SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT ĐÔNG HÀ | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN HÓA HỌC - KHỐI LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 25 câu)
|
| |
(Đề có 3 trang) |
ĐỀ SỐ 001:
Câu 1: Nguyên tố R thuộc nhóm VIA. Công thức của hợp chất khí với hiđro là
A. HR B. RH3 C. RH4 D. H2R
Câu 2: Nguyên tử của nguyên tốR có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p2 . R có công thức oxit cao nhất là
A. R2O B. R2O3 C. RO3 D. RO2
Câu 3: Các nguyên tử của nhóm IA trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung nào về cấu hình electron, mà quyết định tính chất của nhóm?
A. Số lớp electron như nhau. B. Số electron lớp K bằng 2.
C. Số electron lớp ngoài cùng bằng 1. D. Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử.
Câu 4: Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 73, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn hóa học là:
A. chu kì 3, nhóm VIA B. chu kì 4, nhóm VIB
C. chu kì 4, nhóm VIIIB D. chu kì 3, nhóm IIIA
Câu 5: Một nguyên tố thuộc nhóm VA có tổng số proton , nơtron , electron trong nguyên tử bằng 21. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó là :
A. 1s2 2s2 2p3 B. 1s2 2s2 2p4
C. 1s2 2s2 2p5 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3
Câu 6: Khi cho 0,6 g một kim loại R nhóm IIA tác dụng với nước tạo 0,336 lít khí H2 (đktc) . Kim loại R là
A. Ba (MBa =137) B. Mg(MMg =24) C. Sr(MSr =88) D. Ca (MCa =40)
Câu 7: X ở nhóm VA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro của X có dạng:
A. X2O5, XH3 B. X2O3, XH3 C. X2O5, XH5 D. X2O3, XH5
Câu 8: Cho các nguyên tố 4Be, 11Na, 12Mg, 19K. Chiều tăng dần tính bazơ của các hydroxit là:
A. Mg(OH)2< Be(OH)2< NaOH
C. Be(OH)2 > Mg(OH)2> KOH > NaOH D. Be(OH)2< Mg(OH)2< NaOH< KOH
Câu 9: Trong một nhóm A (trừ nhóm VIIIA)theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì
A. Tính kim loại giảm, tính phi kim giảm B. Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng
C. Tính kim loại tăng, tính phi kim tăng D. Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm
Câu 10: Trong một loạinguyên tử củaX có tổng số các hạt cơ bản là 58. Cho m gam X vào 0,2 lít dung dịch HCl nồng độ 1M thu được 6,72 lít khí (đktc) và 0,2 lít dung dịch Y.
Cho: số hiệu nguyên tử (Z) và nguyên tử khối trung bình (M) của các nguyên tố như sau :
Nguyên tố | Na | Mg | Al | S | Cl | K | Ca | Fe |
Z | 11 | 12 | 13 | 16 | 17 | 19 | 20 | 26 |
M | 23 | 24 | 27 | 32 | 35,5 | 39 | 40 | 56 |
Nồng độ mol của muối trong dung dịch Y là:
A. 3M. B. 1M. C. 1,5M. D. 0,75M
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 11 đến câu 25 của đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 002:
Câu 1: Khi cho 0,6 g một kim loại R nhóm IIA tác dụng với nước tạo 0,336 lít khí H2 (đktc) . Kim loại R là
A. Ba (MBa =137) B. Mg(MMg =24) C. Sr(MSr =88) D. Ca (MCa =40)
Câu 2: Trong một loạinguyên tử củaX có tổng số các hạt cơ bản là 58. Cho m gam X vào 0,2 lít dung dịchHCl nồng độ 1M thu được 6,72 lít khí (đktc) và 0,2 lít dung dịch Y.
