TRƯỜNG THCS MINH CHÂU | BỘ 5 ĐỀ THI HK1 MÔN LỊCH SỬ 7 NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Trình bày sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu?
- Đến cuối thế kỉ V, người Giéc-man xâm chiếm tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây, lập nên nhiều vương quốc mới.
- Người Giéc-man còn chia ruộng đất và phong tước vị cho các tướng lĩnh, quý tộc.
→ Xuất hiện các tầng lớp mới: lãnh chúa phong kiến và nông nô. Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành.
Câu 2: Trình bày sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu ?
- Vốn: Nhờ cuộc phát kiến địa lí, quý tộc và thương nhân châu Âu trở nên giàu có. Họ lập ra các xưởng thủ công, các đồn điền và dần dần họ trở thành giai cấp tư sản.
- Đội ngũ công nhân làm thuê: Những người nông nô bị mất ruộng đất, phải lang thang, cuối cùng phải vào làm thuê trong các xí nghiệp của tư sản. Ngoài nông nô, còn có nô lệ được mua từ châu Phi sang châu Âu.
Câu 3: Nêu nguyên nhân và nội dung của phong trào Văn hoá Phục Hưng?
- Nguyên nhân: Sự kìm hãm của giai cấp phong kiến đối với các giá trị văn hoá. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị xã hội.
Nội dung: Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội, đề cao giá trị con người và đề cao khoa học tự nhiên.
Câu 4: Vì sao nói phong trào Văn hoá Phục hưng là “cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”?
Phong trào Văn hoá phục hưng đã sản sinh ra những danh nhân văn hoá và các nhà bác học vĩ đại trong nhiều lĩnh vực khoa học, mở đường cho sự phát triển cao hơn của vô sản châu Âu và nhân hoá nhân loại.
Câu 5: Vì sao xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo?
Trong suốt hơn hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên coi giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức Giáo hội đó.
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Từ các cuộc phát kiến lớn về địa lí, em có suy nghĩ gì về vai trò của biển và bản thân hiện nay cần làm gì để bảo vệ biển đảo nước ta?
- Suy nghĩ về vai trò của biển:
+ Biển có vai trò là đường giao thông quan trọng, nối liền các châu lục.
+ Có nguồn tài nguyên rất phong phú.
- Bản thân hiện nay cần làm để bảo vệ biển đảo nước ta:
+ Học tập thật tốt.
+ Quyết tâm bảo vệ vùng biển đảo chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc, lên án hành động sai trái của kẻ xâm phạm đến biển đảo nước ta.
+ Tuy nhiên cũng cần bình tĩnh sáng suốt nhận định sự kiện ở biển đông để có những hành động phù hợp pháp luật.
Câu 2: Trình bày sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.
- Sản xuất: Từ thời Xuân Thu – Chiến quốc, ở Trung Quốc đã xuất hiện công cụ bằng sắt, diện tích, năng suất tăng.
- Xã hội xuất hiện giai cấp mới: Địa chủ, tá điền.
→ Quan hệ sản xuất phong kiến xuất hiện. Xã hội phong kiến được hình thành.
Câu 2: Nêu những thành tựu về văn hóa khoa học kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời Phong kiến.
a. Thành tựu về văn hoá
- Tư tưởng: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng đạo đức phong kiến.
- Văn học: Nhiều nhà thơ nhà văn như Lí Bạch, Đỗ Phủ, Thi Nại Am...
- Sử học: Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán thư, Đường thư, Minh sử….
- Nghệ thuật: Hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc… ở trình độ cao.
b. Thành tựu khoa học - kĩ thuật
- Phát minh ra giấy viết, nghề in, la bàn, thuốc súng…
- Kĩ thuật đóng tàu, luyện sắt, khai thác dầu mỏ, khí đốt… có đóng góp lớn.
Câu 3: Trình bày những thành tựu về văn hóa của Ấn Độ.
* Những thành tựu về Văn hoá Ấn Độ
- Có chữ viết riêng: Chữ Phạn.
- Kinh Vê-đa.
- Văn học với nhiều tác phẩm thơ ca, kịch, sử thi…
- Nghệ thuật kiến trúc chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo: Kiến trúc Hin-đu và kiến trúc phật giáo.
Câu 4: Vì sao chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên lại có sự khác nhau?
* Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên khác nhau là do:
- Nhà Tống: người Hán cai trị người Hán nên có sự quan tâm phát triển đất nước.
- Nhà Nguyên: người Mông cổ cai trị người Hán nên chủ yếu có sự phân biệt đối xử giữa người Mông Cổ và người Hán.
Câu 5: Sự phát triển của Ấn Độ dưới vương triều Giúp Ta được biểu hiện như thế nào?
* Những biểu hiện cho thấy sự phát triển của Ấn Độ dưới vương triều Giúp Ta.
- Kinh tế - xã hội và văn hóa phát triển.
- Luyện kim phát triển đến trình độ cao.
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1. Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô.
Hướng dẫn trả lời:
- Năm 938, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô.
- Xây dựng chính quyền:
+ Trung ương: Vua đứng đầu quyết định mọi việc;đặt các chức quan văn,võ,quy định lễ nghi,sắc phục của quan lại các cấp.
+ Ở địa phương: cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng (Đinh Công Trứ-thứ sử châu Hoan,Kiều Công Hãn-thứ sử châu Phong...)
Câu 2. Nêu tình hình kinh tế thời Đinh-Tiền Lê.
Hướng dẫn trả lời:
- Quyền sở hữu ruộng đất nói chung thuộc về làng xã,theo tập tục chia nhau cày cấy,nộp thuế,đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.Việc đào vét kênh mương,khai khẩn đất hoang…được chú trọng,nên nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển.
- Xây dựng một số xưởng thủ công:từ thời Đinh đã có xưởng đúc tiền,chế vũ khí,may mũ áo…xây dựng cung điện,chùa chiền.
- Các nghề thủ công cổ truyền cũng phát triển như dệt lụa,làm gốm.
- Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành.Nhân dân hai nước Việt-Tống thường qua lại trao đổi hàng hóa ở vùng biên giới.
Câu 3. Trình bày tình hình văn hóa-giáo dục thời Đinh-Tiền Lê.
Hướng dẫn trả lời:
- Nho học chưa tạo được ảnh hưởng,giáo dục chưa phát triển.
- Đạo phật được truyền bá rộng rãi,chùa chiền được xây dựng khắp nơi,nhà sư được nhân dân quý trọng.
- Nhiều loại hình văn hoá dân gian như:ca hát,nhảy múa,đua thuyền…tồn tại và phát triển.
Câu 4. Vì sao xảy ra loạn 12 sứ quân?
Hướng dẫn trả lời:
- Sau khi Ngô Quyền mất năm 944:Dương Tam Kha tiếm quyền,các phe phái nổi lên khắp nơi.
- Năm 950,Ngô Xương Văn dẹp được Dương Tam Kha,nhưng cuộc tranh chấp giữa các thế lực,thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn,12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương.Sử gọi là “Loạn 12 sứ quân”
Câu 5. Xã hội thời Đinh -Tiền Lê gồm có những tầng lớp nào?
Hướng dẫn trả lời:
Xã hội chia thành 3 tầng lớp:
- Tầng lớp thống trị gồm: vua,quan văn võ (cùng một số nhà sư).
- Tầng lớp bị trị:đa số là nông dân tự do,cày ruộng công làng xã.
- Tầng lớp cuối cùng là: nô tì (số lượng không nhiều).
---(Để xem nội dung đề và đáp án chi tiết đề số 4, 5 thi HK1 môn Lịch Sử 7 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 có đáp án môn Lịch Sử 7 năm học 2019-2020 Trường THCS Minh Châu, để xem nội dung đầy đủ, chi tiết mời các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể thử sức mình qua hình thức thi trắc nghiệm online bên dưới đây:
- Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch Sử 7 năm 2019 - 2020 Trường THCS,THPT Võ Nguyên Giáp
- Đề ôn tập HK1 môn Lịch Sử 7 năm học 2019-2020 Trường THCS Long Sơn
Chúc các em học giỏi!