Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 có đáp án năm 2021 Trường THPT Nguyễn Trung Trực

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 10

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Nhân dân Liên Xô nhanh chóng hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946-1950) dựa vào

A. tinh thần tự lực tự cường.                         

B. những tiến bộ khoa học kĩ thuật.

C. sự giúp đỡ của các nước Đông Âu            

D. có nguồn tài nguyên phong phú.

Câu 2. Đường lối chung của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời kì cải cách mở cửa lấy nội dung nào làm trọng tâm?

A. Xây dựng hệ thống chính trị.                                

B. Phát triển kinh tế.                          

C. Xây dựng nền kinh tế thị trường.                          

D. Kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản.

Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản gặp thêm khó khăn nào khác với các nước tư bản Tây Âu?

A. Sự tàn phá nặng nề của chiến tranh.                     

B. Phải khôi phục kinh tế.

C. Thiếu thốn gay gắt lương thực, thực phẩm.          

D. Phải dựa vào viện trợ của Mĩ dưới hình thức vay nợ.

Câu 4. Nhận xét nào dưới đây đúng về vai trò của Liên hợp quốc trước những biến động của tình hình thế giới hiện nay

A. Liên hợp quốc trở thành diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

B. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc

C. Ngăn chặn các đại dịch đe dọa sức khỏe của loài người.

D. Bảo vệ các di sản trên thế giới, cứu trợ nhân đạo.

Câu 5. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác?

A. Phong trào “vô sản hóa” (1928).               

B. Bãi công ở đồn điền cao su Phú Riềng (1929).

C. Bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng (1928).

D. Bãi công Ba Son (8-1925).

Câu 6. Trong những năm 1919-1925, hoạt động của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa như thế nào với việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?

A. Chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng.

B. Tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn.

C. Chuẩn bị về mặt tư tưởng-chính trị cho sự ra đời của Đảng.

D. Tạo ra bước ngoặt cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

Câu 7. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) xác định  nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là

A. Đánh đổ đế quốc, tư sản phản cách mạng.

B. Đánh  đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng.

C. Đánh  đổ thực dân Pháp và bọn tay sai

D. Đánh đổ phong kiến, đế quốc.

Câu 8. Phong trào đấu tranh nào của nhân dân ta được đánh giá là cuộc tập dượt lần thứ hai cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này?

A. Phong trào cách mạng 1930 – 1931.

B. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945.

C. Cao trào kháng Nhật cứu nước từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945.

D. Phong trào dân chủ 1936 – 1939.

Câu 9. Việt Nam Giải phóng quân ra đời là sự hợp nhất của các tổ chức nào?

A. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với Cứu quốc quân

B. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với đội du kích Bắc Sơn.

C. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với du kích Ba Tơ.

D. Cứu quốc quân với du kích Thái Nguyên

Câu 10. Lực lượng nào được coi là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam?

A.Trung đội Cứu quốc quân I.                      

B.Việt Nam Giải phóng quân.

C.Việt Nam Cứu quốc quân.             

D. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM (4đ)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

B

C

A

D

C

B

D

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

A

D

C

B

A

B

D

C

 

ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu 1: Vị trí của thời kỳ Văn Lang-Âu Lạc trong lịch sử dân tộc là

A. Định hình bản sắc truyền thống của dân tộc VN

B. Mở đầu thời kì dựng nước, định hình bản sắc truyền thống của dân tộc Việt

C. Mở đầu thời kì dựng nước, phát triển bản sắc truyền thống của dân tộc Việt

D. Giữ vững bản sắc truyền thống của dân tộc Việt

Câu 2: Cuộc khởi nghĩa nào đánh dấu nhân dân ta cơ bản giành được độc lập từ phong kiến phương Bắc

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng             

B. Khởi nghĩa Lý Bí

C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan           

D. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ

Câu 3: Vị vua nào cho “lập văn miếu ở kinh đô Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, vẽ 72 vị hiền tài, bốn mùa cúng tế và cho Hoàng Thái tử đến học” vào năm 1070.

