Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 7 năm 2021 Trường THCS Phan Tây Hồ có đáp án

TRƯỜNG THCS

PHAN TÂY HỒ

ĐỀ THI HK2

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 7

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (1,5 điểm)

      Em hãy phân biệt 3 bộ lưỡng cư bằng những đặc điểm đặc trưng nhất?   

Câu 2:(1,5 điểm)

       So sánh hệ tuần hoàn của thằn lằn với ếch ?

Câu 3: (2 điểm)

       Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?  

Câu 4: (1,5 điểm)

         Chim có vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống con người?

Câu 5: (2 điểm)

        Nêu đặc điểm chung của lớp thú ?

 Câu 6: (1 điểm)

        Bộ thú huyệt và bộ thú túi có những đặc điểm nào chưa hoàn chỉnh so với các bộ thú khác?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

  Lớp Lưỡng cư được chia làm 3 bộ:

* Bộ lưỡng cư có đuôi: hai chi trước và hai chi sau dài tương đương nhau.

* Bộ lưỡng cư không đuôi: hai chi sau dài hơn hai chi trước.

* Bộ lưỡng cư không chân: thiếu chi.

2

Giống nhau: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha nuôi cơ thể, là

 động vật hằng nhiệt

Khác nhau: Thằn lằn có vách hụt ở tâm thất , máu ít pha trộn hơn ếch

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu 1. Hãy khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng: (2,0 điểm).

     1. Ếch sinh sản:

       A. Thụ tinh trong và đẻ con                B. Thụ tinh ngoài và đẻ trứng

       C. Thụ tinh trong và đẻ trứng               D. Thụ tinh trong.

     2. Ở chim  bồ câu mái chỉ buồng trứng bên trái phát triển có tác dụng:

        A. Vì chim đẻ số lượng trứng ít.            B. Giảm trọng lượng cơ thể.                              

        C. Vì khả năng thụ tinh cao.               D. Vì chim có tập tính nuôi con.

     3.  Cá voi được xếp vào lớp Thú vì:

     A. Hô hấp bằng phổi, sống trong nước.          

     B. Hô hấp bằng phổi, đẻ con và nuôi con bằng sữa

     C. Hô hấp bằng phổi, kích thước cơ thể lớn. 

     D. Hô hấp bằng phổi, không có răng

     4. Bộ tiến hóa nhất trong lớp thú:    

       A. Bộ dơi.    B. Bộ móng guốc.        C. Bộ linh trưởng.    D. Bộ ăn thịt.

    5. Ong mắt đỏ dùng để tiêu diệt sâu đục thân ở lúa là sử dụng:

A. Thiên địch đẻ trứng kí sinh lên sinh vật gây hại           

B. Gây vô sinh sinh vật gây hại

C. Vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại 

D. Thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật hại

6. Để bảo vệ động vật quý hiếm chúng ta cần phải làm gì?

A. Nuôi để khi thác động vật qúy hiếm           

B. Nhân giống động vật quý hiếm trong vườn quốc gia

C. Đưa động vật quý hiếm về nuôi trong gia đình    

D. Săn tìm động vật quý hiếm

  7. Đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng là:

A. Màu lông nhạt, lớp mỡ dưới da dày, chân dài      

B. Màu lông sẫm, lớp mỡ dưới da dày, chân dài

C. Màu lông trắng, có bướu mỡ, chân ngắn              

D. Màu lông nhạt, có bướu mỡ, chân dài.

   8. Nơi có sự đa dạng sinh học ít nhất là:

A. Cánh đồng lúa        B. Biển       C. Đồi trống          D. Sa mạc

Câu 2. Em hãy chọn những cụm từ sau đây để điền vào chỗ trống cho thích hợp: Cóc nhà, kanguru, thú mỏ vịt, chim bồ câu: (1 điểm).

1. .............................. là động vật hằng nhiệt có cấu tạo thích nghi với đời sống bay, chi trước biến đổi thành cánh.

2. .............................. có chi sau lớn khỏe, vú có tuyến sữa, con sơ sinh chỉ lớn bằng hạt đậu, sống trong túi da ở bụng thú mẹ.

3. ..............................  ưa sống trên cạn hơn ở nước, da sù sì có nhiều tuyến độc, nếu ăn phải nọc độc sẽ chết người.

4. ..............................  có mỏ dẹp sống vừa ở nước vừa ở cạn, đẻ trứng, có tuyến sữa nhưng chưa có vú.