Cho: số hiệu nguyên tử (Z) và nguyên tử khối trung bình (M) của các nguyên tố như sau :
Nguyên tố | Na | Mg | Al | S | Cl | K | Ca | Fe |
Z | 11 | 12 | 13 | 16 | 17 | 19 | 20 | 26 |
M | 23 | 24 | 27 | 32 | 35,5 | 39 | 40 | 56 |
Nồng độ mol của muối trong dung dịch Y là:
A. 3M. B. 0,75M C. 1M. D. 1,5M.
Câu 3: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO2. Công thức của hợp chất khí với hiđro là
A. RH4 B. HR C. H2R D. RH3
Câu 4: X ở nhóm VA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro của X có dạng:
A. X2O5, XH5 B. X2O3, XH3 C. X2O5, XH3 D. X2O3, XH5
Câu 5: Cho các nguyên tố 4Be, 11Na, 12Mg, 19K. Chiều tăng dần tính bazơ của các hydroxit là:
A. Be(OH)2< Mg(OH)2< NaOH< KOH B. Be(OH)2 > Mg(OH)2> KOH > NaOH
C. Mg(OH)2< Be(OH)2< NaOH
Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt, hạt mang điện gấp đôi hạt không mang điện. Y thuộc nhóm
A. VA B. IA C. IIIA D. IIA
Câu 7: Một nguyên tố thuộc nhóm VA có tổng số proton , nơtron , electron trong nguyên tử bằng 21. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó là :
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 B. 1s2 2s2 2p5
C. 1s2 2s2 2p4 D. 1s2 2s2 2p3
Câu 8: Cho các nguyên tố sau ở cùng chu kì 3: Na (Z = 11), S ( Z = 16) và Cl ( Z = 17). Độ âm điện của ba nguyên tố trên (đã bị đảo lộn) là: 3,16 2,58 0,93 . Gắn các nguyên tố với độ âm điện đúng của chúng được kết quả như sau
A. Na:2,58 S: 0,93 Cl:3,16. B. Na : 0,93 S: 2,58 Cl : 3,16.
C. Na : 3,16 S: 2,58 Cl:0,93. D. Na:0,93 S :3,16 Cl : 2,58.
Câu 9: X, Y là hai nguyên tố liên tiếp nhau trong chu kì 3 và có tổng số hiệu nguyên tử bằng 29 (ZX< ZY). Kết luận nào sau đây không đúng:
A. Y có bán kính nhỏ nhơn X B. X thuộc nhóm IVA
C. Y có 14 electron D. Y có tính phi kim
Câu 10: Các nguyên tử của nhóm IA trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung nào về cấu hình electron, mà quyết định tính chất của nhóm?
A. Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử. B. Số lớp electron như nhau.
C. Số electron lớp ngoài cùng bằng 1. D. Số electron lớp K bằng 2.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 11 đến câu 25 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 003:
Câu 1: Khi cho 0,6 g một kim loại R nhóm IIA tác dụng với nước tạo 0,336 lít khí H2 (đktc) . Kim loại R là
A. Mg(MMg =24) B. Ba (MBa =137) C. Ca (MCa =40) D. Sr(MSr =88)
Câu 2: Biết K(Z=19), Cl(Z=17), Ar(Z=18), Li (Z=3), F(Z=9), Ne(Z=10), Na(Z=11).
Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là
A. Na+, Cl-, Ar. B. K+, Cl-, Ar. C. Li+, F-, Ne. D. Na+, F-, Ne.
Câu 3: X, Y là hai nguyên tố liên tiếp nhau trong chu kì 3 và có tổng số hiệu nguyên tử bằng 29 (ZX< ZY). Kết luận nào sau đây không đúng:
A. Y có 14 electron B. Y có tính phi kim
C. Y có bán kính nhỏ nhơn X D. X thuộc nhóm IVA
Câu 4: Cho các nguyên tố sau ở cùng chu kì 3: Na (Z = 11), S ( Z = 16) và Cl ( Z = 17). Độ âm điện của ba nguyên tố trên (đã bị đảo lộn) là: 3,16 2,58 0,93 . Gắn các nguyên tố với độ âm điện đúng của chúng được kết quả như sau
A. Na:2,58 S: 0,93 Cl:3,16. B. Na : 3,16 S: 2,58 Cl:0,93.
C. Na:0,93 S :3,16 Cl : 2,58. D. Na : 0,93 S: 2,58 Cl : 3,16.
Câu 5: Trong một loạinguyên tử củaX có tổng số các hạt cơ bản là 58. Cho m gam X vào 0,2 lít dung dịchHCl nồng độ 1M thu được 6,72 lít khí (đktc) và 0,2 lít dung dịch Y.