A. Lý Thái Tổ

B. Lý Thái Tông

C. Lý Nhân Tông       

D. Lý Thánh Tông

Câu 4: Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển thịnh đạt nhất vào thời nào?

A. Nhà Trần   

B. Nhà Lý

C. Nhà Lê sơ  

D. Nhà Nguyễn

Câu 5: Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều là cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái đối lập nào?

A. Lê (Nam triều) - Trịnh (Bắc triều)

B. Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều)

C. Mạc (Nam Triều) – Nguyễn (Bắc triều)

D.  Lê, Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều)

Câu 6: Ai là người đã quy tụ được đông đảo các lực lượng cựu thần nhà lê chống lại nhà Mạc?

A. Nguyễn Hoàng      

B. Nguyễn Kim          

C. Lê Duy Ninh         

D. Trịnh Kiểm

Câu 7: Bộ luật thành văn mang tính giai cấp sâu sắc nhất của chế độ phong kiến Việt Nam là

A. Hình luật                                     

B. Hình thư

C. Hoàng Việt luật lệ             

D. Quốc triều hình luật

Câu 8: Một số quý tộc phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, trở thành tầng lớp nào?

A. Tư sản công nghiệp.          

B. Tư sản nông nghiệp,

C.  Địa chủ mới.         

D. Quý tộc mới.

Câu 9: Điểm tiến bộ của Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ 

A. Khẳng định quyền con người, quyền công dân, chủ quyền của nhân dân

B. Xóa bỏ sự bóc lột của công nhân và nhân dân lao động

C. Thừa nhận sự bình đẳng của người dân da đỏ

D. Xóa bỏ chế độ nô lệ

Câu 10: Trong các biện pháp sau của phái Gia-cô-banh, biện pháp nào mang lại quyền lợi thiết thực nhất cho nông dân?

A. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

B. Quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu.

C. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì.

D. Quy định mức lương tối đa cho công nhân.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

PHẦN TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

B

D

D

C

D

B

C

D

A

A

B

D

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Thế kỷ XVII – XVIII, ở Đàng Trong xuất hiện lực lượng kiều dân của những nước nào cư trú lâu dài nhằm mục đích sản xuất và buôn bán?

A. Trung Quốc, Nhật Bản.                            

B. Trung Quốc, Ấn Độ.

C. Nhật Bản, Hà Lan.                                                

D. Pháp, Tây Ban Nha.

Câu 2. Đô thị tiêu biểu ở Đàng Trong là

A. Thăng Long, Phố Hiến.                             

B. Hội An, Phố Hiến.

C. Hội An, Thanh Hà.                                               

D. Thăng Long, Thanh Hà.

Câu 3. Vào thế kỷ XV – XVI, nhân tố khách quan nào góp phần quan trọng vào sự giao lưu quốc tế giữa Đại Việt với các nước phương Tây?

A. Phong trào Văn hóa Phục Hưng.              

B. Các cuộc Phát kiến địa lý.

C. Sự ra đời của Hội An, Phố Hiến.              

D. Các cuộc Thập tự chinh.

Câu 4. Phong trào Tây Sơn đảm nhiệm thêm sứ mệnh thống nhất đất nước thông qua sự kiện nào dưới đây?

A. Lật đổ tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh (1786 – 1788).

B. Đánh đổ chính quyền phong kiến chúa Nguyễn.

C. Phát động khởi nghĩa nông dân ở ấp Tây Sơn (1771).

D. Đánh bại quân Thanh tại Ngọc Hồi – Đống Đa.

Câu 5. Câu “Rước voi về giày mả tổ” nhằm chỉ trích hành động của nhân vật trong thế kỷ XVIII nào sau đây?

