Bộ 5 đề thi HK2 môn GDCD lớp 6 năm học 2018 - 2019 có đáp án

BỘ ĐỀ THI HK2 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6

NĂM HỌC: 2018 - 2019

ĐỀ 1

A. TRẮC NGHIỆM. (5 điểm)

 I. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. (3 điểm)

Câu 1. Khẳng định nào sau đây là không đúng pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?                                                                                                                             

a. Trong mọi trường hợp, không ai được xâm phạm đến thân thể của người khác.

b. Việc bắt giam giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.

c. Người vi phạm pháp luật có thể bị bắt giam theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

d. Công an bao giờ cũng có quyền bắt người.

Câu 2. Trường hợp nào sau đây không phải là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

a. Người dưới 18 tuổi có quốc tịch Việt Nam.

b. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.

c. Người đã thôi quốc tịch Việt Nam, định cư và nhập quốc tịch nước ngoài.

d. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng phạm tội bị phạt tù giam.

Câu 3. Hành vi nào sau đây xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

a. Nhặt được thư rơi và báo cho người mất biết.

b. Anh, chị nghe lén điện thoại của em.

c. Cầm giúp thư cho bạn.

d. Thấy bạn đang mở e-mail, em liền đi chỗ khác.

Câu 4. Theo quy định của pháp luật nước ta, độ tuổi nào có nghĩa vụ hoàn thành bậc Giáo dục Tiểu học.

a. Từ 6 – 11 tuổi                      b. Từ 6 – 12 tuổi         c. Từ 6 – 13 tuổi          d. Từ 6 – 14 tuổi

Câu 5: Biển báo có “hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen” là biển báo:

a. Biển báo cấm           b. Biển báo nguy hiểm            c. Biển báo hiệu lệnh  

Câu 6: Biển báo có “hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen” là biển báo:

 a. Biển báo cấm          b. Biển báo nguy hiểm            c. Biển báo hiệu lệnh

II. Hãy nối những ý sau với quyền tương ứng sao cho phù hợp. (2 điểm)

Biểu hiện

Nối

Quyền tương ứng

1. Không ai được phép khám chỗ ở của người khác

1 - ....

a. Quyền học tập

2. Thư của người thân nhất cũng không được tự ý mở ra xem

2 - ....

b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, danh dự, sức khỏe.

3. Không ai được xúc phạm, đánh nhau với người khác.

3 - ....

c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

4. Công dân được học dưới nhiều hình thức

4 - ....

d. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại.

B. TỰ LUẬN. (5 điểm)

Câu 1. Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Cho ví dụ về hành vi xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. (2 điểm) 

Câu 2. Những hành vi nào bị coi là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân? (1 điểm)

Câu 3. Xử lí tình huống. (2 điểm)

Em sẽ làm gì khi gặp trường hợp sau:

   - Em nhặt được thư của bạn cùng lớp.

   - Khi bị người khác xâm phạm chỗ ở của mình.

ĐÁP ÁN

A. TRẮC NGHIỆM. (5 điểm)

I. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. (Đúng mỗi câu đạt 0.5 đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

d

c

b

d

a

b

 

II. Nối ý cho phù hợp. (Đúng mỗi ý được 0.5 điểm)

            1 – c                2 – d                            3 – b                            4 – a

B. TỰ LUẬN. (5 điểm)

Câu

Nội dung cần nêu

Điểm

Câu 1

(2.0 điểm)

 

* Công dân được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác; không được nghe trộm điện thoại.

* Ví dụ: xem trộm thư, nghe trộm điện thoại của người khác...

1.5

 

0.5

Câu 2

(1.0 điểm)

* Các hành vi bị coi là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân.

- Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác.

- Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ.

- Vào nhà của người khác mà không được chủ nhà hoặc pháp luật cho phép.

    0.25

0.25

   0.5

Câu 3

(2.0 điểm)

 

- Em nhặt được thư của bạn cùng lớp: không mở ra xem và tìm cách trả lại người nhận.

- Khi bị người khác xâm phạm chỗ ở của mình: phải tỏ thái độ phản đối và tìm sự giúp đỡ của người lớn và cơ quan chức năng.

