Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD lớp 10 năm 2021 Trường THPT Đông Du

TRƯỜNG THPT ĐÔNG DU

BỘ 05 ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: GDCD 10

(Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề)

1. Đề số 1

Câu 1: Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng được gọi là

A. Nhận thức.

B. Học tập.

C. Nghiên cứu.

D. Tri thức.

Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Quá trình nhận thức bao gồm mấy giai đoạn?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Quá trình nhận thức diễn ra rất phức tạp, gồm hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Khi muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác, mắt sẽ cho ta biết muối có màu trắng, dạng tinh thể; mũi cho ta biết muối không có mùi; lưỡi cho ta biết muối có vị mặn. Những hiểu biết này thuộc giai đoạn nhận thức nào?

A. Nhận thức lí tính.

B. Nhận thức cảm tính.

C. Nhận thức khoa học.

D. Nhận thức tri thức.

Những nhận thức này được tạo nên do sự tiếp xúc của cơ quan cảm giác với sự vật, đem lại sự hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài, là giai đoạn nhận thức cảm tính.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Người ta đi sâu phân tích và tìm ra cấu trúc tinh thể của muối, công thức hóa học của muối, điều chế được muối. Những sự hiểu biết này thuộc giai đoạn nhận thức nào?

A. Nhận thức lí tính.

B. Nhận thức cảm tính.

C. Nhận thức khoa học.

D. Nhận thức tri thức.

Những sự hiểu biết này có được nhờ các thao tác tư duy để tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng, thuộc giai đoạn nhận thức lí tính.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là

A. Nhận thức

B. Nhận thức cảm tính

C. Nhận thức lí tính

D. Thực tiễn

Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Hoạt động nào không phải là hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn?

A. Sản xuất vật chất.

B. Chính trị xã hội.

C. Văn hóa nghệ thuật.

D. Thực nghiệm khoa học.

Hoạt động thực tiễn rất đa dạng, có thể khái quát thành ba hình thức cơ bản:

+ Hoạt động sản xuất vật chất,

+ Hoạt động chính trị - xã hội

+ Hoạt động thực nghiệm khoa học

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Trong các hoạt động thực tiễn, hoạt động nào là cơ bản nhất, quyết định các hoạt động khác?

A. Hoạt động văn hóa – nghệ thuật.

B. Hoạt động chính trị - xã hội

C. Hoạt động thực nghiệm khoa học

D. Hoạt động sản xuất vật chất

Hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất vì nó quyết định các hoạt động khác, xét cho cùng, các hoạt động khác đều nhằm phụ vụ hoạt động cơ bản này.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Mọi hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ

A. Nhận thức.

B. Lao động.

C. Nghiên cứu.

D. Thực tiễn.

Mọi hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn. Nhờ có tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Những tri thức về thiên văn, trồng trọt,… của người xưa đều được hình thành từ việc quan sát thời tiết, chu kì vận động của mặt trăng, mặc trời, sự đúc kết kinh nghiệm từ thực tế gieo trồng hàng năm… Điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

B. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

C. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

Mọi sự hiểu hiết của con người đều nảyy sinh từ thực tiễn, vì vậy, thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Trong xã hội, do thực tế yêu cầu, các nhà khoa học liên tục nghiên cứu và điều chế ra nhiều loại thuốc mới để chữa bệnh cho các bệnh nhân. Điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

B. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

C. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

Do thực tiễn luôn luôn vận động, luôn đặt ra những yêu cầu mới: Có nhiều bệnh con người chưa chữa được, đồng thời cũng có nhiều bệnh mới phát sinh, vì vậy các nhà khoa học liên tục phải nghiên cứu, điều chế các loại thuốc chữa bệnh mới, vì vậy, thực tiễn là động lực của nhận thức.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

B. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

C. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn. Vì vậy, lí luận phải đi liền với thực tiễn, phải vận dụng vào thực tiễn mới thể hiện được giá trị của nó. Vì vậy, thực tiễn là mục đích của nhận thức.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Tri thức của con người về sự vật, hiện tượng có thể là đúng đắn hoặc sai lầm. Chỉ có đem những tri thức đó kiểm nghiệm qua thực tiễn mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Điều này thể hiện vao trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

B. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

C. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

Tri thức của con người về sự vật, hiện tượng có thể là đúng đắn hoặc sai lầm. Chỉ có đem những tri thức đó kiểm nghiệm qua thực tiễn mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Điều này thể hiện thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí, là nơi kiểm nghiệm chân lí.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Dựa vào hiểu biết về thực tiễn, em cần làm gì để nâng cao kiến thức, hoàn thiện bản thân?

