TRƯỜNG THPT TAM BÌNH | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC 11 THỜI GIAN 45 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
I/ Trắc nghiệm. (3,0 điểm)
Câu 1. Cho các chất sau: etanol (1), propan-1-ol (2), axit etanoic (3), đietylete (4). Thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần là:
A. (1)<(2)<(3)<(4)
B. (4)<(2)<(3)<(1)
C. (4)<(1)<(2)<(3)
D. (1)<(2)<(4)<(3)
Câu 2. Điều chế khí axetilen trong phòng thí nghiệm, người ta dùng phương pháp nào sau đây:
A. Thủy phân canxi cacbua
B. Nhiệt phân metan ở 15000C
C. Cộng hợp hiđro vào anken
D. Nung natri axetat với vôi tôi xút
Câu 3. Số đồng phân axit của C5H10O2 là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 4. Cho các chất sau: butađien, toluen, axetilen, phenol, etilen, propan, stiren. Số chất tác dụng được với dung dịch brom là:
A. 5
B. 4
C. 3
D. 6
Câu 5. Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với H2 là 7,5. Dẫn X qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với H2 là 10. Hiệu suất phản ứng hidro hóa là:
A. 20%
B. 25%
C. 40%
D. 50%
Câu 6: Cho m gam hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị của m là:
A. 9,2.
B. 7,4.
C. 7,8.
D. 8,8.
II/ Tự luận. (7,0 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Viết các phương trình hoá học dưới dạng CTCT thu gọn của các phản ứng sau:
(ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
a) Phản ứng của axit focmic với Al.
b) Phản ứng đime hóa axetilen.
c) Phản ứng chứng minh ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc –C6H5 trong phân tử phenol.
d) Phản ứng oxi hóa propan-1-ol bằng CuO.
Câu 2: (2,0 điểm) Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất lỏng mất nhãn sau: Etanol, propanal, stiren, axit etanoic. (Viết phương trình hóa học xảy ra nếu có)
Câu 3: (3,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 21,2 gam hỗn hợp A gồm 2 axit đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thì thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc và 10,8 gam H2O.
a) Xác định CTPT, viết CTCT và gọi tên 2 axit trên. (1,5đ)
b) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi axit trong hỗn hợp. (1đ)
c) Lấy 5,3g hỗn hợp A tác dụng với 5,75g C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hóa đều đạt 80%). Tính m ? (0,5đ)
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | C | A | B | A | D | C |
---(Nội dung đáp án phần tự luận của Đề số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I/Trắc nghiệm. (3 điểm)
Câu 1. Chất nào dưới đây có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. Etanol.
B. Propan-1-ol.
C. Etylclorua.
D. Đietylete.
Câu 2. Để điều chế khí axetilen trong phòng thí nghiệm, người ta sử dụng phương pháp:
A. Thủy phân canxi cacbua.
B. Thủy phân dẫn xuất halogen.
C. Cộng hợp hiđro vào anken.
D. Muối natriaxetat tác dụng với vôi tôi xút.
Câu 3. Số đồng phân ankan có công thức phân tử C6H14 là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 4. Cho các chất sau: etilen, propan, toluen, axetilen, buta-1,3-đien, hex-1-in. Số chất làm mất màu dung dịch nước brom là:
A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
Câu 5. Hỗn hợp X gồm ancol etylic và phenol. Nếu cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Nếu cho X tác dụng với Na thì thu được 3,36 lít khí H2 ở đktc. Khối lượng của hỗn hợp X là:
A. 37,2g B. 13,9g C. 14g D. 18,6g
Câu 6. Hỗn hợp A gồm propin và hiđro có tỉ khối hơi so với H2 là 10,5. Nung nóng hỗn hợp A với xúc tác Ni một thời gian thu được hỗn hợp khí B có tỉ khối hơi so với H2 là 15. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa là:
A. 50% B. 55% C. 60% D. 65%
II/ Tự luận. (7 điểm)
Câu 1: (2,5điểm)
Viết các phương trình hoá học dưới dạng CTCT thu gọn của các phản ứng
(ghi rõ điều kiện phản ứng và chỉ viết sản phẩm chính)
a) Phản ứng thế clo vào phân tử isobutan (tỉ lệ mol 1 : 1).
b) Phản ứng cộng phân tử HBr vào phân tử propen.
c) Đun nóng axetilen với hiđro (xúc tác Pd/PbCO3)
d) Đun nóng Br2 với toluen có xt bột Fe theo tỉ lệ mol 1:1.
e) Trùng hợp vinylclorua.
Câu 2: (1,5 điểm)
Bằng phương pháp hóa học, phận biệt các chất lỏng sau: pentan, etanol, phenol, stiren. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Câu 3: (3 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thì thu được 6,72 lít khí CO2 ở đktc và 7,56 gam H2O.
a) Xác định CTPT, viết CTCT và gọi tên 2 ancol trên biết khi oxi hóa hỗn hợp X bằng CuO nung nóng thu được hỗn hợp anđêhit.
b) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi ancol trong hỗn hợp.
c) Lấy 0,2 mol X tác dụng với 250 ml dung dịch CH3COOH 1M (xúc tác H2SO4 đặc nóng ) thu được m gam este với hiệu suất các phản ứng este hóa là 60%. Tính m.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | B | A | C | A | D | C |
---(Nội dung từ câu 11 đến 28 của Đề số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1.(2 điểm) Hoàn thành chuỗi biến hóa sau bằng các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện xảy ra phản ứng, nếu có):
CH3OH CH3COOH CH3COONa CH4 C2H2 C2H4 C2H5OH CH3CHO Ag.