1.0

 

1.0

 

ĐỀ 2

Câu 1: ( 2 điểm).

Em hãy kể tên 4 hành vi thực hiện tốt và 4 hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ mà em biết ?

Câu 2: ( 2 điểm).

Công dân là gì ? Khi nào một công dân được công nhận là một công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ? Theo em, học sinh cần làm gì để trở thành công dân có ích?

Câu 3: ( 2 điểm).

Học tập có tầm quan trọng đối với con người như thế nào ? Em hiểu gì về quyền và nghĩa  vụ học tập của công dân ?

Câu 4: ( 2 điểm). Sơn và Hải cùng học lớp 6. Một hôm, Sơn bị mất chiếc bút đẹp mới mua, tìm mãi không thấy Sơn đổ cho Hải lấy cắp. Hải không lấy nhưng nói mãi Sơn không nghe nên Hải đấm Sơn  một cái khiến son chảy máu mũi.

a. Việc làm của sơn đúng hay sai ? Vì sao ?

b. Hành vi của Hải đúng hay sai ? Vì sao?

c. Nếu em là Hải em sẽ xử sự như thế nào trong tình hướng trên?

ĐÁP ÁN

Câu 1 (2.0 điểm): Mỗi hành vi kể đúng được 0,25đ

- HS kể tên 4 hành vi thực hiện tốt an toàn giao thông đường bộ của học sinh: đi đúng phần đường quy định; tuân thủ tín hiệu đèn hoặc chỉ dẫn của cảnh sát giao thông; khi đi xe đạp không sử dụng ô; đi bộ vào sát mép đường hoặc hè phố, lề đường,….   (1.0 điểm)

- 4 hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ của học sinh: đi xe đạp dàn hàng ngang trên đường; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp máy; vượt đèn đỏ, thả hai tay khi điều khiển xe đạp,... (1.0 điểm)

(Tùy vào nội dung ví dụ của HS nêu, GV cho điểm phù hợp)

Câu 2 (2.0 điểm):

- Công dân là dân của một nước (0,5 điểm)

- Một công dân được công nhận là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi là người có quốc tịch Việt Nam. (0,5 điểm)

- Để trở thành công dân có ích HS cần: chăm chỉ học tập, nghiêm túc thực hiện quy định của trường lớp; thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh, thực hiện tốt bổn phận trong gia đình,......(1,0 điểm)

Câu 3 (3.0 điểm):

- Học tập có tầm quan trọng: Giúp em có kiến thức, có hiểu biết được phát triển toàn diện trở thành con người có ích cho gia đình và xã hội góp ghần xây dựng đất nước giàu mạnh..... (1,0 điểm)

- Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân được thể hiện:

+ Mọi công dân có thể học không hạn chế từ tiểu học đến trung học, đại học sau đại học; có thể học bất cứ ngành nghề nào thích hợp với bản thân; tùy điều kiện cụ thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời. (1,0 điểm)

+ Trẻ em trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành cấp học phổ cập theo quy định của Nhà nước (1,0 điểm)

Câu 4 (3.0 điểm):

a,  Sơn đã sai vì ch­a có chứng cứ đã đổ cho Hải lấy cắp, Sơn đã xỳc phạm đến danh dự ng­ời khác -> vi phạm pháp luật. (1,0 điểm)

b, Hải đánh Sơn là sai vỡ Hải đó xâm phạm đến thân thể, sức khoẻ ngư­ời khác. -> vi phạm pháp luật. (1,0 điểm)

c, Nếu là Sơn em sẽ bình tĩnh tìm hiểu, khi không biết chính xác ai lấy thì  nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô. (0,5 điểm)

 Nếu là Hải em sẽ bình tĩnh giải thích với Sơn, nếu Sơn không chịu nghe thì em báo cáo sự việc nhờ thầy cô giải quyết. (0,5 điểm)

        (Căn cứ vào mức độ giải thích hợp lí của HS trong từng ý để giáo viên cho điểm phù hợp)

 

{-- xem đầy đủ nội dung bộ đề thi HK1 môn GDCD lớp 6 ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn 2 đề thi trong Bộ 5 đề thi HK2 môn GDCD lớp 6 năm học 2018 - 2019 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 6 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?