A. Đọc thật nhiều sách là có thể học giỏi, có nhiều kiến thức.

B. Học đi đôi với hành, vừa học tập tốt vừa tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

C. Chỉ cần học thật giỏi trên lớp là sẽ có thể thành công.

D. Không cần học mà tham gia lao động luôn, qua lao động sẽ có kiến thức.

Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, là động lực của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả của nhận thức. Vì vậy, mỗi học sinh cần kết hợp vừa học tri thức và thực hành, vừa học tập tốt vừa tích cực tham gia các hoạt động tập thể để nâng cao nhận thức, hoàn thiện bản thân mình.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Lịch sử loài người được hình thành khi loài người biết

A. Chế tạo ra công cụ lao động.

B. Đứng thẳng và đi lại bằng hai chân.

C. Tách mình khỏi thế giới.

D. Thực hiện ăn, ở theo bầy đàn.

Con người chế tạo ra công cụ lao động, nhờ đó không còn hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên, tách ra khỏi thế giới loài vật, chuyển sang thế giới loài người, bắt đầu lịch xử của xã hội.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Con người cần phải lao động để có thể

A. Trở lên giàu có.

B. Thể hiện bản thân.

C. Tồn tại và phát triển.

D. Sáng tạo nghệ thuật.

Để tồn tại và phát triển con người phải lao động, tạo ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Hoạt động nào là đặc trưng chỉ có ở con người?

A. Sản xuất của cải vật chất.

B. Tìm kiếm thức ăn.

C. Xây dựng nơi ở.

D. Di chuyển nơi ở.

Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người: là quá trình lao động sáng tạo có mục đích, đảm bảo sự tồn tại của xã hội và thúc đẩy trình độ phát triển của xã hội.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Việc chế tạo ra công cụ lao động giúp lịch sử xã hội loài người

A. Phát triển hiện đại.

B. Chuyển sang nền văn minh.

C. Ngày càng tiến bộ.

D. Hình thành và phát triển.

Con người chế tạo ra công cụ lao động, nhờ đó không còn hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên, tách ra khỏi thế giới loài vật, chuyển sang thế giới loài người, bắt đầu lịch xử của xã hội.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội mà biểu hiện cụ thể là

A. Nhiều cuộc chiến tranh xảy ra.

B. Các cuộc chiến tranh giành đất đai.

C. Các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.

D. Các cuộc đấu tranh giai cấp.

Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội. Biểu hiện cụ thể là các cuộc đấu tranh giai cấp, mà đỉnh cao là các cuộc cách mạng xã hội.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Con người là chủ thể của lịch sử, vì vậy mọi sự biến đổi, mọi cuộc cách mạng xã hội đều

A. Do nghiên cứu khoa học tạo ra.

B. Tự nhiên sinh ra.

C. Do con người tạo ra.

D. Nằm ngoài ý thức của con người.

Lịch sử phát triển của xã hội khác với lịch sử phát triển của tự nhiên: Là lịch sử của con người hoạt động theo mục đích của mình, vì vậy mọi sự biến đổi, mọi cuộc cạnh mạng xã hội đều do con người tạo ra.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo các quyền chính đáng cho mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội vì

A. Con người làm chủ thế giới.

B. Con người là chủ thể của lịch sử.

C. Con người có nhiều hoài bão.

D. Con người luôn mong muốn hạnh phúc.

Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo các quyền chính đáng cho mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, tương lai sẽ thuộc về một xã hội tốt đẹp hơn: một xã hội không có áp bức, bóc lột, thống nhất giữa văn minh với nhân đạo, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc. Xã hội ấy chỉ có thể là xã hội

A. Chiếm hữu nô lệ.

B. Phong kiến.

C. Tư bản chủ nghĩa.

D. Xã hội chủ nghĩa.

Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, tương lai sẽ thuộc về một xã hội tốt đẹp hơn: một xã hội không có áp bức, bóc lột, thống nhất giữa văn minh với nhân đạo, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc. Xã hội ấy chỉ có thể là xã hội xã hội chủ nghĩa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng con người, thực hiện chính sách: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là nhằm

A. Phát triển toàn diện con người.

B. Mang lại tự do, hạnh phúc cho con người.

C. Đưa con người đến chế độ phát triển cao hơn.

D. Xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.

Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng con người, coi con người là mục tiêu phát triển của xã hội nên mọi chính sách đều vì sự phát triển toàn diện của con người, nhằm xây dựng đất nước theo mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Việc làm nào dưới đây không vì mục tiêu phát triển con người?