Câu 2(2 điểm): Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết 5 chất lỏng không màu sau và viết phương trình phản ứng minh họa: HCOOH; CH3COOH; C6H14; CH3CHO; C6H5OH
Câu 3.(2 điểm) Viết công thức cấu tạo và gọi tên các andehit có CTPT là C4H8O.
Câu 4.(2 điểm) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của metanol, thu được 1,792 lit CO2 (đktc) và 1,98 gam nước.
a) Xác định CTPT của hai ancol.
b) Tính thành phần % về khối lượng của mỗi ancol trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 5.(2 điểm) Cho m gam hỗn hợp A gồm axit axetic và ancol etylic. Chia hỗn hợp A thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: tác dụng hết với Na dư thu được 2,24 lit khí H2 (đktc).
Phần 2: trung hòa vừa đủ với 150ml dd NaOH 1M.
a) Tính m.
b) Đem m gam hỗn hợp A trên đun nóng với H2SO4 đặc thì thu được bao nhiêu gam este? Biết hiệu suất phản ứng este hóa là 75%.
---(Nội dung đáp án của Đề số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: (1,5 điểm) Viết đồng phân và gọi tên thay thế các Ankan có công thức phân tử C5H12.
Câu 2: (1,0 điểm) Cho công thức phân tử các Ancol sau, hãy viết 01 công thức cấu tạo thu gọn và gọi tên thay thế (hoặc tên thông thường) tương ứng:
a) C2H5OH.
b) C5H11OH.
Câu 3: (0,5 điểm) Gọi tên thay thế (hoặc tên thông thường) các chất có công thức cấu tạo thu gọn như sau:
a) HCHO.
b) CH3COOH.
Câu 4: (2,0 điểm) Hoàn thành sơ đồ phương trình hóa học sau (ghi rỏ điều kiện nếu có): CH≡CH CH2=CH2 C2H5Cl C2H5OH CH3CHO
Câu 5: (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất khí sau: Axetilen (CH≡CH), Etilen (CH2=CH2) và Metan (CH4).
Câu 6: (1,0 điểm) Cho 3,7 gam một Ancol no, đơn chức, mạch hở X tác dụng với Natri (dư) thấy có 0,56 lít khí H2 thoát ra (ở đktc). Xác định công thức phân tử của X.
Câu 7: (2,5 điểm) Cho 7,0 gam hỗn hợp A gồm Phenol (C6H5OH) và Etanol (C2H5OH) tác dụng với Natri (dư) thu được 1,12 lít khí hiđro H2 (ở đktc).
a) Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong A.
---(Nội dung đáp án của Đề số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Bậc của ancol tert-butylic là:
A. 2
B. 0
C. 1
D. 3
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
(1) Toluen phản ứng thế với brom (xúc tác bột Fe, to) tạo thành m-bromtoluen.
(2) Số lượng đồng phân của anken C4H8 ít hơn của ankan C4H10.
(3) Khi đốt cháy ankin ta luôn có > .
(4) Stiren phản ứng vừa đủ với dung dịch brom theo tỉ lệ mol 1 : 1.
(5) Đồng trùng hợp buta-1,3-đien và stiren ta thu được cao su Buna.
Số phát biểu không đúng là:
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
Câu 3: Danh pháp IUPAC của ankylbenzen có CTCT sau là:
A. 1–etyl–3–metylbenzen
B. 1–etyl–5–metylbenzen
C. 4–metyl–2–etyl benzen
D. 2–etyl–4–metylbenzen
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 8,48 gam một hidrocacbon là đồng đẳng của benzen thu được 7,2 gam H2O và V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 1,792 lít
B. 8,96 lít
C. 7,168 lít
D. 14,336 lít
Câu 5: Hỗn hợp khí X gồm etilen và vinyl axetilen. Cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 19,08 gam kết tủa. Mặt khác, a mol X phản ứng tối đa với 0,46 mol H2. Giá trị của a là:
A. 0,34
B. 0,32
C. 0,46
D. 0,22
Câu 6: Đun nóng 7,8 g hỗn hợp 2 ancol no, đơn, mạch hở với axit H2SO4 đặc thu được 6 g hỗn hợp gồm 3 ete có số mol bằng nhau. Hai ancol đó là:
A. CH3OH và C2H5OH
B. CH3OH và C3H7OH
C. C2H5OH và C4H9OH
D. C2H5OH và C3H7OH
Câu 7: Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là:
A. metan
B. propan
C. etan
D. n-butan
Câu 8: Đun nóng hỗn hợp gồm etyl clorua và KOH trong etanol thu được khí A . Dẫn A qua dung dịch Br2. Hiện tượng xảy ra là:
A. Dung dịch Br2 bị mất màu.
B. Có kết tủa đen xuất hiện
C. Không hiện tượng
D. Dung dịch có màu xanh
Câu 9: Từ 1 tấn benzen có thể điều chế được bao nhiêu tấn phenol biết rằng hiệu suất của cả quá trình là 50%, các hóa chất và điều kiện cần thiết có đủ?
A. 0,6
B. 1,2
C. 600
D. 1200
Câu 10: Cho các chất sau: butađien, toluen, etilen, xiclohexan, stiren, vinyl axetilen, benzen. Số chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là:
A. 6
B. 7
C. 4
D. 5
---(Nội dung từ câu 11 đến 30 của Đề số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
D | C | A | D | D | A | A | A | A | C |
Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 | Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 |
B | B | C | A | A | C | D | A | C | C |
Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 | Câu 25 | Câu 26 | Câu 27 | Câu 28 | Câu 29 | Câu 30 |
D | D | D | D | A | D | B | A |
| D |
…
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Tam Bình. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Đinh Tiên Hoàng
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nghi Lộc 2
Chúc các em học tốt!