TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN HUYÊN | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK2 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 45 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2. (1 điểm): Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.
Câu 3 (1 điểm): Thông điệp mà đoạn văn gửi tới chúng ta là gì?
Câu 4. (0,5 điểm): Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”.
II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung văn bản phần đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn (10 dòng) nêu suy nghĩ của em về giá trị của bản thân mỗi người.
Câu 2 (5 điểm): Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận (0.5 điểm).
Câu 2:
Câu khái quát chủ đề đoạn văn là: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Có thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (4 điểm)
a. Ý nghĩa của nhan đề văn bản: “Bố của Xi-mông” - Guy đơ Mô-pa-xăng.
b. Tìm trong văn bản, chi tiết thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Câu 2: (6 điểm)
a. Giá trị của tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
b. Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có ý nghĩa nghệ thuật gì?
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (4 điểm)
a. Ý nghĩa nhan đề văn bản:
- Bố của Xi-mông, nhan đề gắn với nhân vật bác Phi-líp, môt người đàn ông nhân hậu yêu thương con trẻ. Sự xuất hiện của bác Phi-líp như ông bụt trong truyện cổ tích, đem đến sự kì diệu trong cuộc sống cho bé Xi-mông.
- Bố của Xi-mông, nhan đề gắn với khát vọng được yêu thương, được hạnh phúc trong mái ấm gia đình của nhân vật bé Xi-mông.
- Bố của Xi-mông, nhan đề gắn với vai trò, ý nghĩa của sự xuất hiện nhân vật bác Phi-líp, người chuyển tải thông điệp của Guy đơ Mô-pa-xăng về lòng nhân đạo và ứng xử đầy tình thương yêu giữa con người với con người.
b. Chi tiết trong văn bản thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm:
Trong văn bản có rất nhiều chi tiết thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm. Đơn cử một chi tiết: “Đừng buồn nữa, cháu ơi, và về nhà mẹ cháu với bác đi. Người ta sẽ cho cháu... một ông bố”. (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập II, trang 140)
- Đây là chi tiết thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm:
+ Bé Xi-mông muốn chết đuối vì “Chúng nó đánh cháu... vì... cháu cháu... không có bố…không có bố”. Sự xuất hiện cùa bác Phi-líp đã đưa em trở về với cuộc sống.
+ Sự khát khao được có một ông bố của bé Xi-mông thành hiện thực.
+ Sự đau đớn và hổ thẹn của chị Blăng-sốt trước khát khao của đứa con trai bé nhỏ.
+ Sự chuyển biến trong suy nghĩ và tình cảm của bác Phi-líp.
+ Bác Phi-líp là người đàn ông mạnh mẽ, giàu tình yêu thương, đem đến hạnh phúc cho hai mẹ con.
Câu 2: (6 điểm)
a. Giá trị của tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê:
- Giá trị nội dung:
+ Câu chuyện về ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm.
+ Cuộc sống chiến đấu của ba cô gái - những thanh niên xung phong dũng cảm, tâm hồn trong sáng, tinh tế và giàu mộng mơ, có những suy ngẫm giản dị về cuộc sống.
---(Đáp án chi tiết của câu 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (4 điểm)
Đại từ “tôi” chuyển sang đại từ “ta” trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải có phải là ngẫu nhiên không? Vì sao?
Câu 2: (6 điểm)
Sự chuyển đổi của thiên nhiên, đất trời vào thu được miêu tả như thế nào trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh?
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1:
Đại từ “tôi” chuyển sang “ta” trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải không phải là ngẫu nhiên. Vì:
- Xưng “tôi” vừa biểu hiện một cái tôi cụ thể rất riêng của tác giả, vừa thể hiện sự nâng niu trân trọng của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên và đất nước.
- “Ta” vừa số ít, vừa số nhiều; vừa nói lên được nỗi niềm riêng cùa tác giả, vừa diễn đạt cái chung của mọi người. Đó là tâm sự, là ước vọng cửa tác giả nhưng cũng là của chung mọi người. Cách chuyển cách xưng hô thể hiện khát vọng sống có ích, đem hương sắc, niềm vui tô điểm cho mùa xuân đất nước.
Câu 2:
Sự chuyển đổi của thiên nhiên, đất trời vào thu được miêu tả trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh:
- Hương ổi lan vào không gian phả vào gió se. (Khứu giác)
- Gió se, nhè nhẹ hơi lạnh và khô. (Xúc giác)
- Sương thu nhè nhẹ mỏng manh “chùng chình qua ngõ”. (Thị giác)
- Dòng sông trôi chậm rãi, không cuồn cuộn, ào ạt như thời gian mùa hè, gợi sự bình yên.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: (4 điểm) Bao trùm trong lời ru của mẹ là hình tượng nào? Em có suy nghĩ gì về cách vận dụng ca dao trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên.
Câu 2 (6 điểm) Từ văn bản Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi, em hãy cho biết vì sao con người cần tiếng nói của văn nghệ? Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với tâm hồn của con người?
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Câu 1:
- Dùng hình tượng con cò trong ca dao để nói về tấm lòng của mẹ. Tâm hồn bé nhỏ ấy hình dung bóng cò qua lời ru của mẹ.
- Sử dụng giai điệu lời ru đi vào tiềm thức của trẻ bởi tình yêu thương ấm áp của mẹ dành cho con. Cò sợ xáo măng nhưng con có mẹ, con không phải sợ như cò.
- Cò đi vào tiềm thức của bé. Cò gần gũi, quấn quýt: làm quen, đứng ở quanh nôi, cò vào trong tổ, cánh của cò hai đứa đắp chung đôi... Cò gắn với những ấp ủ tương lai: Con làm thi sĩ, cánh cò bay hoài... trong hơi mát câu văn...
Hình ảnh cò lớn lên theo sự lớn lên của con, lớn lên trong niềm yêu tin và sự kì vọng của mẹ với con.
- Cánh cò trong lời ru của mẹ, tình yêu của mẹ, mãi mãi là tài sản tinh thần vô giá của con, theo con đi tới chân trời góc bể.
- Giọng điệu của bài thơ mang âm hưởng của lời ru trong ca dao. Nó trở nên ngọt ngào, dễ đi vào tâm hồn của trẻ thơ.
---(Để xem tiếp đáp án của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1 (4 điểm) Cho biết hàm ý trong các câu sau:
1.
Vợ chàng quỷ quái tinh ma
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.
(Truyện Kiểu - Nguyễn Du)
2.
Dễ dàng là thói hồng nhan
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.
(Truyện Kiểu - Nguyễn Du)
Câu 2 (6 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ Mây và sóng của nhà thơ hiện đại Ấn Độ: R. Ta-go.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Văn Huyên. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !