TRƯỜNG THCS LÊ LỢI | ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: VẬT LÝ 9 Thời gian làm bài: 120 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1.
Có 3 người cùng xuất phát để đi từ vị trí A đến vị trí B cách A 36 km mà chỉ có 1 chiếc xe đạp chở được một người. Để cả ba người đến vị trí B cùng một lúc thì người đi xe đạp chở một người đến một vị trí rồi thả để người này đi bộ, sau đó người đi xe đạp quay trở lại để đón người đi bộ trước. Cho biết vận tốc khi đi bộ của hai người như nhau, không đổi và bằng 4 km/h, vận tốc khi đi xe đạp là không đổi và bằng 12 km/h, đoạn đường AB là thẳng và thời gian quay xe là không đáng kể.
1. Hãy xác định vị trí mà người đi xe đạp phải quay lại và vị trí mà người đi xe đạp đón được người đi bộ trước?
2. Hãy xác định khoảng thời gian mà người đi xe đạp không chở người nào?
Câu 2.
Cho một bình kim loại có khối lượng m1 gam có chứa m1 gam nước lạnh. Người ta đổ m2 gam nước nóng vào bình thì thấy khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của bình nước tăng thêm 10oC. Cho biết độ chênh lệch nhiệt độ ban đầu của nước nóng và nước lạnh trong bình là 70oC, nhiệt dung riêng của nước gấp 4 lần nhiệt dung riêng của kim loại làm bình chứa. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường.
1. Tìm tỉ số m2/m1.
2. Sau đó người ta đổ thêm 2m2 gam nước nóng và m1/2 gam nước lạnh nữa vào hỗn hợp mà ta vừa thu được. Hãy xác định độ thay đổi nhiệt độ của hỗn hợp sau khi đổ thêm?
Câu 3.
Cho 3 điện trở có giá trị như nhau bằng R0, được mắc với nhau theo những cách khác nhau. Lần lượt nối các đoạn mạch đó vào một nguồn điện không đổi luôn mắc nối tiếp với một điện trở r. Khi 3 điện trở trên mắc nối tiếp (cách 1), hoặc khi 3 điện trở trên mắc song song (cách 2) thì cường độ dòng điện qua mỗi điện trở đều bằng 0,15A.
1. Xác định cường độ dòng điện qua mỗi điện trở R0 trong những cách còn lại?
2. Trong các cách mắc trên, cách mắc nào tiêu thụ điện năng ít nhất và cách mắc nào tiêu thụ nhiều điện năng nhất?
3. Cần ít nhất bao nhiêu điện trở R0 và mắc chúng như thế nào vào nguồn điện không đổi mắc nối tiếp với điện trở r nói trên để cường độ dòng điện qua mỗi điện trở R0 đều bằng 0,1A?
ĐÁP ÁN
Câu 1.1
Gọi M là vị trí người đi xe đạp quay lại; N là vị trí người đi xe đạp quay lại đón được người đi bộ trước.
- Thời gian người đi bộ trước đi hết đoạn đường AB là:
\({t_1}\, = \,\frac{{AN}}{4} + \frac{{NB}}{{12}} = \,\,\frac{{AN}}{4} + \frac{{36 - AN}}{{12}}\)
- Thời gian người đi bộ sau đi hết đoạn đường AB là:
\({t_2}\, = \,\frac{{AM}}{{12}} + \frac{{MB}}{4} = \,\,\frac{{AM}}{{12}} + \frac{{36 - AM}}{4}\)
- Thời gian người đi xe đạp đi hết đoạn đường AB là:
\({t_3}\, = \,\frac{{AM + MN + NB}}{{12}} = \,\,\frac{{36 + 2AM - 2AN}}{{12}}\)
Ta có: t1 = t2 = t3.
Khi đó:
\(\begin{array}{l}
\frac{{AN}}{4} + \frac{{36 - AN}}{{12}}\, = \,\frac{{AM}}{{12}} + \frac{{36 - AM}}{4}\, \Leftrightarrow \,AM\, + \,AN\, = \,36\,\,\,\,\,\,(1)\\
\frac{{AN}}{4} + \frac{{36 - AN}}{{12}}\, = \,\frac{{36 + 2AM - 2AN}}{{12}}\,\, \Leftrightarrow \,\,AM = 2AN\,\,\,\,(2)
\end{array}\)
Từ (1),(2): AM = 24 km; AN = 12 km.
