Bộ 5 đề thi chọn HSG Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Lê Lợi có đáp án

TRƯỜNG THCS LÊ LỢI

ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG

 NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ 7

Thời gian làm bài: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Bài 1.

a) Tại sao khi biểu diễn đàn bầu người nghệ sĩ thường dùng tay uốn cần đàn.

b) Có 3 nguồn điện loại 12V, 6V, 3V và 2 bóng đèn cùng loại đều ghi 6V. Hãy trình bày cách mắc hai đèn vào một trong 3 nguồn trên để cả hai đèn đều sáng bình thường.

Bài 2. Hai tia tới SI và SK vuông góc với nhau chiếu tới một gương phẳng tại hai điểm I và K như hình vẽ (H1).

         

a) Vẽ tia phản xạ của 2 tia tới SI và SK.

b) Chứng minh rằng 2 tia phản xạ ấy cũng hợp với nhau 1 góc vuông.

c) Giả sử góc tạo bởi tia tới SK với gương phẳng bằng 300. Chiếu một tia sáng từ S tới gương đi qua trung điểm M của đoạn thẳng nối hai điểm I và K. Xác định góc tạo bởi tia phản xạ của hai tia SK và SM.

Bài 3. Hai quả cầu nhẹ A và B được treo gần nhau bằng 2 sợi chỉ tơ, chúng hút nhau. Hỏi các quả cầu đã bị nhiễm điện như thế nào?

Bài 4. Một vật ở cách một bức tường phẳng, nhẵn là 350m. Vật phát ra một âm thanh trong khoảng thời gian rất ngắn.

a) Tính thời gian từ khi vật phát ra âm đến khi vật thu được âm phản xạ từ bức tường dội lại.

b) Cùng với lúc phát ra âm, vật chuyển động đều về phía bức tường và vuông góc với bức tường với vận tốc 10m/s. Xác định khoảng cách của vật với bức tường khi nó gặp âm phản xạ từ bức tường dội lại.

Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.

Bài 5. Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ (H.2)

a) Biết ampe kế A chỉ 5A, cường độ dòng điện chạy qua đèn 1 và đèn 2 bằng nhau và bằng 1,5A. Xác định cường độ dòng điện qua đèn Đ3 và cườngđộ dòng điện qua đèn Đ4.

b) Mạch điện trên được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 12V. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ2 bằng 4,5V. Tìm hiệu điện thế giữa hai đầu các bóng đèn còn lại.  

         

ĐÁP ÁN 

BÀI

NỘI DUNG

Bài 1

(3,0đ)

a) (1,5đ)

Người nghệ sĩ làm như vậy để dây đàn căng hơn hoặc chùng xuống.

Khi dây đàn căng, dây đàn dao động nhanh, tần số dao động lớn, âm phát ra cao.

Khi dây đàn chùng, dây đàn dao động chậm, tần số dao động nhỏ, âm phát ra thấp.

b) (1,5đ)

- Cách 1: Mắc 2 đèn song song với nhau và mắc vào nguồn điện 6V:

U = UĐ1 = UĐ2 = 6V

- Cách 2: Mắc 2 đèn nối tiếp với nhau và mắc vào nguồn điện 12V

U = uĐ1 + UĐ2 = 6+6 = 12V

Bài 2

(6,5 đ)

a)(2,5đ) (Cách vẽ cho 1,5đ; vẽ đúng cho 1,0đ)

- Lấy S’ đối xứng với S qua gương

- S’ là ảnh của S qua gương

- Vì tia phản xạ có đường kéo dài đi qua

ảnh nên nối S’I, S’K kéo dài lên mặt

 gương ta được tia IR và KR’ cần vẽ

b) (2,0 đ)

Chứng minh được ∆SIK = IS’K

Suy ra góc ISK= góc IS’K=900

Vậy S’R vuống góc S’R’

c) (2,0đ)

- Dựng được tia phản xạ MM’ của tia SM qua gương

- Tính được góc SIM = 600

Xét ∆ISKvuông tại S, SM là trung tuyến => SM = 1/2IK = MK

=> ∆SIM cân tại M, mà góc SIM = 600=>∆SIM đều => góc SMI = 600

=> góc KMM’ = 600 suy ra góc S’MK = 1200

Chỉ ra được góc MKS’ = 300.

Xét ∆MKS’ có góc S’MK = 1200, góc MKS’ = 300

Suy ra góc MS’K = 1800- 1200 - 300 = 300

Bài 3

(3,0 đ)

Có 6 trường hợp xảy ra: Mỗi trường hợp cho 0,5 đ

+ A nhiễm điện dương, B nhiễm điện âm

+ B nhiễm điện dương, A nhiễm điện âm

+ A nhiễm điện dương, B không nhiễm điện

+ B nhiễm điện dương, A không nhiễm điện

+ A nhiễm điện âm, B không nhiễm điện

+ B nhiễm điện âm, A không nhiễm điện

Bài 4

(3,5đ)

S = 350m; v1 = 10m/s; v2 = 340m/s

a) 1,5 đ

Quãng đường mà âm đi được từ khi phát ra đến khi thu được âm phản xạ  là:

