Bộ 5 đề thi HK2 năm 2021 môn GDCD lớp 6 Trường THCS Lê Văn Tám

BỘ 5 ĐỀ THI HK2 NĂM 2021 MÔN GDCD LỚP 6

TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM

1. Đề số 1

Câu 1: (3,0 điểm)

Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời vào thời gian nào? Thời gian Việt Nam công nhận công ước này? Nêu nội dung từng nhóm quyền?

Câu 2: (1,5 điểm) Vì sao việc học tập có tầm quan trọng đối với mỗi người?

Câu 3: (2,5 điểm) Bản thân em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông?

Câu 4: (3,0 điểm)

Cho tình huống sau: Tâm năm nay mười 14 tuổi. Một hôm đi sinh nhật bạn, Tâm đã mượn chiếc xe máy của mẹ để chở hai bạn cùng đi. Vì muộn nên cả ba bạn không kịp đội mũ bảo hiểm, đi xe phóng nhanh.

a. Em có nhận xét gì về việc làm của Tâm?

b. Theo em, Tâm đã mắc phải những lỗi gì khi đi đường?

c. Từ tình huống trên em hãy cho biết trẻ em dưới bao nhiêu tuổi không được lái xe gắn máy?

ĐÁP ÁN

Câu 1: (3,0 điểm)

- Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989. (0,5 điểm)

- Năm 1990 Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới, là nước đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn công ước này. (0,5 điểm)

- Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em được chia làm 4 nhóm quyền:

  • Nhóm quyền sống còn: Quyền được sống, được đáp ứng nhu cầu cơ bản để tồn tại như: Nuôi dưỡng, chăm sóc. (0,5 điểm)
  • Nhóm quyền bảo vệ: Bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị xâm hại. (0,5 điểm)
  • Nhóm quyền phát triển: Được học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật... (0,5 điểm)
  • Nhóm quyền tham gia: Bày tỏ ý kiến, nguyện vọng... (0,5 điểm)

Câu 2: (1,5 điểm)

  • Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. (0,5 điểm)
  • Có học tập chúng ta mới hiểu biết, có kiến thức, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. (1,0 điểm)

Câu 3: (2,5 điểm)

  • Thực hiện đúng qui định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. (0,5 điểm)
  • Khi đi bộ phải đi sát mép đường bên tay phải... (0,5 điểm)
  • Khi đi xe đạp không lạng lách, đánh võng... (0,5 điểm)
  • Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. (0,5 điểm)
  • Phê phán tố cáo những hành vi vi phạm luật giao thông... (0,5 điểm)

Câu 4: (3,0 điểm)

a. Việc làm của Tâm sai. (1,0 điểm)

b. Những lỗi Tâm mắc phải:

  • Đi xe mô tô chưa đủ tuổi. (0,25 điểm)
  • Đi xe không đội mũ bảo hiểm. (0,25 điểm)
  • Đi xe mô tô chở 3 quá người quy định (0,25 điểm)
  • Đi xe mô tô quá tốc độ. (0,25 điểm)

c. Trẻ em dưới 16 tuổi không lái xe gắn máy, đủ 16 tuổi trở lên mới được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3. (1,0 điểm)

2. Đề số 2

A. TRẮC NGHIỆM: (3đ)

Khoanh tròn vào chữ cái em cho là đúng từ câu 1 đến câu 4 (1đ):

1. Hãy khoanh tròn vào việc làm thể hiện quyền trẻ em?

a. Tổ chức việc làm cho trẻ em gặp khó khăn

b. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái

c. Bắt trẻ em làm việc nặng, quá sức

d. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em

2. Trong những trường hợp sau thì trường hợp nào là công dân Việt Nam

a. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài

b. Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài

c. Người Việt Nam dưới 18 tuổi

d. Người nước ngoài sang công tác tại Việt Nam

3. Người đi bộ và người đi xe đạp phải đi như thế nào mới đúng quy định?

a. Người đi xe đạp đi dàn hàng 3, hàng 4

b. Người đi bộ đi trên vỉa hè

c. Người đi bộ đi giữa lòng đường

d. Người đi xe đạp đi vào đường dành cho xe thô sơ

4. Theo em những việc làm sau đây là sai?

a. Mẹ cho phép em xem điện thoại

b. Đọc trộm tin nhắn của bạn vì thấy hay

c. Lấy cắp thư của bạn rồi cho người khác xem

d. Điện thoại của bố mẹ cũng như của mình nghe thoải mái

B. TỰ LUẬN: (7đ)

Câu 1: (2đ) Trẻ em gồm mấy nhóm quyền? Đó là những nhóm quyền nào? Hãy nêu nhóm quyền phát triển?

