.

Câu 3: (6.0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (8-10 dòng) theo đề tài tự chọn trong đó có sử dụng từ ghép và từ láy. Chỉ ra từ ghép và từ láy đó.

---HẾT----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Chữa lại:

a. Bỏ từ “đối với”.

b. Bỏ từ “qua”.

Câu 2: Phân biệt nghĩa của các từ:

a. Ăn, xơi, chén:

- Giống: hành động đưa thức ăn vào cơ thể.

- Khác:

+ ăn: nghĩa bình thường.

+ xơi : lịch sự, thường dùng trong lời mời.

+ chén: thông tục, sắc thái suồng sã, thân mật.

b. Cho, tặng, biếu:

- Giống: tả hành động trao ai vật gì đấy.

- Khác:

+ cho: sắc thái bình thường.

+ tặng: thể hiện sự long trọng, không phân biệt ngôi thứ.

+ biếu: thể hiện sự kính trọng.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HSG môn Ngữ văn 7 năm 2021 Trường THCS Phan Lưu Thanh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?