 2.350 = 700m

Vậy thời gian mà âm đi được từ khi phát ra đến khi thu được âm phản xạ là:

 7000/340 2,06(s)

b) 2,0 đ

Gọi S1 là khoảng cách từ vị trí vật gặp âm phản xạ đến bức tường

Thời gian âm đi từ khi phát ra cho đến khi vật thu được âm phản xạ là: t1 = \(\frac{{S + {S_1}}}{{{v_2}}}\)

Thời gian vật mà vật đi đến khi gặp âm phản xạ là: t2 = \(\frac{{S - {S_1}}}{{{v_1}}}\)

Mà t1 = t2 nên ta có \(\frac{{S + {S_1}}}{{{v_2}}} = \frac{{S - {S_1}}}{{{v_1}}}\)

Thay số vào ta có : \(\frac{{350 + {S_1}}}{{340}} = \frac{{350 - {S_1}}}{{10}}\)

Tìm được S1 = 330 (m)

Bài 5

(4,0đ)

a) (2,0đ)

Xét mạch điện gồm (Đ1//Đ2//Đ3)ntĐ4

Số chỉ của ampe kế A là 5A => Cường độ dòng điện trong mạch chính I = 5A

Ta có I = I123  = I4 = 5(A)

Xét mạch gồm Đ1//Đ2//Đ3

Ta có I123 = I1 + I2 + I3

=> I3 = I123 - I1 - I2 = 5 – 1,5 – 1,5 = 2(A)

b) (2,0đ)

Ta có U = U123 + U4

Mà U123 = U1 = U2 = U3 = 4,5 (V)

Nên U4 = U – U123 = 12 – 4,5 = 7,5 (V)

Vậy hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn 1 bằng hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn 3 và bằng 4,5 (V); Hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn 4 bằng 7,5 (V)

 

-(Hết đề thi số 1)-

2. ĐỀ SỐ 2

PHẦN A: Phần chung cho mọi học sinh.

Câu 1: Hãy tính thể tích V, khối lượng m, khối lượng riêng D của một vật rắn biết rằng: khi thả nó vào một bình đầy nước thì khối lượng của cả bình tăng thêm là m1 = 21,75g, còn khi thả nó vào một bình đầy dầu thì khối lượng của cả bình tăng thêm là

 m2 = 51,75g (Trong cả hai trường hợp vật đều chìm hoàn toàn). Cho biết khối lượng riêng của nước là D1= 1g/cm3, của dầu là D2 = 0,9g/cm3.

Câu 2:

           Trước 2 gương phẳng G1, G2 đặt vuông góc với nhau và quay mặt phản xạ vào nhau. Trên một màn chắn cố định có một khe hở AB. Một điểm sáng S trong khoảng gương và màn chắn (hình vẽ 1). Hãy vẽ 1 chùm sáng phát ra từ S sau 2 lần phản xạ qua G1, G2 thì vừa vặn lọt qua khe AB.

Câu 3:

a. Quan sát một máy bay hiện đại đang bay trên bầu trời, nhiều lúc thấy như tiếng máy không phải phát ra từ động cơ máy bay mà là từ một điểm nào đó trong không gian phía sau máy bay. Giải thích tại sao vậy ?

b. Có 4 thanh A, B, C, D mang điện. Thanh A đẩy thanh B và hút thanh C, còn thanh C đẩy thanh D. Cho biết thanh D là thanh thủy tinh được nhiễm điện sau khi cọ sát với lụa. Các thanh A, B, C, D mang điện tích gì ?

...

-(Nội dung tiếp theo và đáp án của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (5điểm). Một ống bằng thép dài 25 m. Khi một em học sinh dùng một búa gõ vào một đầu ống thì một em học sinh khác đặt tai ở đầu kia của ống nghe thấy hai tiếng gõ, tiếng nọ cách tiếng kia 0,055 giây.

  1. Giải thích tại sao gõ một tiếng mà lại nghe thấy hai tiếng.
  2. Tìm vận tốc âm thanh trong thép biết vận tốc âm thanh trong không khí là 333m/s và âm truyền trong thép nhanh hơn trong không khí.

Bài 2: (5 điểm)

Một thỏi nhôm đặc hình trụ cao 20cm, bán kính đáy 2cm. Tính khối lượng của thỏi nhôm? Biết khối lượng riêng của nhôm là 2,7g/ cm3

Một vật khác có kích thước đúng bằng thỏi nhôm được treo vào một lực kế, lực kế chỉ 19,6N. Tính khối lượng riêng của vật liệu dùng làm vật đó?

Bài 3: (5 điểm)

Một người đứng cách mục tiêu 800m và bắn vào mục tiêu, viên đạn bay với vận tốc 200m/s hỏi :

a. Người đứng gần mục tiêu trên thấy viên đạn tới mục tiêu trước hay nghe tiếng súng nổ trước .

b.Viên đạn rơi đúng mục tiêu cách tiếng  nổ bao nhiêu giây.

...