A. Thực hiện công bằng trong giáo dục, để mọi người dân đều được đi học.

B. Bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.

C. Khai thác cạn kiệt tài nguyên, phá hoại môi trường.

D. Tăng cường nghiên cứu khoa học, đưa khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất.

Khai thác cạn kiệt tài nguyên, phá hoại môi trường là hành động gây ra nhiều hậu quả to lớn đối với chính đời sống con người, không phải là việc làm vì mục tiêu phát triển con người.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24: Con người là chủ thể của lịch sử, em sẽ làm gì để đạt được ước mơ, phát triển bản thân trong tương lai?

A. Liên tục cầu nguyện, hi vọng gặp được nhiều may mắn.

B. Chăm chỉ học tập và rèn luyện, tích lũy kiến thức, hoàn thiện bản thân.

C. Chờ đợi xã hội thay đổi trong tương lai.

D. Thành công là do số phận quyết định, không thể thay đổi được.

Con người là chủ thể của lịch sử, con người hoạt động theo mục đích của mình. Vì vậy, mỗi cá nhân muốn đạt được ước mơ, mục đích của mình cần chăm chỉ học tập và rèn luyện để hoàn thiện bản thân, đáp ứng được với các nhu cầu của xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội được gọi là

A. Pháp luật.

B. Đạo đức.

C. Truyền thống.

D. Phong tục.

Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26: Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay là một nền đạo đức

A. Hiện đại.

B. Độc đáo.

C. Tiến bộ.

D. Ưu việt.

Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay là một nền đạo đức tiến bộ, phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: vừa kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vừa kết hợp và phát huy những tinh hóa văn hóa của nhân loại.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 27: Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức là sự điều chỉnh mang tính

A. Bắt buộc

B. Tự nguyện

C. Tự do

D. Cưỡng chế

Đạo đức: Sự điều chỉnh hành vi mang tính tự nguyện, thường là những yêu cầu cao của xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 28: Trong sự điều chỉnh hành vi con người, đặc điểm để phân biệt giữa pháp luật với đạo đức là

A. Tính cưỡng chế, tính tự giác

B. Tính dân chủ

C. Tính tự do.

D. Tính tự giác.

- Pháp luật: Sự điều chỉnh hành vi mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế: Điều chỉnh thông qua những yêu cầu tối thiểu được quy định bằng văn bản của nhà nước.

- Đạo đức: Sự điều chỉnh hành vi mang tính tự nguyện, thường là những yêu cầu cao của xã hội.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 29: Đối với mỗi cá nhân, việc tuân theo các chuẩn mực đạo đức sẽ góp phần

A. Giúp cá nhân phát triển.

B. Mang lại những lợi ích kinh tế.

C. Phát triển kĩ năng.

D. Hoàn thiện nhân cách.

Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 30: Đạo đức là nhân tố không thể thiếu của một gia đình hạnh phúc, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình. Có thể nói, đạo đức là

A. Căn cứ để xây dựng gia đình hạnh phúc.

B. Nền tảng của gia đình hạnh phúc.

C. Mục đích của gia đình hạnh phúc.

D. Chuẩn mực của gia đình hạnh phúc.

Đạo đức là nền tảng của gia đình hạnh phúc, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình.

Đáp án cần chọn là: B

2. Đề số 2

Câu 1: Khác với con vật chỉ quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng, một trong những nét đặc trưng của đời sống con người, phản ánh những mối quan hệ đạo đức, đặc biệt, giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội được gọi là

A. Lương tâm

B. Nhân phẩm

C. Danh dự

D. Nghĩa vụ

Nghĩa vụ là sự phản ánh những mối quan hệ đạo đức, đặc biệt, giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội. Nghĩa vụ là một trong những nét đặc trưng của đời sống con người, khác với con vật chỉ quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội được gọi là

A. Đạo đức

B. Nghĩa vụ

C. Nhân phẩm

D. Quyền lợi

Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Nghĩa vụ là sự phản ánh mối quan hệ nào giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội?