Câu 1. 2.
Thời gian mà người đi xe đạp không chở người nào là:
\(\Delta t\, = \,\frac{{MN}}{{12}}\, = \,\frac{{12}}{{12}}\, = 1\,(h)\)
...
---(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
2. ĐỀ SỐ 2
Bài 1.
Cho mạch điện MN như hình vẽ dưới đây, hiệu điện thế ở hai đầu mạch điện không đổi UMN = 7V; các điện trở R1 = 3W và R2 = 6W . AB là một dây dẫn điện có chiều dài 1,5m tiết diện không đổi S = 0,1mm2, điện trở suất r = 4.10-7 Wm ; điện trở của ampe kế A và các dây nối không đáng kể :
a) Tính điện trở của dây dẫn AB ?
b) Dịch chuyển con chạy c sao cho AC=1/2BC. Tính cường độ dòng điện qua ampe kế ?
c)Xác định vị trí con chạy C để Ia = 1/3A ?
Bài 2.
Cho mạch điện như hình vẽ. Biết UAB = 21V không đổi; RMN = 4,5Ω, R1 = 3Ω; RĐ = 4,5Ω không đổi; RA có điện trở không đáng kể. Đặt RCM = x.
a) K đóng:
+Cho C ≡ N thì ampe kế chỉ 4A. Tính điện trở R2.
+Tính hiệu suất sử dụng điện. Biết rằng điện năng tiêu thụ trên đèn và R1 là có ích.
b) K mở: Xác định giá trị x để độ sáng của đèn yếu nhất.
...
---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
3. ĐỀ SỐ 3
Em hãy chọn các phương án trả lời đúng và trình bày cách giải vào bài làm trên Tờ giấy thi:
Câu 1. Tia sáng mặt trời nghiêng một góc 300 so với phương nằm ngang. Đặt một gương phẳng để sao cho sau khi tia sáng mặt trời phản xạ qua gương phẳng thì truyền thẳng đứng xuống đáy giếng. Góc phản xạ và góc tới trong trường hợp này bằng:
A. 300 B. 400 C. 450 D. 600.
Câu 2. Một ô tô rời bến lúc 6h với vận tốc 40km/h. Lúc 7h, một ô tô khác đuổi theo với vận tốc 60km/h. Ô tô sau đuổi kịp ô tô trước lúc:
A. 8h B. 8h30ph C. 9h D. 7h40ph
Câu 3. Dùng Pa lăng có hai ròng rọc động và hai ròng rọc cố định để đưa vật có khối lượng 2 tạ lên cao 2 mét bằng một lực kéo 625 N và phải kéo dây một đoạn 8 mét. Hiệu suất của Pa lăng là:
A. 85% B. 80% C. 75% D. 70%
Câu 4. Một đoàn tàu đang chạy trên đoạn đường ray thẳng với vận tốc không đổi bằng 54km/h, biết lực kéo của đầu máy là 20000N. Lực cản khi đó có giá trị là:
A. 20000N | B. Lớn hơn 20000N |
C. Nhỏ hơn 20000N | D. Không thể xác định được |
Câu 5. Muốn có nước ở nhiệt độ t = 500C, người ta lấy m1 = 3kg nước ở nhiệt độ 1000C trộn với m2 nước ở t1 = 200C, xác định lượng nước lạnh m2 cần dùng?
A. m2 = 4,9 kg B. m2 = 6kg C. m2 = 5kg D. m2= 5,5 kg
Câu 6. Cho m1 kg nước và m2 kg dầu trộn vào nhau. Nhiệt độ của nước và của dầu lần lượt là t1 và t2, nhiệt dung riêng của nước và dầu lần lượt là c1 và c2. Biết m1=3m2; c1=2c2;t2=5t1. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra ngoài môi trường thì nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp là.
A. t=11/7 t1
B. t=17/5 t1
C. t=5/17 t1
D. t=7/11 t1
Câu 8. Một sợi dây làm bằng kim loại dài l1 =150 m, có tiết diện S1 = 0,4 mm2 và có điện trở R1 bằng 60 W. Hỏi một dây khác làm bằng kim lọai đó dài l2= 30m có điện trở R2 = 30W thì có tiết diện S2 là:
A. S2 = 0,8mm2 B. S2 = 0,16mm2 C. S2 = 1,6mm2 D. S2 = 0,08 mm2
Câu 9. Đèn Đ1 loại 110V-25W và Đ2 ghi 110V-100W được mắc nối tiếp với nhau vào nguồn điện có hiệu điện thế 217,8V. Cường độ dòng điện chạy qua đền Đ1 bằng .
A. 0,27AB. 0,36AC. 0,9AD. 0,18A
Câu 10. Cho đoạn mạch có dạng (R1//Đ1) nt Đ2 được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế không đổi. Biết đèn Đ1loại 2,5V-1W. Đ2 loại 6V-3W. R1 là một biến trở và đèn sáng bình thường. Khi đó biến trở R1 có giá trị bằng.
- W B. 25W C. 2,5W D. 250W
...
---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
ĐÁP ÁN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | C | B | A | C | A | C | B | B | B |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | D | A | C | B | A,B | A | A,C | D | D | B |
4. ĐỀ SỐ 4
Bài 1:
Một máy sấy bát đĩa có điện trở R = 20 W mắc nối tiếp với điện trở R0 = 10 W rồi mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế không đổi. Sau một thời gian, nhiệt độ của máy sấy giữ nguyên ở 52oC. Nếu mắc thêm một máy sấy giống như trước song song với máy đó thì nhiệt độ lớn nhất của máy sấy là bao nhiêu? Nhiệt độ phòng luôn là 20oC, coi công suất tỏa nhiệt ra môi trường tỉ lệ với độ chênh lệch nhiệt độ giữa máy sấy và môi trường.
Bài 2:
Hệ quang học gồm một gương phẳng và một thấu kính hội tụ mỏng có tiêu cự f. Gương phẳng đặt tại tiêu diện của thấu kính). Nguồn sáng điểm S đặt trên trục chính của thấu kính, cách đều thấu kính và gương. Bằng cách vẽ đường đi của các tia sáng hãy xác định vị trí của tất cả các ảnh của S qua hệ. Tìm khoảng cách giữa các ảnh đó.
(Chú ý : học sinh không dùng công thức thấu kính
Bài 3:
Hãy xác định trọng lượng riêng của 1 chất lỏng với dông cụ: một lực kế, một chậu nước và một vật nặng. Nêu các bước tiến hành và giải thích.
...
---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
5. ĐỀ SỐ 5
Bài 1:
Một vật AB đặt trước một thấu kính phân kỳ cho một ảnh cao là A1B1 = 0,8cm. Thay thấu kính phân kỳ bằng thấu kính hội tụ có cùng tiêu cự và cũng đặt ở vị trí của thấu kính phân kỳ thì thu được một ảnh thật, chiều cao là A2B2 = 4cm. Khoảng cách giữa hai ảnh là 72cm. Tìm tiêu cự của thấu kính và chiều cao của vật. Chú ý: Không sử dụng công thức thấu kính.
Bài 2:
Một "hộp đen" có 3 đầu ra, bên trong chứa một mạch điện gồm một nguồn điện lý tưởng (không có điện trở trong) và một điện trở R chưa biết giá trị. Nếu mắc một điện trở R0 đã biết giữa hai đầu 1 và 2 thì dòng điện qua điện trở này là I12 0. Nếu mắc R0 vào giữa hai đầu 1 và 3 thì dòng điện qua nó là I13 0, đồng thời I13 I12. Còn khi mắc R0 vào giữa hai đầu 2 và 3 thì không có dòng điện đi qua. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện trong "hộp đen", xác định hiệu điện thế của nguồn điện và giá trị điện trở R trong "hộp đen".
...
---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi chọn HSG môn Vật Lý 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Lê Lợi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.