TRƯỜNG THCS LÊ THỊ TRUNG | ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Hãy khuyên bảo chúng như chúng tôi thường dạy con cháu mình: Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của Đất. Con người chưa biết làm tổ để sống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình.
(Ngữ văn 6, Tập hai)
Câu 1. (0,5 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn.
Câu 3. (1,0 điểm): Tìm các câu văn sử dụng biện pháp so sánh trong đoạn văn trên và phân tích cấu tạo của các phép so sánh đó.
Câu 4. (1,0 điểm): Ý nghĩa của lời nhắn gửi: “Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của Đất.”?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Qua văn bản “Cây tre Việt Nam” (Thép Mới), em hãy lí giải vì sao cây tre được coi là tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam? (viết một đoạn văn khoảng 100 chữ).
Câu 2. (5,0 điểm)
Tả một người thân mà em yêu quý, cảm phục.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1:
a. Yêu cầu trả lời
- Đoạn văn trên trích từ văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”.
- Tác giả: Xi-át-tơn.
b. Hướng dẫn chấm
* Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời đúng câu hỏi.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Trả lời được ½ yêu cầu.
* Mức không đạt (0 điểm):Trả lời không đúng hoặc không trả lời.
Câu 2:
a. Yêu cầu trả lời
- Nội dung đoạn trích:Khẳng định tầm quan trọng và mối quan hệ gắn bó của đất đai với đời sống con người.
b. Hướng dẫn chấm
* Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời đúng câu hỏi.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Trả lời được ½ yêu cầu.
* Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng hoặc không trả lời.
---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (4 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.
(Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
2. Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? (1 điểm)
3. Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? (1 điểm)
4. Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? (1,5 điểm)
II. LÀM VĂN (6 điểm)
Giờ ra chơi luôn đầy ắp tiếng cười, tiếng nói, hãy viết bài văn tả quang cảnh ra chơi sân trường em.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (4 điểm)
1. Phương thức biểu đạt chính là miêu tả (0,5 điểm)
2. Xác định một biện pháp tu từ:
Học sinh xác định và chỉ ra một trong những biên pháp tu từ sau: (1 điểm)
- Nhân hóa:
-> Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất.
-> Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành.
-> Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.
- So sánh -> Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót.
- Ẩn dụ -> Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.
3. Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài:
- Có thể trả lời 1 trong 2 ý sau:
- Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài sự sống và sức sống mãnh liệt. (1 điểm)
- Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. (0,5 điểm)
- Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. (0,5 điểm)
4. Em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô khi đang ngồi trên ghế nhà trường:
- Chăn chỉ học tập, đạt thành tích cao trong học tập. (0,75 điểm)
- Yêu thương, kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép. (0,75 điểm)
II. LÀM VĂN (6 điểm)
* Yêu cầu hình thức :
- Trình bày đúng hình thức một bài văn, viết đúng thể loại văn miêu tả.
- Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu nội dung:
1. Mở bài:
- Giới thiệu quang cảnh giờ ra chơi bổ ích, thú vị. (0,5 điểm)
2. Thân bài: (5 điểm)
* Tả khái quát quang cảnh trước giờ ra chơi
- Sân trường vắng vẻ, có thầy giám thị đi lại, cô lao công quét dọn.
---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5
Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối […]Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?
A. Bài học đường đời đầu tiên
B. Sông nước Cà Mau
C. Vượt thác
D. Buổi học cuối cùng
2. Cảnh sông nước Cà Mau hiện lên qua đoạn văn trên là bức tranh như thế nào?
A. Dịu dàng và mềm mại
B. Ghê gớm và dữ dội
C. Duyên dáng và yểu điệu
D. Mênh mông và hùng vĩ
3. Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng mấy lần phép so sánh?
A. Một lần
B. Hai lần
C. Ba lần
D. Bốn lần
4. Câu nào không phải là câu trần thuật đơn:
A. Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
B. Trên thì trời xanh dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá.
C. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận
5. Chủ ngữ trong câu “Mỗi lần có dịp đứng trên cầu Long Biên, tôi lại say mê ngắm nhìn màu xanh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối phía Gia Lâm không bao giờ chán mắt” là:
A. Mỗi lần có dịp đứng trên cầu Long Biên
B. Tôi
C. Lại say mê ngắm nhìn
D. Màu xanh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối phía Gia Lâm không bao giờ chán mắt
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3
Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?
A. Bài học đường đời đầu tiên
B. Sông nước Cà Mau
C. Cô Tô
D. Lòng yêu nước
2. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Nghị luận
3. Người kể chuyện trong đoạn văn trên là ai?
A. Dế Choắt
B. Dế Mèn
C. Chị Cốc
D. Bác Xiến Tóc
4. Vị ngữ trong câu: " Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên" là?
A. Tôi
B. Đứng lặng giờ lâu
C. Nghĩ về bài học đường đời đầu tiên
D. Đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên
5. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì?
A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân.
B. Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng mang vạ vào mình.
C. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng nếu không sớm muộn cũng mạng vạ vào mình.
D. Ở đời phải trung thực, tự tin nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
6. Câu thơ “Người cha mái tóc bạc/ Đốt lửa cho anh nằm” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
II. Tự luận (7 điểm)
1. Chép lại hai khổ thơ cuối bài thơ Lượm (1đ)
2. Câu văn “Càng dổ dần về hướng Cà Mau càng bủa giăng chi chít như mạng nhện” mắc lỗi gì? Hãy sửa lại. (1đ)
3. Em hãy viết một bài văn ngắn tả cảnh mùa thu trên quê hương em. (4đ)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. Phần trắc nghiệm
1. A
2. C
3. B
4. D
5. B
6. C
---(Để xem tiếp đáp án của những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi 1, 2
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào?
A. Cô Tô
B. Sông nước Cà Mau
C. Vượt thác
D. Lòng yêu nước
2. Cấu trúc so sánh “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thiếu yếu tố nào ?
A. Vế A
B. Phương diện so sánh
C. Từ so sánh
D. Vế B
3. Câu thơ “Ngày Huế đổ máu/ Chú Hà Nội về” sử dụng kiểu hoán dụ nào?
A. Lấy bộ phận để gọi toàn thể
B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
4. Vị ngữ trong câu: “Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù” là:
A. Thánh Gióng
B. Cưỡi ngựa sắt
C. Vung roi sắt
D. Cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù
5. Câu nào sau đây sử dụng phép so sánh không ngang bằng?
A. Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo
B. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất
C. Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
D. Trẻ em như búp trên cành
6. Câu “Người ta gọi chàng là Sơn Tinh” thuộc kiểu câu trần thuật đơn nào?
A. Câu đinh nghĩa
B. Câu miêu tả
C. Câu giới thiệu
D. Câu đánh giá
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 Trường THCS Lê Thị Trung. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !