Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Phan Bội Châu

TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 10

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1. Khi Nguyễn Huệ quyết định tiến thẳng quân ra Đàng Ngoài, ông đã nêu khẩu hiệu gì ?

A. “Thần tộc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”     

B. “Quyết tâm tiêu diệt vua Lê, chúa Trịnh”.                       

C. “Phù Lê, diệtTrịnh”.                                

D. “Phù Trịnh, diệt Lê”

Câu 2. Lê Hoàn chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống giành được thắng lợi ở đâu ?

A. Sông Như Nguyệt.                                

B. Sông Bạch Đằng.

C. Rạch Gầm-Xoài Mút.                            

D. Chi Lăng-Xương Giang.

Câu 3. Vị vua cuối cùng của nhà Lý là ai ?

A. Lý Chiêu Hoàng.            

B. Lý Cao Tông.                     

C. Lý Huệ Tông.        

D. Lý Trần Quán

Câu 4. Ở thế kỉ XVI-XVIII, hệ tư tưởng nào vẫn giữ vị trí thống trị trong xã hội nhưng không còn vai trò độc tôn ?

A. Phật giáo.                    

B. Đạo giáo.              

C. Thiên chúa giáo               

D. Nho giáo.

Câu 5. Dưới triều Nguyễn, địa danh nào được chọn làm kinh đô là trung tâm đầu não của cả nước ?

A. Thăng Long (Hà Nội).                                 

B. Phủ Qui Nhơn.

C. Phú Xuân (Huế)                                         

D. Gia Định (Sài Gòn).

Câu 6. Chiến thắng nào đã ghi dấu ấn sâu sắc nhất về sự đánh bại quân Mãn Thanh xâm lược ?

A. Hạ Hồi.                                                       

B. Ngọc Hồi, Đống Đa.

C. Ngọc Hồi                                                     

D. Tất cả các chiến thắng trên

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Trình bày khái quát và nhận xét quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn? 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm:

1

2

3

4

5

6

C

B

A

D

C

B

 

II. Tự luận

Câu 1: * Xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước, chính sách ngoại giao :

- Sau khi đánh bại phong trào Tây Sơn năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân.

- 1804, nhà Nguyễn đổi tên nước là Việt Nam , đến thời Minh Mạng đổi tên nước thành Đại Nam.

* Tổ chức bộ máy Nhà nước.

- Chính quyền trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê với quyền hành chuyền chế tuyệt đối của vua. Tuy nhiên, triều đình chỉ trực tiếp cai quản 11 dinh, trấn ở Trung Bộ (từ Thành Hóa đến Bình Thuận). Còn 11 trần ở Đàng Ngoài và 5 trấn vùng Gia Định (Nam Bộ ngày nay) gọi là Bắc thành và Gia Định thành do 1 tổng trấn đứng đầu. Tổng trấn có quyền quyết định các công việc và chỉ báo cáo về TW khi có công việc quan trọng.

- Năm 1831 – 1832, Minh Mạng quyết định bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành, chia cả  nước làm 30 tỉnh và 1 Phủ Thừa Thiên. Mỗi tỉnh đều có Tổng đốc, Tuần phủ cai quản, cùng 2 ti Bố chính và Án sát. Dưới tỉnh là các phủ, huyện (châu), tổng, xã.

- Nhà Nguyễn cũng chú ý tổ chức thi cử để tuyển dụng quan lại.

- Nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ hay còn gọi là Luật Gia Long với gần 400 điều, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, các tôn ti trật tự phong kiến và các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa.

- Quân đội được tổ chức chặt chẽ, khoảng 20 vạn người, được trang bị vũ khí đầy đủ.

- Đối ngoại: đối với nhà Thanh, nhà Nguyễn giữ thái độ hòa hảo. Đối với các nước nhỏ như Lào, Chân Lạp, nhà Nguyễn bắt họ phải thần phục. Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn có phần dè dặt và hạn chế trong quan hệ.

* Nhận xét:

- Tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời Nguyễn giống như thời Lê Sơ nhưng có cải cách chút ít.

- Thực chất tổ chức bộ máy dưới thời Nguyễn là nhà nước quân chủ chuyên chế, tập trung quyền lực vào tay nhà vua. Vua nắm mọi quyền hành từ chính trị đến quân đội.

ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 

Câu 1. Trước khi Cô - lôm - bô phát hiện ra châu Mỹ đây vốn là vùng đất của bộ phận dân tộc người:

A. da đen                    B. da trắng                  C. da vàng                   D. da đỏ

Câu 2. Đặc điểm kinh tế 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đến giữa thế kỉ XVIII là :

A. Miền Nam phát triển nền kinh tế công nghiệp, miền Bắc phát triển nền kinh tế thương nghiệp

B. Cả hai miền Nam - Bắc phát triển nền kinh tế công thương nghiệp

C. Miền Nam phát triển nền kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển nền kinh tế công thương nghiệp

D. Cả hai miềnNam – Bắc đều phát triển nền kinh tế đồn điền dựa vào sự bóc lột đối với nô lệ da đen

Câu 3. Đại hội nào tuyên bố thành lập Hợp chủng quốc Mĩ?

A. Đại hội đại biểu Phi - la - đen - phi - a lần thứ nhất

B. Đại hội đại biểu Phi - la - đen - phi - a lần thứ hai

C. Đại hội thông qua bản tuyên ngôn độc lập

D. Đại hội đại biệu Phi - la - đen - phi - a lần thứ ba

Câu 4. Tầng lớp quý tộc mới ở Anh là:

A. Tầng lớp có nguồn gốc quý tộc, phong kiến cấu kết với Tăng Lữ

B. Tầng lớp có quyền chính trị gắn với phong kiến quý tộc và kinh tế gắn với tư sản

C. Tầng lớp gần gũi với nhân dân, có nguồn gốc quý tộc

D. Tầng lớp đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ với nhân dân

Câu 5. Cuộc nội chiến giữa Quốc hội Anh và nhà vua diễn ra

A. Từ năm 1642 - 1648                      B. Từ năm 1640 - 1648

C. Từ năm 1642 - 1649                       D. Từ năm 1640 - 1688

Câu 6. Xác định năm 1649 cách mạng tư sản Anh đạt tới đỉnh cao từ khi:

A. Vua Sac - lơ bị xử tử, nền cộng hòa được thiết lập

B. Hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc của mình là lật đổ giai cấp tử sản

C. Ngay sau khi nội chiến kết thúc chế độ độc tài được thiết lập

D. Sau cách mạng đã thiết lập được chế độ quân chủ lập hiến

Câu 7. Xác định vị trí mười ba thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

A. Ven bờ Đại Tây Dương                 B. Ven bờ Thái Bình Dương

C. Ven bờ Ấn Độ Dương                   D. Ven bờ Bắc Băng Dương

Câu 8. Khái quát điểm nổi bật tình hình xã hội nước Pháp trước khi bùng nổ cách mạng là:

A. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, tư sản và nông dân

B. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, tăng lữ và nông dân

C. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, phong kiến và nông dân

D. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ 3 ( nông dân, tư sản, bình dân thành thị)

Câu 9. Các nhà tư tưởng tiêu biểu của trào lưu Triết học ánh sáng Pháp là:

A. Mông - tex - ki - ơ, Ô - oen và Phu - ri - ê

B. Ô - oen, Phu - ri - ê và Xanh - xi- mông

C. Mông - tex - ki - ơ, Vôn - te và Rút - xô

D. Xanh - xi - mông, Rút - xô và Vôn - te

Câu 10. Nội dung tư tưởng của trào lưu triết học ánh sáng Pháp là:

A. Lên án chế độ phong kiến, đưa ra lí thuyết xây dựng Nhà nước tư bản chủ nghĩa

B. Lên án chế độ tư bản,đưa ra lí thuyết xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa

C. Lên án chế độ phong kiến, nhà thờ Ki – tô, đưa ra lí thuyết xây dựngNhà nước xã hội chủ nghĩa

D. Lên án chế độ phng kiến, đưa ra í thuyết xây dựng Nhà nước quân chủ lập hiến

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 28 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

D

C

C

B

A

A

A

D

C

A

C

A

B

B

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

A

C

B

B

B

D

C

D

D

A

A

D

C

A

 

ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Dưới triều Tiền Lê kinh đô nước Việt ta đóng ở

A. Cổ Loa (Hà Nội).                                                    B. Hoa Lư (Ninh Bình).

C. Thăng Long (Hà Nội).                                             D. Phong Châu (Phú Thọ).

Câu 2: Đâu là nguyên nhân sự hình thành và hưng khởi của các đô thị Đại Việt trong thế kỷ XVI - XVIII?

A. Nhiều đô thị mới hình thành ở Đàng Ngoài.

B. Thăng Long và Phố Hiến là hai đô thị sầm uất nhất.

C. Đô thị mới Thanh Hà được đánh giá là “Đại Minh khách phố”.

D. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa.

Câu 3: Cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức nào?

A. Nội chiến giữa Quốc hội với thế lực phong kiến.

B. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

C. Nội chiến kết hợp với chiến tranh giải phóng dân tộc.

D. Cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.

Câu 4: Đặc điểm của nền nông nghiệp nước Pháp trước cách mạng tư sản 1789 là

A. công cụ và phương thức canh tác lạc hậu.

B. máy móc được sử dụng phổ biến trong sản xuất.

C. sự xâm nhập của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa.

D. giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Câu 5: Nhân dân ta đã lật đổ ách thống trị của nhà Minh với thắng lợi ở trận

A. Bạch Đằng năm 938.                                               B. Như Nguyệt năm 1077.

C. Bạch Đằng năm 1288.                                             D. Chi Lăng - Xương Giang năm 1427.

Câu 6: Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là

A. Quang Toản.                    B. Quang Trung.              C. Gia Long.                   D. Bắc Bình Vương.

Câu 7: Thắng lợi nào của ta đã vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự thần tốc, táo bạo, bất ngờ của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh?