A. Nguyễn Ánh.     

B. Lê Chiêu Thống.   

C. Lê Hiến Tông.                                           

D. Nguyễn Hữu Chỉnh.

Câu 6. Chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn trước quân Thanh đã đi vào lịch sử như một trong những chiến công hiển hách nhất của dân tộc Việt Nam, đó là trận

A. Rạch Gầm – Xoài Mút.                             

B. Chi Lăng – Xương Giang.

C. Ngọc Hồi – Đống Đa.                               

D. Bạch Đằng.

Câu 7. Điền vào chỗ trống: Nguyễn Văn Tú là người đầu tiên mang nghề ….... từ phương Tây về nước ta.

A. thổi thủy tinh.                    

B. làm đồng hồ.         

C. vẽ tranh trên kính. 

D. vẽ tranh cát.

Câu 8. Nguyễn Ánh bị xem là "cõng rắn cắn gà nhà" vì

A. đã dẫn đường cho 29 vạn quân Thanh tấn sang công nước ta.

B. đã dẫn đường cho quân Pháp tấn công xâm lược nước ta.

C. đã dẫn đường cho 5 vạn quân Xiêm sang tấn công nước ta.

D. đã dẫn đường cho quân Tây Sơn tấn công tập đoàn Lê - Trịnh.

Câu 9. Nửa đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn đã thi hành chính sách gì làm suy giảm nền ngoại thương nước ta?

A. "Ngụ binh ư nông".                                               

B. "Bế quan tỏa cảng".

C. "Trọng nông ức thương".                          

D. "Vườn không nhà trống".

Câu 10. Chính sách đối nội nào của các triều đại phong kiến vẫn được Đảng và chính phủ ta hiện nay tiếp tục thực hiện để bảo vệ các vùng biên giới?

A. Lấy lòng người dân tộc thiểu số.  

B. Đưa dân tộc Kinh lên vị trí hàng đầu.

C. Xây dựng hệ thống quốc phòng vững mạnh.        

D. Đại đoàn kết các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam.

C. Chiến tranh chống Pháp (1870 – 1871).               

D. Chiến tranh chống I-ta-li-a (1859).

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 – 40 của Đề số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Mùa xuân năm 554, Lý Bí lên ngôi vua (Lý Nam Đế) đặt quốc hiệu là

A. Xích Quỷ

B. Vạn Xuân

C. Đại Việt

D. Việt Nam

Câu 2. Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí là gì?

A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến

B. Chống ách đô hộ của nhà Hán

C. Chống ách đô hộ của nhà Đường

D. Khởi nghĩa thắng lợi, mở ra giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc

Câu 3. Ý nghĩa lịch sử của chiến thằng Bạch Đằng của Ngô Quyền  năm 938 là gì?

A. Buộc quân Nam Hán phải từ bỏ mộng xâm lược nước ta

B. Nâng cao vị thế của nước ta trong khu vực

C. Mở ra thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta

D. Tạo điều kiện để đi đến một thắng lợi hoàn toàn

Câu 4. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa  Lư về đâu ?

A. Thanh Hóa

B. Ninh Bình

C. Thăng Long

D. Sài Gòn

Câu 5. Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV được xây dựng theo thể chế nào ?

A. Dân chủ                             

B. Cộng hòa

C. Quân chủ                           

D. Quân chủ chuyên chế

Câu 6. Các xưởng thủ công do nhà nước, tổ chức và quản lí trong các thế kỉ XI - XV được gọi là

A. đồn điền          

B. quan xưởng

C. quân xưởng     

D. quốc tử giám

Câu 7. Thương nghiệp nước ta dưới thời Lý, Trần và Lê sơ phát triển như thế nào ?

A. Lý , Trần khá phát triển, Lê sơ cực thịnh

B. Lý , Trần suy yếu, Lê sơ khá phát triển

C. Lý, Trần khá phát triển, Lê sơ suy  yếu

D. Lý , Trần phát triển, Lê sơ phát triển

Câu 8.  Ai là người đề ra chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”?

A. Lý Thường Kiệt                

B. Trần Thủ Độ

C. Trần Hưng Đạo                 

D. Trần Thánh Tông

Câu 9. Điểm khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông Nguyên thời Trần là gì ?