II. TỰ LUẬN  (7,0 điểm):

 Câu 1 (3 điểm)Trình bày nhũng đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện ở cấu tạo trong của Ếch ? Vẽ và ghi chú thích các phần cấu tạo của bộ não Ếch ?

Câu 2. (2,5 điểm): Hãy trình bày đặc điểm chung của lớp Thú?

Câu 3 (1,5 điểm): Minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của bò sát?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Trắc Nghiệm

 

1

2

3

4

5

6

7

8

B

B

B

C

D

B

D

D

Câu 2:

1. Chim bồ câu;       2. Kanguru;      3. Cóc nhà;      4. Thú mỏ vịt.

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM

Bài 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời em cho là đúng nhất. (2đ)

Câu 1: Cơ quan duy chuyển chính của ếch ở dưới nước là

a. Bơi trong nước

b. Sự sinh sản của ếch giống cá ở điểm nào

c. Da trần

d. Mắt có mí

Câu 2: Cấu tạo và hoạt động hô hấp của ếch như thế nào

a. Xuất hiện phổi

b. Da ẩm có hệ mao mạch dày dưới da làm nhiệm vụ hô hấp

c. Hô hấp nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng

d. Cả A, B, C

Câu 3: Tai thỏ thính, vành rộng cử động được có tác dụng:

a. Thăm dò thức ăn và tìm hiểu môi trường

b.Định hướng âm thanh, sớm phát hiện kẻ thù

c. Che chở và giữ nhiệt cho cơ thể

d. Giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi

Câu 4: Các bộ phận của hệ hô hấp ở chim bồ câu gồm những gì?

a. Khí quản và 9 túi khí

b. Khí quản, 2 phế quản và 9 túi khí

c. Khí quản, 2 phế quản và 2 lá phổi

d. Cả a,b,c

Câu 5: Một số thằn lằn (thạch sùng, tắc kè) bị kẻ thù túm lấy đuôi, nó thoát thân được là nhờ:

a. Đuôi có chất độc.

b. Đuôi trơn bóng, luôn tì sát xuống đất.

c. Tự ngắt được đuôi.

d. Cấu tạo đuôi càng về sau càng nhỏ.

Câu 6: Các lớp động vật có hệ tuần hoàn hoàn thiện nhất là:

a. Bò sát và lớp thú

b. Lưỡng cư và lớp thú

c. Chim và lớp thú

d. Lưỡng cư và lớp chim

Câu 7: Khi làm chuồng cho thỏ không nên làm bằng tre gỗ vì:

a. Thỏ gặm nhấm

b. Thỏ không thích mùi tre, gỗ

c. Cơ thể thỏ không lớn

d. Cả a, b, c đúng

Câu 8: Nhóm thú nào thuộc Bộ Guốc lẻ?

a. Ngựa, lợn

b. Hươu, lợn, bò

c. Trâu, dê, cừu

d. Tê giác, ngựa

Câu 7: Khi làm chuồng cho thỏ không nên làm bằng tre gỗ vì:

a. Thỏ gặm nhấm

b. Thỏ không thích mùi tre, gỗ

c. Cơ thể thỏ không lớn

d. Cả a, b, c đúng

Câu 8: Nhóm thú nào thuộc Bộ Guốc lẻ?

a. Ngựa, lợn

b. Hươu, lợn, bò

c. Trâu, dê, cừu

d. Tê giác, ngựa

Bài 2: Nối cột A và cột B sao cho phù hợp. (1đ)

Cột A

Cột B

Cột C

1. Mắt có mi cử động, có nước mắt

A. Bảo vệ màn nhĩ và các dao động

âm thanh vào màn nhĩ

 

2. Màn nhĩ nằm trong một hốc nhỏ

bên ngoài

B. Tham gia duy chuyển trên cạn

 

3. Có cổ dài

C. Bảo vệ mắt, có nước mắt để màn

mắt không bị khô

 

4. Bàn chân có 5 ngón, có vuốt

D. Phát huy vai trò các giác quan nằm

trên đầu, tạo điều kiện

 

 

Bài 3: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống cho thích hợp. (1đ)

Thỏ là động vật…......., ăn cỏ, lá bằng cách gặp nhấm, hoạt động về ban đêm. Đẻ con (……………..) và nuôi con bằng sữa mẹ. Cơ thể phủ Cấu tạo ngoài, các giác quan, chi và cách thức duy chuyển của thỏ thích nghi với điều kiện sống và tập tính………… kẻ thù

II. TỰ LUẬN:

Câu 1: Hãy chứng minh: lớp Thú là lớp động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.