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

B. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975.

C. Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám 1945.

D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

Câu 8: Trong cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu, Giêm Oát là người phát minh ra máy

A.  kéo sợi chạy bằng sức nước.                                  B. dệt chạy bằng sức nước.

C.  hơi nước.                                                                 D. kéo sợi Gien-ni.

Câu 9: Đâu không là bài học rút ra từ cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX?

A. Trang bị máy móc, kỹ thuật cho sản xuất.

B. Cần đầu tư cho nhân tố con người.

C. Nhà máy phải xây dựng gần các sông lớn.

D. Cần đầu tư cho cải tiến kỹ thuật.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình nông nghiệp nước ta cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI?

A. Mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.

B. Nông nghiệp bị tàn phá nặng nề do chiến tranh.

C. Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay quan lại địa chủ.

D. Diện tích đất canh tác cả nước tăng lên nhanh chóng.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 17 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

1

B

6

B

11

C

2

D

7

B

12

A

3

A

8

C

13

B

4

A

9

C

14

A

5

D

10

D

15

A

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Hãy trình bày những thành tựu về lịch và chữ viết của các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp và Rô Ma.

Câu 2: Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của Trung Quốc thời Đường.

Câu 3: Lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây với các nội dung: Điều kiện tự nhiên,  nền tảng kinh tế.

Câu 4: Dưới thời kì nào của Ấn Độ được gọi là sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ?  Kể tên các vương triều dưới thời kì đó.

Câu 5: Trình bày một số chính sách tích cực của vương triều Mô- gôn dưới thời kì trị vì của vua A- cơ- ba( 1556- 1605).

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Phong trào Tây Sơn đã thực hiện được nhiệm vụ thống nhất đất nước gắn với sự kiện.

A. Lật đổ Chúa Nguyễn.

B. Lật đổ Chúa Trịnh.

C. Đánh tan quân Xiêm và quân Thanh xâm lược.

D. Lật đổ Chúa Nguyễn và Chúa Trịnh

Câu 2: Phát minh quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp Anh

A. Máy kéo sợi                     B. Máy dệt                      C. Máy hơi nước             D. Xe lửa

Câu 3: Cách mạng công nghiệp góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là

A. nông nghiệp và giao thông vận tải                          B. Giao thông vận tải

C. nông nghiệp                                                             D. Tàu thủy và xe lửa

Câu 4: Bước chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa được mở đầu bằng

A. cuộc cách mạng Hà Lan                                          B. cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu

C. các cuộc cách mạng tư sản                                      D. cuộc cách mạng tư sản Anh

Câu 5: Nhà Mạc ra đời trong bối cảnh nào?

A. Các thế lực phong kiến cát cứ nổi lên tranh giành lẫn nhau.

B. Nhà Lê suy yếu, khủng hoảng.

C. Quan lại địa chủ ra sức cướp bóc, bóc lột nhân dân.

D. Các vua ăn chơi sa đọa, không chăm lo triều chính.

Câu 6: Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện chứng tỏ sự phát triển hưng thịnh của ngoại thương ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVII?

A. Nhiều đô thị mới được hình thành và phát triển.

B. Hệ thống chợ làng, chợ huyện, chợ chùa phát triển rộng khắp.

C. thương nhân nước ngoài xin lập phố xá, cửa hàng để buôn bán lâu dài.

D. Thương nhân nước ngoài đến buôn bán đông.

Câu 7: Nhà nước cho xây dựng bia đá để ghi tên Tiến sĩ từ thời nhà nào?

A. Nhà Lê sơ                        B. Nhà Tây Sơn               C. Nhà Trần                     D. Nhà Lý

Câu 8: Sự phát triển của ngoại thương trong các thế kỉ XVI – XVIII ở nước ta là do hệ quả trực tiếp của sự kiện nào dưới đây?

A. các cuộc phát kiến địa lí.                                         B. Sự xuất hiện của chủ nghĩa thực dân.

C. Ngành hàng hải phát triển.                                      D. Sự xuất hiện các cuộc cách mạng tư sản.

Câu 9: Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra do

A. mâu thuẫn Lê – Trịnh.                                             B. mâu thuẫn Trịnh – Nguyễn.

C. mâu thuẫn Lê – Mạc.                                               D. mâu thuẫn Trịnh – Mạc.

Câu 10: Đến giữa thế kỷ XIX, nước Anh được mệnh danh là

A. nhà máy của thế giới                                               B. Công xưởng của thế giới

C. Công trường của thế giới                                         D. trung tâm của thế giới

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Phan Bội Châu. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?