A. Khi quân Tống hùng mạnh, quân Mông -Nguyên gặp nhiều khó khăn

B. Khi quân Tống gặp nhiều khó khăn, quân Mông- nguyên hùng mạnh

C. Khi quân Tống và quân Mông -Nguyên gặp nhiều khó khăn

D. Khi quân  Tống và quân Mông- Nguyên hùng mạnh

Câu 10. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập

A. Quốc Tử Giám

B. Đông Kinh Nghĩa Thục

C. Văn Miếu

D. Chùa Một Cột

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 – 40 của Đề số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1. B

2. A

 3.C

4. C

5. D

6. B

7. C

8. A

9. B

10. C

11. D

12. B

13. C

14. C

15. A

16. A

17. B

18. A

19. A

20. A

21.A

22. A

23. B

24. B

25. D

26. B

27. C

28. D

29. B

30. C

31. B

32. D

33. A

34. A

35. C

36. A

37. B

38. C

39. D

40.C

 

ĐỀ SỐ 5

A. Trắc nghiệm    

Câu 1. Bộ máy nhà nước ở nước ta hoàn chỉnh nhất vào đời vị vua nào?

A. Lê Hiển Tông               

B. Trần Nhân Tông             

C. Lê Thánh Tông            

D. Lý Thái Tổ

Câu 2. Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV được xây dựng theo thể chế nào?

A. Cộng Hòa                     

B. Dân chủ                      

C. Quân chủ lập hiến             

D. Quân chủ chuyên chế

Câu 3. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta tên gì? Ở triều đại nào?

A. Hình thư – Triều Nguyễn                                     

C. Quốc triều hình luật – Triều Lê sơ

B. Hình thư – Triều Lý                                              

D. Quốc triều hình luật – Triều Trần

Câu 4. Trung tâm chính trị văn hóa vào đô thị lớn nhất nước Đại Việt trong các thế kỉ X – XV là:

A. Phố Hiến (Hưng Yên)                                           

C. Thanh Hà (Phú Xuân – Huế)

B. Hội An (Quảng Nam)                                            

D. Thăng Long

Câu 5. Thực dân Anh thiết lập 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ thuộc khu vực nào?

A. Ven bờ Đại Tây Dương                                         

C. Ven bờ Thái Bình Dương

B. Ven bờ Địa Trung Hải                                            

D. Ấn Độ Dương

Câu 6. Ba đẳng cấp xã hội Pháp trước cách mạng gồm:

A. Quý tộc, tư sản, công nhân                                     

C. Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba

B. Tư sản, vô sản, Quý tộc                                          

D. Địa chủ, nô lệ, nông dân

Câu 7. Động lực đưa Cách mạng Pháp phát triển tới đỉnh cao là:

A. Quần chúng nhân dân                                              

B. Lực lượng quân đội đặc chủng                               

C. Phái Giacobanh

D. Phái Giacodanh

Câu 8. Khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do – Bình đẳng – Bác Ái” thuộc văn kiện nào?

A. Tuyên ngôn độc lập 13 thuộc địa                            

B. Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền                          

C. Tuyên ngôn giải phóng lãnh địa  

D. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền

Câu 9. Vị vua nào dưới triều Nguyễn đã quyết định chia đất nước thành các đơn vị hành chính tỉnh?

A. Gia Long               

B. Minh Mạng             

C. Tự Đức              

D. Thiệu Trị

Câu 10. Phong trào Tây Sơn mang tính chất:

A. Khởi nghĩa nông dân                                               

B. Khởi nghĩa giải phóng dân tộc                                

C. Khởi nghĩa công nhân

D. Khởi nghĩa vũ trang

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 – 22 của Đề số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

A. Trắc nghiệm

1C

2D

3B

4D

5A

6C

7A

8D

9B

10A

11C

12A

13D

14A

15B

16C

17A

18C

19B

20C

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 có đáp án năm 2021 Trường THPT Nguyễn Trung Trực. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?