A. Quan hệ kinh tế.

B. Quan hệ chính trị.

C. Quan hệ đạo đức.

D. Quan hệ văn hóa

Nghĩa vụ là sự phản ánh những mối quan hệ đạo đức, đặc biệt, giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội. Nghĩa vụ là một trong những nét đặc trưng của đời sống con người, khác với con vật chỉ quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là

A. Lương tâm

B. Danh dự.

C. Nhân phẩm.

D. Hạnh phúc. 

Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái gồm

A. thanh thản và nhẹ nhàng.

B. cắn rứt và tự tin.

C. thanh thản và cắn rứt.

D. thoải mái và bắt buộc.

Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái đó là: lương tâm thanh thản và lương tâm cắn rứt. Lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân. Một cá nhân thường làm điều ác nhưng lại không biết ăn năn, hối hận hay xấu hổ, không cắn rứt lương tâm thì bị coi là kẻ vô lương tâm

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Đối với mỗi cá nhân, lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa

A. xây dựng.

B. tích cực.

C. hỗ trợ.

D. tốt đẹp.

Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái đó là: lương tâm thanh thản và lương tâm cắn rứt. Lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân. Một cá nhân thường làm điều ác nhưng lại không biết ăn năn, hối hận hay xấu hổ, không cắn rứt lương tâm thì bị coi là kẻ vô lương tâm

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Trong xã hội, nếu các chuẩn mực đạo đức luôn được tôn trọng, củng cố thì xã hội đó có thể

A. Được mọi người tin tưởng.

B. Xây dựng mối quan hệ hợp tác.

C. Phát triển bền vững.

D. Trở lên giàu có.

Một xã hội trong đó các quy tắc, chuẩn mực đạo đức được tôn trọng và luôn được củng cố, phát triển thì xã hội đó có thể phát triển bền vững.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Câu nào dưới đây đề cập đến sự điều chỉnh của đạo đức?

A. Đói cho sạch, rách cho thơm.

B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

C. Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa.

D. Có công mài sắt có ngày lên kim.

Đói cho sạch, rách cho thơm: Trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ được phong cách trong sáng, không được làm những điều sai trái, không làm mất đi đạo đức của mình.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Hành động nào sau đây thể hiện cá nhân là người có đạo đức?

A. Chen lấn khi thanh toán.

B. Vượt đèn đỏ.

C. Trộm cắp đồ của người khác.

D. Giúp đỡ người bị nạn.

Giúp đỡ người bị nạn là hành vi thể hiện người có đạo đức, biết đoàn kết, tương trợ, quan tâm, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn hoạn nạn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Do đi làm muộn, anh C đi vào đường ngược chiều và đâm vào em M đang đá bóng dưới lòng đường khiến em bị ngã gãy tay. Bố mẹ em M yêu cầu anh C phải hỗ trợ, bồi thường nhưng anh C không đồng ý vì cho rằng em M cũng có lỗi. Bố em M tức giận đã cùng cháu mình là anh X chặn đường đánh anh C. Hành vi của ai vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật?

A. Bố em M, anh X, anh C.

B. Anh X, anh C, hai bố con em M.

C. Anh C.

D. Bố em M và anh X.

Anh C đi vào đường ngược chiều là hành vi vi phạm pháp luật. Anh C khiến em M bị ngã gãy tay mà không hỗ trợ, bồi thường là vi phạm đạo đức.

Em M đá bóng dưới lòng đường là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ.

Bố em M và anh X đánh người là vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật.

Đáp án A

Câu 11: Bạn H đang đi ở hành lang trường học thì nhặt được một chiếc ví, bên trong có khá nhiều tiền. Mặc dù đã nghĩ đến chuyện lấy tiền đi mua một số thứ mình thích, nhưng cuối cùng H đã mang chiếc ví đến gửi cho bác bảo vệ để gửi lại cho người mất. H cảm thấy rất thanh thản, hài lòng với bản thân. Cảm xúc đó là do đã thực hiện hành vi theo phạm trù đạo đức nào dưới đây?

A. Lương tâm.

B. Danh dự.

C. Nhân phẩm.

D. Nghĩa vụ.

Bạn H đã có sự đấu tranh với bản thân, giữa những lợi ích cho bản thân mình và mất mát của chủ nhân chiếc ví và lựa chọn sự trung thực, trả lại của rơi cho người mất, thể hiện bạn là người có lương tâm.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được gọi là

A. Danh dự

B. Nhân phẩm

C. Lương tâm

D. Nghĩa vụ

Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.