Câu 2: (2đ) Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước? Công dân nước CHXHCN Việt Nam là người như thế nào?

Câu 3: (2,5đ) Hãy nêu những quy định dành cho người đi bộ và người đi xe đạp

Câu 4: (2,5đ) Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào?

ĐÁP ÁN

CÂU

ĐÁP ÁN

A. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1:

(1đ)

1. a,d

2. b,c

3. b,d

4. a,

B.TỰ LUẬN:

Câu 1:

(2đ)

 

- Trẻ em gồm 4 nhóm quyền: Nhóm quyền sống còn, Nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền tham gia.

- Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật...

Câu 2:

(2đ)

- Công dân là người dân của một ngước (0,5đ)

- Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước (0,5đ)

- Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam (1đ)

Câu 3:

(2,5đ)

 

- Người đi bộ: Đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

- Người đi xe đạp: Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng; không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc các phương tiện khác; không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác; không mang vác và chở vật cồng kềnh; không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.

Câu 4:

(2,5đ)

 

Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác; không được nghe trộm điện thoại.

3. Đề số 3

Câu 1. (4 điểm)

Pháp luật quy định công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong học tập? Em đã thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình như thế nào?

Câu 2. (3 điểm)

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được quy định như thế nào?

Câu 3. (3 điểm) Tình huống

Nam là học sinh chưa ngoan, thường xuyên đi học muộn và trốn học. Hôm đó Nam lại gây sự với một bạn trong lớp và bỏ tiết. Thầy giáo chủ nhiệm viết thư và nhờ bạn lớp trưởng mang về cho bố mẹ Nam. Biết chuyện Nam chặn đường bạn lớp trưởng lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi.

Theo em, Nam đã mắc những sai phạm gì? Nếu học cùng lớp với Nam, em sẽ làm gì để giúp Nam khắc phục những sai phạm đó?

ĐÁP ÁN

Câu 1. (4 điểm)

Pháp luật quy định công dân có quyền và nghĩa vụ trong học tập là:

Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.

a. Quyền:(2 đ)

- Mọi công dân đều có quyền học tập, học không hạn chế từ bậc giáo dục Tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học.(1 đ)

- Có thể học bất kì ngành nghề nào phù hợp với điều kiện, sở thích của mình.(0,5 đ)

- Có thể học bằng nhiều hình thức, học suốt đời.(0,5 đ)

b. Nghĩa vụ học tập:(2 đ)

- Công dân từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục Tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS. (1 đ)

- Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập. (1 đ)

Câu 2. (3 điểm)

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được quy định như sau:

a) Về thân thể (1,5 đ)

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.(0,5 đ)

- Không ai được xâm phạm đến thân thể của người khác.(0,5 đ)

- Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật. (0,5 đ)

b) Về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm (1,5 đ)

- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.(0,5 đ)

- Điều đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. (0,5 đ)

- Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.(0,5 đ)

Câu 3. (3 điểm) Tình huống

* Nam đã mắc những sai phạm sau: (1,5 đ)

- Lười học, thường xuyên đi học muộn, trốn học và hay gây sự với bạn.

- Chặn đường bạn lớp trưởng lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi.

Như vậy Nam đã vi phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, đồng thời tự bôi nhọ danh dự của bản thân mình.

Nếu học cùng lớp với Nam (1,5 đ), em sẽ: Ngăn cản và giải thích cho bạn hiểu hành động lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi là vi phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Là vi phạm pháp luật. Đồng thời giúp Nam trong học tập để bạn học tiến bộ hơn.

4. Đề số 4

I. TRẮC NGHIỆM (3đ)

Câu 1: (1. điểm) Em tìm từ thích hợp để điền vào phần nội dung còn thiếu.

Biển báo

Đặc điểm

1.

Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen.

2. Biển báo nguy hiểm

 

3.

Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng.

4. Biển báo hiệu lệnh

 

Câu 2: (1 điểm) ) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:

 1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là:

A. Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt.

B. Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội.

C. Chỉ được bắt người khi có lệnh bắt người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

D. Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của tòa án.

2. Hành vi đúng khi tham gia giao thông là:

A. Điều khiển xe đạp bằng hai tay

B. Đi xe đạp trên hè phố.

C. Ngồi trên xe đạp điện, xe máy điện đội mũ bảo hiểm không cài quai.

D. Đá bóng, thả diều dưới lòng đường.

3.Nghi ngờ ông A lấy tiền của mình ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét, hành vi này xâm phạm quyền nào sau đây?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

B. Quyền nhân thân của công dân

C. Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

D. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân

4. Trường hợp xảy ra tai nạn hoặc va chạm giao thông. Em tán thành với việc làm nào sau đây?

A. Chở người bị thương đi cấp cứu

B. Không báo cho công an hoặc chính quyền địa phương

C. Lục soát lấy đồ của người bị nạn

D. Xúi giục những người bị tai nạn cãi nhau

Câu 3:(1 điểm) Điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống bên cạnh mỗi nội dung sau:

 

1.Trong cuộc sống, chỉ cần tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe,danh dự và nhân phẩm của bản thân mình.