-(Nội dung tiếp theo và đáp án của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)-

4. ĐỀ SỐ 4

Bài 1. (3,5 điểm):

Một vật ở cách một bức tường phẳng, nhẵn là 350m. Vật phát ra một âm thanh trong khoảng thời gian rất ngắn.

a) Tính thời gian từ khi vật phát ra âm đến khi vật thu được âm phản xạ từ bức tường dội lại.

b) Cùng với lúc phát ra âm, vật chuyển động đều về phía bức tường và vuông góc với bức tường với vận tốc 10m/s. Xác định khoảng cách của vật với bức tường khi nó gặp âm phản xạ từ bức tường dội lại.

Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.

Bài 2. (3,5 điểm):

Hai tia tới SI và SK vuông góc với nhau chiếu tới một gương phẳng tại hai điểm I và K như hình vẽ .

a) Vẽ tia phản xạ của 2 tia tới SI và SK.                                                                                               

b) Chứng minh rằng 2 tia phản xạ ấy cũng hợp với nhau 1 góc vuông.

c) Giả sử góc tạo bởi tia tới SK với gương phẳng bằng 300. Chiếu một tia sáng từ S tới gương đi qua trung điểm M của đoạn thẳng nối hai điểm I và K. Xác định góc tạo bởi tia phản xạ của hai tia SK và SM.

Bài 3. (4,5 điểm):                                                                                                                       

Cho hai gương phẳng hợp với nhau một góc = 50o và một điểm sáng S trong khoảng hai g­ương như­ hình vẽ. Biết rằng mặt phẳng hình vẽ vuông góc với hai mặt g­ương.

1. Vẽ một tia sáng phát ra từ S phản xạ lần l­ượt trên G1 tại I, rồi trên G2 tại J và sau đó qua S.

a) Tính góc hợp bởi tia tới SI và tia phản xạ JS?                                                  

b) Gọi S1 là ảnh của S qua gương G1, S2 là ảnh của S1 qua gương G2.

Chứng minh: SI + IJ + JS = SS2

2. Vẽ một tia sáng phát ra từ S phản xạ lần l­ượt trên G1 tại K, rồi trên G2 tại H và quay trở lại trùng với đường truyền ban đầu. Tính góc hợp bởi tia tới SK với gương G1?

...

-(Nội dung tiếp theo và đáp án của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)-

5. ĐỀ SỐ 5

A.PHẦN TRẮC NGHIỆM:Chọn câu trả lời đúng cho các câu sau:

Câu 1:Khi cho điểm sáng S dịch chuyển theo phương vuông góc với gương một đoạn, người ta thấy khoảng cách  giữa ảnh S’ và điểm sáng S thay đổi so với lúc chưa dịch chuyển S là 30cm. Điểm sáng S dịch chuyển một đoạn:

A .30cm                  B.  15 cm                C. 60cm                 D. 45cm.

Câu 2: Một tia sáng chiếu tới gương phẳng  và hợp với mặt gương một góc 300, góc phản xạ là:

A. 30                    B. 450                         C. 600                            D. 150

 Câu 3: Có hai con lắc, trong cùng một khoảng thời gian con lắc thứ nhất thực hiện được 10 dao động, con lắc thứ hai thực hiện được 15 dao động. Tần số dao động của con lắc nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

A.  Tần số dao động của con lắc thứ hai lớn hơn và lớn hơn 1,5 lần.

B.  Tần số dao động của con lắc thứ nhất lớn hơn và lớn hơn 1,5 lần.

C.  Tần số dao động của con lắc thứ hai lớn hơn và lớn hơn 3 lần.

D.  Tần số dao động của con lắc thứ nhất lớn hơn và lớn hơn 3 lần.

Câu 4: Vì sao trong bệnh viện hoặc trường học người ta thường trồng nhiều cây xanh?

A.  Cây xanh hấp thụ âm thanh.

B.  Cây xanh phản xạ âm thanh nên có thể làm giảm ô nhiễm tiếng ồn.

C.  Cây xanh giúp làm giảm ô nhiễm môi trường.

D.  Cây xanh vừa hấp thụ âm thanh vừa phản xạ âm thanh nên có thể làm giảm ô nhiễm tiếng ồn và cây xanh giúp làm giảm ô nhiễm môi trường.

B. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 5: Một cốc chứa đầy nước có khối lượng tổng cộng là  m= 260g. Thả chìm vào trong cốc một hòn sỏi có khối lượng 120g rồi đem cân thì thấy khối lượng tổng cộng lúc này của cốc là 330g . Tìm khối lượng riêng của sỏi? Biết khối lượng riêng của nước là 1g/cm3.

Câu 6: Cho hai gương phẳng G­1 và G2 vuông góc với nhau.

 S là một điểm sáng M là một điểm đặt trước 2 gương(H1).

 a.Nêu cách vẽ một tia sáng xuất phát từ S chiếu đến gương G1 phản xạ đến gương G2 rồi đi qua M. Có phải bài toán bao giờ cũng thực hiện được không?

b.Chứng minh rằng tia tới gương G1 song song với tia phản xạ ở G2.

...

-(Nội dung tiếp theo và đáp án của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi chọn HSG Vật Lý 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Lê Lợi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?