Đáp án cần chọn là: B

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

3. Đề số 3

Câu 1: Toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội tạo thành một

A. Tập thể.

B. Hội nhóm.

C. Cộng đồng.

D. Xã hội.

Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Cộng đồng chăm lo cuộc sống của cá nhân, đảm bảo cho mỗi người có những điều kiện để

A. Hoàn thiện.

B. Phát triển.

C. Giàu có hơn.

D. Sống yên ổn.

Cộng đồng chăm lo cuộc sống của cá nhân, đảm bảo cho mỗi người có những điều kiện để phát triển.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động để đời sống cộng đồng luôn phát triển lành mạnh là

A. Công bằng, dân chủ, văn minh.

B. Dân chủ, kỉ luật, pháp luật.

C. Công bằng, dân chủ, kỉ luật.

D. Bình đẳng, dân chủ, kỉ luật.

Đáp án : 

Đời sống cộng đồng chỉ lành mạnh nếu nó được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc công bằng, dân chủ, kỉ luật.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Mỗi cá nhân phát triển trong cộng đồng và nhờ sự phát triển đó của từng người mà cộng đồng trở lên

A. Văn minh.

B. Lịch sự.

C. Lớn mạnh.

D. Phát triển.

Đáp án : 

Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh cho cộng đồng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải được gọi là

A. Nhân nghĩa.

B. Yêu thương.

C. Hợp tác.

D. Hòa nhập.

Đáp án : 

Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Nội dung nào sau đây không nói về nhân nghĩa?

A. Lá lành đùm lá rách.

B. Ba que xỏ lá.

C. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

D. Đồng cam cộng khổ.

Đáp án : 

Ba que xỏ lá – Chỉ những người dối trá, lừa gạt, bất lương.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của nhân nghĩa?

A. Nhân ái, thương yêu, giúp đỡ nhau.

B. Nhường nhịn, đùm bọc nhau.

C. Sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

D. Dùng mọi cách để giành chiến thắng.

Dùng mọi cách để giành chiến thắng khiến người ta có thể đưa ra những quyết định sai lầm, chỉ quan tâm đến lợi ích mà không nghĩ đến sự giúp đỡ người khác.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Hành động nào sau đây thể hiện lòng nhân nghĩa?

A. Quan tâm, giúp đỡ anh chị em trong gia đình.

B. Thấy người bị tai nạn không quan tâm vì không liên quan.

C. Gay gắt chỉ trích người mắc lỗi dù họ biết hối cải.

D. Không nhường nhịn người khác vì như vậy là tạo tính xấu cho họ.

Đáp án : 

Quan tâm, giúp đỡ anh chị em trong nhà thể hiện lòng yêu thương và đối xử con người theo lẽ phải.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng được gọi là

A. Sống giản dị.

B. Yêu thương con người.

C. Sống hòa nhập.

D. Hợp tác cùng phát triển.

Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Người sống không hòa nhập sẽ cảm thấy

A. Vui vẻ, thoái mái.

B. Cuộc sống giàu ý nghĩa.

C. Có thêm sức mạnh.

D. Đơn độc, buồn tẻ.

Sống không hòa nhập sẽ cảm thấy đơn độc, buồn tẻ, cuộc sống kém ý nghĩa

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Biểu hiện nào sau đây thể hiện cá nhân biết sống hòa nhập?

A. Chia bè phái, gây mâu thuẫn nội bộ.

B. Không quan tâm tới mọi người xung quanh.

C. Không tham gia các hoạt động tập thể.

D. Đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ bạn bè.

Cá nhân biết sống đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ bạn bè là thể hiện biết sống hòa nhập.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung là biểu hiện của

A. Đoàn kết, tương trợ.

B. Hợp tác.

C. Yêu thương.

D. Hòa nhập.

Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về hợp tác?

A. Hợp tác giúp công việc diễn ra hiệu quả hơn.

B. Hợp tác làm con người trở lên lười nhác, ỷ lại.

C. Chỉ hợp tác khi thấy mình có lợi.

D. Khi yếu kém, không làm được mới hợp tác.

Hợp tác giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh để vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn cho công việc chung, vì vậy công việc diễn ra hiệu quả hơn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc cơ bản của hợp tác?

A. Tự nguyện.

B. Bình đẳng.

C. Đôi bên cùng có lợi.

D. Không cần tôn trọng lợi ích của người khác.

Khi hợp tác cần dựa trên nguyên tắc Tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính hợp tác?

A. Bàn bạc, xây dựng kế hoạch làm việc chung.

B. Nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được phân công.

C. Hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập.

D. Cho nhau chép bài trong giờ kiểm tra.

Đáp án : 

Cho nhau chép bài trong giờ kiểm tra không thể hiện tính hợp tác. Làm như vậy là hại bạn, vi phạm cả về đạo đức và nội quy kỉ luật.