 

2.Bắt và giam giữ người trái pháp luật là xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

 

3.Qui định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở nhằm bảo đảm cho công dân – con người có một cuộc sống tự do trong một xã hội dân chủ, văn minh.

 

4.Để tránh gặp rắc rối, khi gặp người bị tai nạn giao thông, tốt nhất nên bỏ đi, không nên giúp đỡ.

II. TỰ LUẬN (7đ)

Câu 1. (2 điểm). Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

“Chiều 6/4, đoạn video thu lại từ camera hành trình của anh Bùi Đình Tài đăng tải trên mạng xã hội nhận được ý kiến phản hồi tích cực của cộng đồng. Trong đó, anh Tài điều khiển ôtô kiên quyết không nhường đường cho người phụ nữ chạy xe Vespa đang đi ngược chiều. Sau khi lời qua tiếng lại, người phụ nữ phải đi giật lùi trở về đúng chiều đường cuả mình. Sự việc xảy ra tại ngã tư Huỳnh Thúc Kháng – Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội), nhận được sự đồng tình của nhiều người. Số đông cho rằng những trường hợp như thế này nên được phát huy để tăng ý thức tham gia giao thông của mọi người.”

(Trích báo Vnexpress, số ngày 6/4/2018)

a. Em có nhận xét gì về hành vi của người phụ nữ lái xe Vespa trong sự việc trên? Em có đồng ý với việc làm của tài xế lái ô tô không? Tại sao?

b. Bản thân em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông?

Câu 2: (1 điểm) Tại sao nói “Thay đổi văn hóa giao thông - bắt đầu từ chính bạn?”

Câu 3 (2.5 điểm) Em hãy kể những hành vi xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân theo nội dung sau?

-           Hành vi xâm phạm đến tính mạng.................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

-           Hành vi xâm phạm đến thân thể.....................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

-           Hành vi xâm phạm đến sức khỏe....................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

-           Hành vi xâm phạm đến danh dự....................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

-           Hành vi xâm phạm đến nhân phẩm..............................................................

..................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 4. (1.5 điểm)  Em sẽ làm gì trong trường hợp sau:

Bố mẹ đi vắng, em ở nhà một mình, đang học bài thì có người gõ cửa muốn vào nhà để kiểm tra đồng hồ điện.

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: 1 điểm

Biển báo

Đặc điểm

1. Biển báo cấm

Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen.

2. Biển báo nguy hiểm

Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen.

3. Biển báo chỉ dẫn

Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng.

4. Biển báo hiệu lệnh

Nhóm biển báo giao thông có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng.

Câu 2 + 3

Câu

2.1

2.2

2.3

2.4

3.1

3.2

3.3

3.4

Đáp án

C

A

D

A

S

D

D

S

Điểm

1 điểm

1 điểm

II. Tự luận:

Câu 1: 2 điểm

* Không đồng ý với hành vi của người phụ lái xe Vespa vì đã vi phạm luật giao thông khi đi ngược chiều, gây nguy hiểm cho bản thân và các phương tiện xung quanh.

* Bản thân em sẽ:

-           Thực hiện đúng qui định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

-           Khi đi bộ phải đi sát mép đường bên tay phải...

-           Khi đi xe đạp không lạng lách, đánh võng...

-           Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

Câu 2: 1 điểm

Tham gia giao thông một cách an toàn là điều mà tất cả chúng ta đều mong muốn. Thế nhưng, để thật sự hiểu và chấp hành tốt luật an toàn giao thông thì chưa hẳn là ai cũng làm được.Đây là câu nói ý muốn nhấn mạnh văn hóa giao thông, và muốn mỗi người chúng ta nhìn nhận cụ thể hơn khi tham gia giao thông cần phải chấp hành nghiêm chỉnh.

Câu 3: 2.5 điểm

-           Hành vi xâm phạm đến tính mạng: gây thương tích, giết người

-           Hành vi xâm phạm đến thân thể: bắt giữ người trái phép,..

-           Hành vi xâm phạm đến sức khỏe: đánh đập, hành hạ người khác,...

-           Hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm: vu khống, vu cáo, làm nhục,......

