Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Quang Trung

TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN LỊCH SỬ 6

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM 

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1: Sắp xếp diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng theo thứ tự:

A. Mê Linh " Cổ Loa " Luy Lâu               

B. Cổ Loa " Luy lâu " Mê Linh

C. Chu Diên " Mê Linh " Cổ Loa            

D. Chu Diên " Cổ Loa " Luy Lâu

Câu 2: Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua và xưng là:

A. Hùng Vương      

B. Trưng Vương            

C. Vua            

D. Đế vương

Câu 3: Hai Bà Trưng đã không thực hiện chính sách nào sau khi giành lại được độc lập ?

A. Phong chức tước cho những người có công.   

B. Xóa bỏ luật pháp hà khắc trước đây.

C. Thành lập chính quyền tự chủ.

D. Xá thuế ba năm liền cho dân.

Câu 4. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc vào năm 937 nhằm mục đích gì ?

A. Tiêu diệt Kiều Công Tiễn, trả thù cho Dương Đình Nghệ

B. Đoạt chức Tiết độ sứ

C. Đánh chiếm Đại La, làm chủ Giao Châu

D. Tiếp nhận quyền Tiết độ sứ sau khi Dương Đình Nghệ qua đời

Câu 5. Nguyên nhân chính nào dẫn tới bùng nổ cuộc khởi nghĩa Lý Bí?

A. Nhân dân hoang mang, lo sợ trước chính sách cai trị của phương Bắc.

B. Phong kiến phương Bắc đã hoàn thiện chính sách đồng hóa về văn hóa.

C. Nhân dân oán giận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương.

D. Nhân dân giành được nhiều thắng lợi vang dội trong cuộc khởi nghĩa

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lý Bí?

A. Sự ủng hộ của nhân dân

B. Nhà Lương suy yếu

C. Tinh thần chiến đấu quả cảm của nghĩa quân

D. Sự lãnh đạo tài tình của Lý Bí

Câu 7. Sau khi cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, Lý Bí đã có hành động gì ?

A. Lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân

B. Dời đô về vùng cửa sông Tô Lịch

C. Truyền ngôi cho Lý Phật Tử

D. Trao quyền cho Triệu Quang Phục

Câu 8. Tướng giặc nào là người trực tiếp chỉ huy quân Nam Hán khi xâm lược nước ta lần thứ hai?

A. Lưu Cung          

B. Lưu Nham           

C. Lưu Ẩn       

D. Lưu Hoằng Tháo

Câu 9: Sự kiện nào đánh dấu nhà Hậu Lý Nam Đế được thành lập ?

A. Triệu Quang Phục lên ngôi vua

B. Lý Thiên Bảo lên ngôi vua

C. Lý Phật Tử lên ngôi vua

D. Lý Công Uẩn lên ngôi vua

Câu 10. Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh nội dung dưới đây:

 Nhân dân châu Giao, ngoài việc phải nộp các loại ...(1)...., nhất là thuế muối,…(2)…,  hằng năm phải lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê……(3)….., đồi mồi để cống nạp cho nhà Hán.

A. (1) sừng trâu, (2) thuế sắt, (3) ngọc trai  

B. (1) thuế, (2) thuế sắt, (3) ngọc trai  

C. (1) thuế sắt, (2) thuế muối, (3) ngọc trai  

D. (1) thóc, (2) thuế sắt, (3) sừng trâu 

Câu 11: Dựa vào nội dung bảng dưới đây, hãy chọn đáp án đúng về thời gian  ở cột (A) và tên cuộc khởi nghĩa ở cột (B)

(A) Thời gian

(B) Tên cuộc khởi nghĩa

1.  Năm 40

a.  Phùng Hư­ng

2.  Năm 248

b.  Lý Bí

3.  Năm 542

c. Hai Bà Trưng

4.  776-791

d.  Bà Triệu

A. 1a, 2c, 3b, 4d                          

B. 1b, 2c,3a, 4d

C. 1d, 2a, 3b, 4c                          

D. 1c, 2d, 3b, 4a

Câu 12: Vì sao Triệu Quang Phục lại chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến?

A. Dạ Trạch là vùng kín đáo để bí mật phát triển lực lượng

B. Dạ Trạch gần với doanh trại của quân Lương      

C. Đây là quê hương của Triệu Quang Phục

D. Đây là vùng có truyền thống đấu tranh

II. TỰ LUẬN 

Câu 13 (3,0 điểm) Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí ?

Câu 14 (2,0 điểm) Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên điều gì?

Câu 15 (1,0 điểm) Em hãy nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X ?

Câu 16 (1,0 điểm) Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần hai ?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

 1

 2

 3

 4

 5

 6

 7

8

9

10

11

12

A

B

D

A

C

B

A

D

C

B

D

A

 

 

II. TỰ LUẬN

Câu 13:

- Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ.

- Hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.

- Chỉ chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm hầu hết các quận, huyện, Tiêu T­ư bỏ chạy về  Trung Quốc.

- Tháng 4 - 542 và đầu năm 543, nhà Lương hai lần đem quân sang đàn áp, quân ta chủ động tiến đánh quân dịch và giành thắng lợi.

- Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng Đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, xây dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch, lập triều đình với hai ban văn võ.

Câu 14: Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên :

- Nhân dân ta thương tiếc, kính trọng, ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng và những người đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước.

- Khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.

Câu 15: Nhân dân Cham-pa đã đạt được trình độ phát triển kinh tế như nhân dân các vùng xung quanh:

- Biết dùng công cụ sắt và sức kéo của trâu bò.

- Biết trồng lúa một năm hai vụ, biết trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp và buôn bán với người nước ngoài.

Câu 16: 

- Huy động được sức mạnh toàn dân chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

- Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc.

- Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo – bố trí trận địa cọc ngầm.

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Tại sao nói giai đoạn lịch sử nước ta từ 179 TCN đến thế kỉ X là “thời Bắc thuộc”?

Câu 2: Trình bày các chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với dân ta trong thời Bắc thuộc.

Câu 3: Trong hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta những bài học kinh nghiệm gì?

Câu 4: Trình bày ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

Câu 5: Hoàn thành bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc theo mẫu sau:

Stt

Thời gian

Tên cuộc khởi nghĩa

Người lãnh đạo

01

Năm 40

 

 

02

Năm 248

 

 

03

Năm 542-602

 

 

04

Năm 722

 

 

05

Năm 776-791

 

 

06

Năm 938

 

 

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng ?

1. Nhà Hán đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta theo phong tục tập quán của họ nhằm âm mưu?

A. đồng hoá dân tộc ta.                                               

B. tăng cường sức mạnh cho nhà nước mới.                      

C. vơ vét, bóc lột của cải.                                             

D. chiếm đất và cai trị nhân dân ta.                                              

2. Đến thế kỉ VII-IX nước ta có những cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của?

A. Lý Bí và Phùng Hưng.                                                      

B. Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.                                                

C. Mai Thúc Loan và Triệu Quang Phục.                             

D. Phùng Hưng và Triệu Quang Phục.

3. Nguồn sống chủ yếu của cư dân Cham Pa là?

A. Trồng cây ăn quả.               

B. Làm gốm.            

C. Trồng lúa nước.                  

D. Khai thác lâm thổ sản.

4. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa?

A. Chứng tỏ chế độ phong kiến phương Bắc đã suy yếu.

B. Thể hiện ý chí quyết tâm giành độc lập dân tộc của nhân dân ta.

C. Chấm dứt 1000 năm thống trị phương Bắc, khẳng định quyền tự chủ của đất nước.

D. Chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài.

Câu 2: Hãy dùng từ hoặc cụm từ ( Giao chỉ, Vạn Xuân, Lâm Ấp, Cham Pa, Sin-ha-pu-ra) vào chỗ trống (….)sao cho đúng với đoạn trích nói về quá trình xây dựng nước ChamPa độc lập ?

Năm 192-193, Khu Liên lãnh đạo nhân dân (1)………………… nổi dậy giành quyền độc lập, đặt tên nước là(2)………………, sau đó đổi tên nước là (3)……………………, đóng đô ở (4)…………………….

Câu 3: Hãy nối các sự kiện ở (cột A) với thời gian ở (cột B) sao cho đúng ?

Cột A (Thời gian)

Nối

Cột B  (Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ họ Khúc, họ Dương)

1. Năm 905

a→…….

a. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ

2. Năm 906

b→…….

b Quân Hán sang xâm lược nước ta

3. Năm 930

c→…….

c. Vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ

4. Năm 931

d→…….

d. Dương Đình Nghệ đem quân đánh chiếm Tống Bình

 

 

e. Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ đoạt chức Tiết độ sứ

Phần II: Tự luận:

Câu 1: Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại những gì? Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ thành quả đó?

Câu 2: Vì sao nói những việc làm của Khúc Thừa Dụ đã chấm dứt trên thực tế ách thống trị của phong kiến phương Bắc?

Câu 2: Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?  Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc  kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ 2?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Nước Âu Lạc có công trình quân sự nổi tiếng đó là

A. thành Phong Châu         

B. thành Cổ Loa        

C. thành Thăng Long 

D. thành Huế

Câu 2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào

A. năm 40                           

B. năm 41                   

C. năm 42                               

D.  năm 43

Câu 3. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở

A. Ba Vì                  

B. Chu Diên               

C. Đan Phượng                      

D. Hát Môn (Hà Nội)

Câu 4. “Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh... Tô Định hoảng hốt phải bỏ thành, cắt tóc, cạo râu, lẻn trốn về Nam Hải (Quảng Đông – Trung Quốc).”

