Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 có đáp án năm 2021 Trường THPT Phan Huy Ích

TRƯỜNG THPT PHAN HUY ÍCH

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Trình bày điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế và cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông? (5 điểm)

Câu 2: Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đời sống kinh tế và chính trị trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu? (5 điểm)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Trình bày điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế và cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông?

a. ĐKTN và đặc điểm kinh tế (2đ)

Điều kiện tự nhiên

Thuận lợi: Đất đai phù sa màu mỡ, gần nguồn nước tưới thuận lợi cho sản xuất và sinh sống.

Khó khăn: Dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Do thủy lợi,... người ta đã sống quần tụ thành những trung tâm quần cư lớn và gắn bó với nhau trong tổ chức công xã. Nhờ đó nhà nước sớm hình thành nhu cầu sản xuất và trị thủy.

Sự phát triển của các ngành kinh tế

Nông nghiệp trồng lúa là nghành kt chủ đạo, bên cạnh đó còn chăn nuôi, thủ công nghiệp và trao đổi buôn bán

b. Cơ cấu xã hội (3đ)

Quý tộc:

Gồm: Vua, quan lại và tăng lữ là giai cấp thống trị

Có nhiều của cải và quyền thế, ... Họ sống giàu sang bằng sự bóc lột, bằng bổng lộc do nhà nước cấp và do chức vụ đem lại

Nông dân công xã

Là thành viên trong thị tộc, bộ lạc

Là bộ phận đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sản xuất. Họ nhận ruộng đất ở công xã để canh tác, phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quí tộc.

Nô lệ

Là tù binh bị bắt trong chiến tranh hoặc nông dân nghèo không trả được nợ.

Là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ chuyên làm các việc nặng nhọc và hầu hạ quý tộc.

Câu 2: Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đời sống kinh tế và chính trị trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu?

Thế nào là lãnh địa (2đ)

Lãnh địa ra đời giữa thế kỉ IX

Mỗi lãnh chúa đều có một lãnh địa riêng. Mỗi lãnh địa gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần......

Đời sống kinh tế và chính trị (3đ)

Kinh tế: Là một đơn vị kinh tế đóng kín, tự nhiên, tự cấp, tự túc:

Nông dân trong lãnh địa nhận ruộng cày cấy và nộp tô, họ bị buộc chặt vào lãnh chúa.

Cùng với sản xuất lương thực, nông nô còn dệt vải, làm giày dép, rèn vũ khí cho lãnh chúa.

Không có sự mua bán, trao đổi với bên ngoài (trừ sắt, muối...).

Chính trị: Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập:

Lãnh chúa như một ông "vua con" nắm quyền về tư pháp, chính trị, tài chính, quân đội, thuế khóa, tiền tệ riêng... có quyền "miễn trừ" không ai can thiệp vào lãnh địa của mình.

ĐỀ SỐ 2

A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

Hãy chọn đáp án đúng nhất.

Câu 1: Những câu thơ sau của tác giả "Ngô Ngọc Du" diễn tả không khí của nhân dân ta trong chiến thắng nào?

"Mây tạnh mù tan trời lại sáng

Đầy thành già trẻ mặt như hoa

Chung vai sát cánh cùng nhau nói

Cố đô vẫn thuộc núi sông ta"

A. Chiến thắng sông Như Nguyệt                  

B. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút

C. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa              

D. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang

Câu 2: Lăng tẩm các vua Nguyễn được xây dựng ở đâu?

A. Hà Nội                

B. Bắc Ninh              

C. Huế                  

D. Hà Tây

Câu 3: Bộ luật Gia Long được ban hành dưới thời nhà Nguyễn nhằm mục đích gì?

A. Bảo vệ nhà nước và các tôn ti trật tự phong kiến.

B. Bảo vệ quyền lợi của vua và những người trong dòng tộc.

C. Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại và một số quyền lợi chính đáng của nhân dân.

D. Phá bỏ các tôn ti trật tự phong kiến.

Câu 4: Nhà Lý, nhà Trần, nhà Hồ quan hệ với phong kiến phương Bắc như thế nào?

A. Vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn.

B. Hợp tác bình đẳng hai bên cùng có lợi.

C. Thần phục, cống nộp, và luôn giữ tư thế của một dân tộc độc lập.

D. Thần phục, cống nộp.

Câu 5: Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, ai là người thực hiện chủ trương "Tiên phát chế nhân"?

A. Lê Hoàn              

B. Lý Công Uẩn              

C. Lý Thường Kiệt              

D. Trần Hưng Đạo

Câu 6: Triều đại phong kiến nào chủ trương hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán với nước ngoài?