Câu 4: 1.5 điểm

Do là người lạ, để đảm bảo an toàn nên em sẽ không mở cửa cho người đó vào kiểm tra đồng điện. Em chỉ mở cửa khi có bố mẹ ở nhà.

5. Đề số 5

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm).          

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm).

Câu 1: Nguyên nhân nào là chính gây ra tai nạn giao thông?

A. Đường xấu.                                            B. Ý thức của người tham gia giao thông.

C. Pháp luật chưa nghiêm.                             D. Phương tiện giao thông nhiều.

Câu 2: Việc làm nào dưới đây là vi phạm quyền trẻ em?

A. Vận động trẻ em đến trường.                              B. Làm giấy khai sinh cho trẻ em.

C. Tổ chức cho trẻ em tham gia các câu lạc bộ.      D. Tổ chức cho trẻ em lao động trong hầm mỏ.

Câu 3: Trẻ em ở độ tuổi nào dưới đây không được phép đi xe đạp người lớn

A. dưới 11 tuổi.                  B. dưới 12 tuổi.                 C. dưới 13 tuổi.                D. dưới 14 tuổi.

Câu 4: Trường hợp nào sau đây nói mục đích học tập của học sinh là

A. vì bản thân, gia đình và xã hội.                                       B. vì xã hội,gia đình.

C. vì miếng cơm manh áo.                                                   D. cho bằng bạn bằng bè.

Câu 5:  Hành vi nào sau đây vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

A. Đi bộ sát lề đường.                                                   B. Đi xe đạp dàn hàng ba trên đường.

C. Đội mũ bảo hiểm khi đi, ngồi trên xe máy.              D. Đi đúng phần đường, đúng chiều. 

Câu 6: Trường hợp nào sau đây là công dân Việt Nam

A. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch ở nước ngoài.

B. người Nga phạm tội bị phạt tù giam ở VN.

C. người nước ngoài định cư và nhập Quốc tịch Việt Nam.       

D. sinh viên Mỹ đi du học ở VN.

Câu 7: Theo em việc làm nào dưới đây là tôn trọng và thực hiện đúng quyền trẻ em?

A. Cho trẻ em bỏ học đi làm để kiếm tiền.

B. Cha mẹ ưu tiên, chiều chuộng con trai hơn con gái.

C. Chăm sóc, đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ bị ốm.

D. Làm theo mọi ý muốn của trẻ.

Câu 8: Biển báo hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen là loại biển báo

A. biển báo nguy hiểm.         B. biển báo cấm.         C. biển báo hiệu lệnh.             D. biển chỉ dẫn.

Câu 9: Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước?

A. Ngôn ngữ.           B. Trang phục.                C. Quốc tịch                    D. Nơi sinh sống.

Câu10: Trường hợp nào dưới đây không phải là công dân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam?

A. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18 tuổi.

B. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai.

C. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng phạm tội bị phạt tù giam.

D. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch ở nước ngoài. 

II/ PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm).

Câu 11: ( 1.5 điểm) Về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, pháp luật nước ta quy định gì?

Câu 12: ( 2 đ ) Hãy nêu những quy định của pháp luật về học tập:

Câu 13: ( 1.5đ ) Thực hiện trật tự, an toàn giao thông có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội? Cho ví dụ? 

ĐÁP ÁN

PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 đ):

Câu

Đáp án

1

B

2

D

3

B

4

A

5

B

6

C

7

C

8

B

9

C

10

D

PHẦN TỰ LUẬN: ( 5 đ )

Câu 11 ( 1.5đ ): Những quy định của pháp luật nước ta.

a) Về thân thể:

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

- Không ai được xâm phạm đến thân thể của người khác.

- Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.

b) Về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm:

- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

- Mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

- Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.

Câu 12 ( 2đ )

Những quy định của pháp luật về học tập: Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.

a) Quyền:

- Mọi công dân đều có quyền học tập, học không hạn chế từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học đến trung học, đại học, sau đại học.

- Có thể học bất kì ngành nghề nào phù hợp với điều kiện, sở thích của mình.

- Có thể học bằng nhiều hình thức, học suốt đời.

b. Nghĩa vụ học tập:

- CD từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc GD tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS.

- Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.

Câu 13: ( 1.5đ )

- Đảm bảo an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả đau lòng cho bản thân và mọi người.

- Đảm bảo giao thông được thông suốt, tránh ùn tắc, gây khó khăn trong giao thông, ảnh hưởng đến mọi mặt của xã hội.

- Cho VD: Đi đúng phần đường, làn đường, không lạng lách đánh võng, không phóng nhanh vượt ẩu................

---

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 5 đề thi HK2 năm 2021 môn GDCD lớp 6 Trường THCS Lê Văn Tám. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?