Cho: số hiệu nguyên tử (Z) và nguyên tử khối trung bình (M) của các nguyên tố như sau :
Nguyên tố | Na | Mg | Al | S | Cl | K | Ca | Fe |
Z | 11 | 12 | 13 | 16 | 17 | 19 | 20 | 26 |
M | 23 | 24 | 27 | 32 | 35,5 | 39 | 40 | 56 |
Nồng độ mol của muối trong dung dịch Y là:
A. 0,75M B. 1,5M. C. 1M. D. 3M.
Câu 6: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO2. Công thức của hợp chất khí với hiđro là
A. H2R B. HR C. RH3 D. RH4
Câu 7: Nguyên tố X có số thứ tự Z = 13, nguyên tố X thuộc chu kỳ
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 8: Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức R2O5. Trong hợp chất khí của R với hiđro, hiđro chiếm 8,823 % về khối lượng. Tổng số electron trên các phân lớp s của nguyên tử R là: (cho O = 16 H = 1 N = 14 P = 31 S = 32 Cl = 35,5 F = 19)
A. 6. B. 2. C. 9 D. 4.
Câu 9: Cho điện tích hạt nhân O(Z=8), Na(Z=11), Mg(Z=12), Al(Z=13) và các hạt vi mô: O2-, Al3+, Al, Na, Mg2+, Mg. Dãy nào sau đây được xếp đúng thứ tự bán kính hạt?
A. Al3+< Mg2+< Al< Mg< Na< O2- B. Na< Mg< Al< Al3+
C. Na< Mg< Mg2+< Al3+< Al< O2- D. Al3+< Mg2+< O2-< Al< Mg< Na
Câu 10: Trong một nhóm A (trừ nhóm VIIIA)theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì
A. Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng B. Tính kim loại tăng, tính phi kimtăng
C. Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm D. Tính kim loại giảm, tính phi kim giảm
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 11 đến câu 25 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀN SỐ 004:
Câu 1: Khi cho 0,6 g một kim loại R nhóm IIA tác dụng với nước tạo 0,336 lít khí H2 (đktc) . Kim loại R là
A. Ba (MBa =137) B. Mg(MMg =24) C. Ca (MCa =40) D. Sr(MSr =88)
Câu 2: X, Y là hai nguyên tố liên tiếp nhau trong chu kì 3 và có tổng số hiệu nguyên tử bằng 29 (ZX< ZY). Kết luận nào sau đây không đúng:
A. Y có tính phi kim B. X thuộc nhóm IVA
C. Y có bán kính nhỏ nhơn X D. Y có 14 electron
Câu 3: Trong một nhóm A (trừ nhóm VIIIA)theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì
A. Tính kim loại giảm, tính phi kim giảm B. Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng
C. Tính kim loại tăng, tính phi kimtăng D. Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm
Câu 4: Cho các nguyên tố 4Be, 11Na, 12Mg, 19K. Chiều tăng dần tính bazơ của các hydroxit là:
A. KOH< NaOH< Mg(OH)2< Be(OH)2 B. Mg(OH)2< Be(OH)2< NaOH
C. Be(OH)2< Mg(OH)2< NaOH< KOH D. Be(OH)2 > Mg(OH)2> KOH > NaOH
Câu 5: Nguyên tố X có số thứ tự Z = 13, nguyên tố X thuộc chu kỳ
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Vị trí (chu kỳ, nhóm) của X trong bàng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. chu kỳ 3, nhóm VIIA. B. chu kỳ 2, nhóm VA.
C. chu kỳ 3, nhóm VA. D. chu kỳ 2, nhóm VIIA.
Câu 7: Một nguyên tố thuộc nhóm VA có tổng số proton , nơtron , electron trong nguyên tử bằng 21. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó là :
A. 1s2 2s2 2p4 B. 1s2 2s2 2p5
C. 1s2 2s2 2p3 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3
Câu 8: Các nguyên tử của nhóm IA trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung nào về cấu hình electron, mà quyết định tính chất của nhóm?