A. Triều Tiền Lê      

B. Triều Lý                      

C. Triều Trần                    

D. Triều Lê sơ

Câu 7: Nhà nước ta cho xây dựng bia đá khắc tên tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám từ:

A. Thế kỉ XI – nhà Lý                      

B. Thế kỉ X – nhà Tiền Lê

C. Thế kỉ XV – nhà Lê Sơ              

D. Thế kỉ XIV – nhà Trần

Câu 8: Đặc điểm nổi bật nhất của giáo dục thi cử ở nước ta các thế kỷ XVI - XVIII là:

A. Nội dung giáo dục thi cử chủ yếu vẫn là kinh sử, không chú ý đến các môn khoa học tự nhiên.

B. Chỉ có con em trong hoàng tộc mới được đi học, dự thi.

C. Do đất nước bị chia cắt nên giáo dục không phát triển như trước.

D. Giáo dục tiếp tục được mở rộng và phát triển.

Câu 9: Câu nói sau là của ai?

"Nhân tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì đạo trị mới thịnh. Khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có".

A. Vua Lý Công Uẩn                            

B. Vua Trần Thánh Tông

C. Vua Lê Hiến Tông                            

D. Vua Lê Thánh Tông

Câu 10: "Phép quân điền" – chính sách phân chia ruộng đất công ở các làng xã được thực hiện dưới triều đại:

A. Nhà Lý                

B. Nhà Tiền Lê                  

C. Nhà Trần                    

D. Nhà Hậu Lê

Câu 11: Quân đội nước ta trong các thế kỉ XI – XV được tổ chức gồm:

A. Hai bộ phận: quân bảo vệ nhà vua và quân bảo vệ đất nước.

B. Ba bộ phận: quân bảo vệ nhà vua, quân bảo vệ cung thành và quân bảo vệ đất nước.

C. Hai bộ phận: quân bảo vệ nhà vua, kinh thành (cấm quân) và quân chính quy, bảo vệ đất nước (ngoại binh).

D. Một bộ phận: quân chính quy đảm nhiệm hai nhiệm vụ là bảo vệ kinh thành và bảo vệ đất nước.

Câu 12: Trung tâm chính trị, văn hóa và đô thị lớn nhất của nước Đại Việt trong các thế kỉ X – XV là:

A. Phố Hiến              

B. Phố Thanh Hà            

C. Hội An                

D. Kinh thành Thăng Long

B/ PHẦN TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm) Trình bày sự hình thành và phát triển của giáo dục Đại Việt trong các thế kỉ XI – XV.

Câu 2: (3.5.0 điểm) Trình bày bối cảnh lịch sử khi nhà Nguyễn lên nắm chính quyền. Trong bối cảnh đó, nhà Nguyễn đã xây dựng và hoàn chỉnh bộ máy nhà nước phong kiến ở nửa đầu thế kỷ XIX như thế nào?

Câu 3: (1.5 điểm) Phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII đã có những đóng góp gì cho lịch sử dân tộc Việt Nam?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

1. C             2. C            3. A            4. C               5. C               6. D 

7. C             8. A            9. C           10. D              11. C             12. D

---(Nội dung đáp án phần tự luận của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

CÂU I: (2 điểm)

Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đưa nước ta bước vào thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài? Kể tên các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X -> XV?

CÂU II: (5 điểm)

Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII, theo mẫu:

Tên cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm

Vương triều

Lãnh đạo

Kết quả

 

 

 

 

 

CÂU III: (3 điểm)

Em hãy nhận xét về tình hình xã hội và đời sống của nhân dân ta nửa đầu thế kỷ XIX, dưới thời nhà Nguyễn.

---(Nội dung đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (3 điểm) Cách mạng tư sản Anh nổ ra trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: (3 điểm) Tại sao nói Cách mạng tư sản Pháp là cuộc Cách mạng tư sản triệt để?

Câu 3: (4 điểm) Trình bày nguyên nhân và diễn biến chính của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?

 ---(Nội dung đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: (3 điểm) Nêu nguyên nhân, diễn biến của Cách mạng tư sản Anh.

Câu 2: (4 điểm) Sự kiện ngày 14/7/1789 ở Pháp có ý nghĩa như thế nào? Phái Gia- cô-banh đã làm được những việc gì để đưa cuộc cách mạng đạt đến đỉnh cao?

Câu 3: (3 điểm) Trình bày kết quả và ý nghĩa của chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ?

---(Nội dung đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 có đáp án năm 2021 Trường THPT Phan Huy Ích. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?