Đó là sự kiện được nói đến ở

A. Khởi nghĩa Bà Triệu                               

B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng                      

C. Cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược

D. Âu Lạc đánh quân của Triệu Đà. 

Câu 5. Những nữ tướng tài giỏi trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là

A. Ông Cai, nàng Quốc

B. Thi Sách, ông Cai, Vĩnh Huy

C. Vĩnh Huy, Lê Chân, ông Cai, Thánh Thiên.

D. Vĩnh Huy, Lê Chân, Thánh Thiên, Lê Thị Hoa, nàng Quốc.

Câu 6. Cuộc khởi nghĩa nổ ra năm 248 ở Thanh Hóa do ai lãnh đạo?

A. Cao Lỗ              

B. Trưng Trắc           

C. Bà Triệu               

D. Triệu Quốc Đạt

Câu 7:  Từ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, em rút ra bài học gì?

A.  Từ xa xưa, người phụ nữ đã có một vai trò đặc biệt quan trọng.

B.   Không đồng tình với lối sống “trọng nam khinh nữ”.

C.   Luôn trân trọng người phụ nữ.

D.  Tất cả A,B,C.

Câu 8: Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua, đóng đô ở

A. Mê Linh            

B. Hát Môn               

C. Chu Diên 

D. Cổ Loa

Câu 9:  Cuộc khởi nghĩa Lý Bí nổ ra vào thời gian nào? 

A. Năm 541           

B. Năm 542              

C. Năm 543              

D. Năm 544

Câu 10:  Nước Vạn Xuân được thành lập vào thời gian nào? 

A. Năm 541                                               

B. Mùa xuân năm 542                                 

C. Năm 543                                                           

D. Mùa xuân năm 544

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 20 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1B

2A

3D

4B

5D

6C

7D

8A

9B

10D

11C

12D

13A

14C

15B

16D

17C

18A

19A

20D

 

ĐỀ SỐ 5

I/Trắc nghiệm 

Câu 1. Những chính sách của người Hán đối  với người nhân dân ta là:

A. Chiếm đất nhân dân ta.                             

B. Đặt ra nhiều thứ thuế.

C. Đưa người Hán sang ở với dân ta.            

D. “Khai hóa” cho nhân dân ta.

Câu 2. Nhà Hán đã độc quyền về:

A. Thuế muối .           

B. Thuế rau.                 

C. Thuế Sắt     

D. Thuế thuốc phiện

Câu 3: Sau khi đuổi được bọn đô hộ, Hai Bà Trưng đã:

A. Làm vua..                             

B.Bãi bỏ luật pháp hà khắc.

C.Xây dựng cung điện .            

D. Phong tước cho những người có công, xá thuế.

Câu 4: Hào kiệt kéo về ủng hộ cuộc khởi nghĩa Lí Bí là:

A.Triệu Túc                                                  

B.Phùng Hưng

C.Bà Triệu                                                   

D.Phạm Tu

Câu 5: Nối Cột A với cột B cho phù hợp .

Cột A(Thời gian)

Cột B(tên cuộc khởi nghĩa)

Kết quả

1.Năm 40

A.Bà Triệu

1->

2.Năm248

B.Hai Bài Trưng

2->

3.Năm 542-602

C.Mai Thúc Loan

3->

4.Đầu Thế kỉ VIII

D.Lý Bí

4->

5.Thế kỉ X

 

 

 

Câu 6. Ghép thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho đúng. 

Cột A

Cột B

Trả lời

1. Năm 542

2. Mùa xuân 544

3. Tháng 5/545

4. Năm 550

a. Lý Bí lên ngôi Hoàng đế.

b. Khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ.

c. Triệu Quang Phục đánh tan quân Lương.

d. Nhà Lương lại đem quân xâm lược nước ta.

e. Lý Phật Tử bị bắt đưa về Trung Quốc.

1. ghép với …

2. ghép với …

3. ghép với …

4. ghép với …

 

Câu 7. Điền các cụm từ sau (quận Cửu Chân; đánh phá; Bà Triệu; Giao Châu) vào chỗ trống sao cho đúng. 

Năm 248, cuộc khởi nghĩa (1) ……………….bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc – Thanh Hóa), Bà đã lãnh đạo nghĩa quân (2) …………các thành ấp của nhà Ngô ở (3) ……….………..., rồi từ đó đánh khắp (4) ……………….. Nhà Ngô cử 6000 quân sang đàn áp. Bà hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền – Hậu Lộc – Thanh Hóa).

II. Tự luận 

Câu 1: Nêu nguyên nhân, diễn biến  và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bài Trưng.

Câu 2: Trình bày các chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời Bắc thuộc.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Quang Trung. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?