Đáp án cần chọn là: D

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

4. Đề số 4

Câu 1. Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do

A. Sự phát triển của sự vật, hiện tượng

B. Sự tác động từ bên ngoài

C. Sự tác động từ bên trong

D. Sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng

Câu 2. Khẳng định nào dưới đây đúng về phủ định siêu hình?

A. Phủ định siêu hình kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật cũ.

B. Phủ định siêu hình thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.

C. Phủ định siêu hình xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.

D. Phủ định siêu hình là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn.

Câu 3. Câu tục ngữ nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định siêu hình?

A. Tre già măng mọc

B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

C. Con hơn cha là nhà có phúc

D. Có mới nới cũ

Câu 4. Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định siêu hình?

A. Người nông dân xay hạt lúa thành gạo ăn

B. Gió bão làm cây đổ

C. Người tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn.

D. Con người đốt rừng

Câu 5. Câu nào dưới đây là biểu hiện của sự phủ định siêu hình?

A. Nước chảy đá mòn.

B. Dốt đến đâu học lâu cũng biết

C. Con hơn cha là nhà có phúc

D. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh

Câu 6. Tục ngữ nào dưới đây là phủ định siêu hình?

A. ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

B. cây có cội, nước có nguồn

C. kiến tha lâu cũng đầy tổ

D. có thực mới vực được đạo

Câu 7. Khái niệm dùng để chỉ việc xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng gọi là phủ định

A. biện chứng      B. siêu hình

C. khách quan      D. chủ quan.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây là đặc trưng của phủ định siêu hình?

A. Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài.

B. Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật

C. Sự phủ định diễn ra do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

D. Sự phủ định diễn ra do ảnh hưởng của hoàn cảnh sống.

Hiển thị đáp án

Câu 9. Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng là phủ định

A. Tự nhiên      B. Siêu hình

C. Biện chứng      D. Xã hội

Câu 10. Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do

A. Sự tác động của ngoại cảnh

B. Sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng

C. Sự tác động của con người

D. Sự tác động thường xuyên của sự vật, hiện tượng

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

C

D

C

A

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

A

B

B

Câu

11

12

13

14

15

Đáp án

A

D

C

A

A

5. Đề số 5

Câu 1. Nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng là giai đoạn nhận thức nào dưới đây?

A. Nhận thức lí tính

B. Nhận thức cảm tính

C. Nhận thức biện chứng

D. Nhận thức siêu hình

Câu 2. Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng, được gọi là

A. Nhận thức      B. Cảm giác

C. Tri thức      D. Thấu hiểu

Câu 3. Quá trình nhận thức diễn ra phức tạp, gồm

A. Hai giai đoạn

B. Ba giai đoạn

C. Bốn giai đoạn

D. Năm giai đoạn

Câu 4. Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc

A. Trực tiếp với các sự vật, hiện tượng

B. Gián tiếp với các sự vật, hiện tượng

C. Gần gũi với các sự vật, hiện tượng

D. Trực diện với các sự vật, hiện tượng

Câu 5. Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về các đặc điểm nào dưới đây của sự vật, hiện tượng?

A. Đặc điểm bên trong

B. Đặc điểm bên ngoài

C. Đặc điểm cơ bản

D. Đặc điểm chủ yếu

Câu 6. Nhận thức cảm tính giúp cho con người nhận thức sự vật, hiện tượng một cách?

A. Cụ thể và sinh động

B. Chủ quan và máy móc

C. Khái quát và trừu tượng

D. Cụ thể và máy móc

Câu 7. Để hoạt động học tập và lao động đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải luôn

A. Gắn lí thuyết với thực hành

B. Đọc nhiều sách

C. Đi thực tế nhiều

D. Phát huy kinh nghiệm bản thân

Câu 8. Nhận thức gồm hai giai đoạn nào dưới đây?

A. So sánh và tổng hợp

B. Cảm tính và lí tính

C. Cảm giác và tri giác

D. So sánh và phân tích

Câu 9. Nhận thức cảm tính cung cấp cho nhận thức lí tính những

A. Những tài liệu cụ thể

B. Tài liệu cảm tính

C. Hình ảnh cụ thể

D. Hình ảnh cảm tính

Câu 10. Câu nào dưới đây là biểu hiện của nhận thức lí tính

A. Muối mặn, chanh chua

B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa

C. Ăn xổi ở thì

D. Lòng vả cũng như lòng sung.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

A

A

A

B

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

B

B

B

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD lớp 10 năm 2021 Trường THPT Đông Du. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo tài liệu liên quan khác:

Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?