Câu 2: Giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước?

Câu 3: Hãy kể tên một số động vật quý hiếm mà em biết. Nêu một số biện pháp để bảo vệ các động vật quý hiếm?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Trắc Nghiệm

 

Bài 1

1

2

3

4

5

6

7

8

b

d

b

c

c

c

a

d

Bài 2: Nối cột

1

2

3

4

C

A

D

B

Bài 3: Điền từ

1

2

3

4

Hằng nhiệt

Thai sinh

Lông mao

Lẫn trốn

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

A. Trắc nghiệm:

I. Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Nước tiểu của thằn lằn đặc, có màu trắng đục, không hòa tan trong nước là do:

A. Có bóng đái lớn. B. Có thêm phần ruột già.

C. Xoang huyệt có khả năng hấp thu nước. D. Thằn lằn không uống nước.

Câu 2. Một số Thằn lằn bị kẻ thù túm lấy đuôi, Thằn lằn chạy thoát thân được là nhờ:

A. Đuôi có chất độc B. Đuôi trơn bóng, luôn tì sát xuống đất

C. Tự ngắt được đuôi D. Cấu tạo đuôi càng về sau càng nhỏ

Câu 3. Cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đôi dài thích nghi với đời sống trên cạn.

A. Da khô có vảy sừng bao bọc B. Da trần ẩm ướt

C. Da khô và trơn D. Da trần có lớp sáp bảo vệ

Câu 4. Thằn lằn bóng kiếm mồi vào thời gian nào trong ngày?

A. Kiếm mồi về ban đêm B. Kiếm mồi về ban ngày

C. Cả A và B đúng D. Cả A và B sai

II. Cho các từ, cụm từ: lỗ chân răng, răng cửa, bán cầu não, 4 ngăn, hằng nhiệt, thai sinh, lông mao, động vật có xương sống, bằng sữa điền vào chỗ trống (.......) trong câu dưới đây cho đầy đủ nghĩa.

Thú là lớp (1)..........có tổ chức cao nhất. Thú có hiện tượng (2)....(đẻ con) và nuôi con(3)...................do tuyến vú tiết ra. Thân có (4)..........bao phủ. Bộ răng phân hoá thành(5)..........., răng nanh và răng hàm. Răng mọc trong (6).................. Tim có (7).................... Bộ não rất phát triển thể hiện rõ ở (8)................, mấu não sinh tư và tiểu não. Thân nhiệt ổn định gọi là hằng nhiệt.

B. Tự luận:

Câu 1 Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Cho ví dụ?

Câu 2 Gà trống thường gáy sau khi đập cánh hay trước khi đập cánh? Vì sao?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Trắc Nghiệm

 

1

2

3

4

C

C

C

B

 

 

Điền Từ

 

(1) Động vật có xương sống

(2) Thai sinh

(3) Bằng sữa

(4) Lông mao

(5) Răng cửa

(6) Lỗ chân răng

(7) 4 ngăn

(8) Bán cầu não

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Trình bày xu hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống.

Câu 2. Nêu và giải thích các đặc điểm về hình dạng và cấu tạo ngoài cơ thể giúp chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.

Câu 3. Hãy giải thích vì sao Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm.

Câu 4. Hãy cho biết vì sao Thỏ hoang di chuyển với vận tốc tối đa là 74km/h, trong khi đó Cáo xám: 64km/h; Chó săn: 68 km/h; Chó sói: 69,23 km/h, thế mà trong nhiều trường hợp Thỏ rừng vẫn không thoát khỏi những loài thú ăn thịt kể trên

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

Trong quá trình chuyển hóa từ nước lên cạn, động vật có xương sống dần dần hoàn chỉnh hệ tuần hoàn: Từ chỗ chỉ có một vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn (cá) đến chỗ xuất hiện vòng tuần hoàn thứ hai với sự hô hấp bằng phổi (lưỡng cư) rồi đến tim ba ngăn với vách ngăn hụt ở tâm thất (bò sát) và cuối cùng là tim bốn ngăn ở thú, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

2

– Thân hình thoi giảm sức cản không khí khi bay.

– Chi trước: Cánh chim quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

– Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón saugiúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

– Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng —> làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng.

– Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp —> giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

– Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng —> làm đầu chim nhẹ.

– Cổ: Dài, khớp đầu với thân —> phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HK 2 môn Sinh Học 7 năm 2021 Trường THCS Phan Tây Hồ có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?