A. Số electron lớp K bằng 2. B. Số electron lớp ngoài cùng bằng 1.
C. Số lớp electron như nhau. D. Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử.
Câu 9: Cho điện tích hạt nhân O(Z=8), Na(Z=11), Mg(Z=12), Al(Z=13) và các hạt vi mô: O2-, Al3+, Al, Na, Mg2+, Mg. Dãy nào sau đây được xếp đúng thứ tự bán kính hạt?
A. Al3+< Mg2+< Al< Mg< Na< O2- B. Na< Mg< Al< Al3+
C. Na< Mg< Mg2+< Al3+< Al< O2- D. Al3+< Mg2+< O2-< Al< Mg< Na
Câu 10: Nguyên tố R thuộc nhóm VIA. Công thức của hợp chất khí với hiđro là
A. H2R B. RH4 C. HR D. RH3
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 11 đến câu 25 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 005
Câu 1: Trong bảng hệ thống tuần hoàn nguyên tố nào có độ âm điện lớn nhất?
A. Li B. Cs C. I D. F
Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt, hạt mang điện gấp đôi hạt không mang điện. Y thuộc nhóm
A. VA B. IIA C. IA D. IIIA
Câu 3: Nguyên tử của nguyên tốR có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p2 . R có công thức oxit cao nhất là
A. R2O B. RO3 C. RO2 D. R2O3
Câu 4: Oxit cao nhất của nguyên tố R là R2O7. Hợp chất khí với hidro thì R chiếm 98,765% về khối lượng. Vậy R là nguyên tố nào sau đây?
A. iot. B. flo. C. clo. D. brom.
Câu 5: Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 73, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn hóa học là:
A. chu kì 4, nhóm VIIIB B. chu kì 3, nhóm VIA
C. chu kì 4, nhóm VIB D. chu kì 3, nhóm IIIA
Câu 6: Cho các nguyên tố sau ở cùng chu kì 3: Na (Z = 11), S ( Z = 16) và Cl ( Z = 17). Độ âm điện của ba nguyên tố trên (đã bị đảo lộn) là: 3,16 2,58 0,93 . Gắn các nguyên tố với độ âm điện đúng của chúng được kết quả như sau
A. Na : 0,93 S: 2,58 Cl : 3,16. B. Na:2,58 S: 0,93 Cl:3,16.
C. Na : 3,16 S: 2,58 Cl:0,93. D. Na:0,93 S :3,16 Cl : 2,58.
Câu 7: X ở nhóm VA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro của X có dạng:
A. X2O5, XH3 B. X2O5, XH5 C. X2O3, XH5 D. X2O3, XH3
Câu 8: Một nguyên tố thuộc nhóm VA có tổng số proton , nơtron , electron trong nguyên tử bằng 21. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó là :
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 B. 1s2 2s2 2p4
C. 1s2 2s2 2p3 D. 1s2 2s2 2p5
Câu 9: Biết K(Z=19), Cl(Z=17), Ar(Z=18), Li (Z=3), F(Z=9), Ne(Z=10), Na(Z=11). Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là
A. Na+, F-, Ne. B. Li+, F-, Ne. C. Na+, Cl-, Ar. D. K+, Cl-, Ar.
Câu 10: Trong một chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng dần thì độ âm điện nói chung
A. giảm sau tăng. B. giảm dần. C. không đổi. D. tăng dần.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 11 đến câu 25 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2019-2020
| 001 | 002 | 003 | 004 | 005 |
1 | D | D | C | C | D |
2 | D | C | D | D | B |
3 | C | A | A | D | C |
4 | B | C | D | C | D |
5 | A | A | C | C | C |
6 | D | D | D | A | A |
7 | A | D | D | C | A |
8 | D | B | A | B | C |
9 | D | C | D | D | A |
10 | B | C | C | A | D |
11 | C | C | B | C | D |
12 | C | A | B | A | B |
13 | A | C | B | A | C |
14 | B | B | C | B | A |
15 | A | D | B | D | D |
16 | D | D | D | B | A |
17 | B | D | A | B | D |
18 | C | C | A | C | B |
19 | A | D | B | A | A |
20 | A | C | D | C | C |
21 | A | B | D | D | C |
22 | A | D | D | B | C |
23 | A | D | D | A | C |
24 | A | A | B | A | C |
25 | A | D | A | D | B |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 10 năm học 2019-2020 Trường THPT Đông Hà. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !