Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 7 năm 2021 Trường THCS An Đồng

TRƯỜNG THCS AN ĐỒNG

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK2

MÔN: NGỮ VĂN 7

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 45 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần 1: (2 điểm) 

Câu 1: Câu nào chứa câu rút gọn:

A. Mèn lặng lẽ ra khỏi hang. Mèn không có ý gì rõ rệt.

B.Tôi lặng lẽ ra khỏi hang. Cũng không có ý gì rõ rệt.

C. Dế mèn đã lặng lẽ ra khỏi hang. Dế mèn không có ý gì rõ rệt

D. Cả 3 câu trên.

Câu 2: Câu nào là câu đặc biệt:

A. Lớp ồn ào một hồi lâu.

B. Lớp vẫn ồn ào.

C. Ồn ào!

D. Cả 3 câu trên.

Câu 3: Câu đặc biệt là:

A. Câu lược bỏ chủ ngữ.

B. Câu lược bỏ vị ngữ.

C. Câu không thể có kết cấu chủ ngữ - vị ngữ.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 4: Những câu sau đây câu nào có chứa trạng ngữ:

A. Ai cũng chuộng mùa xuân.

B. Tôi cũng chuộng mùa xuân.

C. Đôi khi, tôi cũng chuộng mùa xuân.

D. Cả 3 ý trên.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Chép 3 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất em được học trong chương trình Ngữ văn 7. Nêu cảm nhận của em về một trong 3 câu tục ngữ đó. (2 điểm)

Câu 2. Nêu nội dung chính và nét nghệ thuật tiêu biểu của văn bản “Ý nghĩa văn chương” – Hoài Thanh. (4 điểm)

Câu 3. Em hiểu thế nào về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”? (4đ)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1.

- HS chép đúng, đủ 3 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- HS nêu cảm nhận về câu tục ngữ:

+ Chỉ ra nội dung của câu tục ngữ (đúc rút kinh nghiệm trên phương diện nào, phân tích).

+ Chỉ ra nghệ thuật của câu tục ngữ (từ ngữ, hình ảnh, kết cấu…).

Câu 2.

- Nội dung:

+ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, lòng vị tha, lòng thương người, thương muôn vật, muôn loài.

+ Văn chương là hình ảnh của sự sống và sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm mới, luyện những tình cảm vốn có, làm cho đời sống con người phong phú, sâu rộng hơn.

+ Đời sống của nhân loại sẽ nghèo nàn nếu không có văn chương.

---(Để xem tiếp đáp án câu 2 và câu 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Chỉ ra Trạng ngữ trong đoạn văn sau: (5 điểm)

“Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên đi bơi,bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu! vì lúc còn học phổ thông, Lu-I Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình ... ”

Câu 2. Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) chứng minh luận điểm “Thiên nhiên môi trường đang bị tàn phá nghiêm trọng” có sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt. Gạch chân các câu đó. (5 điểm)

 

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (5 điểm).

- Lần đầu tiên chập chững bước đi.

- Lần đầu tiên đi bơi.

- Lần đầu tiên chơi bóng bàn.

- Lúc còn học phổ thông.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Thế nào là rút gọn câu? (0,5 điểm)

Câu 2: Hãy xác định câu rút gọn có trong mỗi đoạn trích sau và khôi phục lại thành phần được rút gọn trong câu tìm được. (2, 0 điểm)

a) Con cá trả lời:

- Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.

(Ông lão đánh cá và con cá vàng – A.Pu-skin)

b) Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:

- Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

(Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)

Câu 3: Thế nào là câu đặc biệt? (0,5 điểm)

Câu 4: Hãy tìm và nêu tác dụng của câu đặc biệt có trong các đoạn trích sau: (2.5 điểm)

a) Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục.

(Ca Huế trên sông Hương – Hà Ánh Minh)

b) Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về!

c) Than ôi! Sức người khó địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự được lại với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.

(Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)

Câu 5: Hãy tìm và nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong mỗi câu sau: (2,5 điểm)

a) Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không có gì thay thế được việc đọc sách.

b) Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.

(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh)

c) Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.

(Ca Huế trên sông Hương – Hà Ánh Minh)

d)

- Hôm nay, anh làm gì thế?

- Tôi đọc báo hôm qua.

---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Xác định vai trò ngữ pháp của từ “mùa đông” trong các câu sau: (2đ)

“Mùa đông đã thật sự về rồi. (1) Mùa đông, những hàng xà cừ già cỗi đang run lên vì lạnh.”(2)

Câu 2. Đặt hai câu có trạng ngữ. (Một câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn; một câu có trạng ngữ chỉ phương tiện) (3đ)

Câu 3. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi có sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt. (5đ)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1:

Mùa đông (1): làm chủ ngữ; mùa đông (2): làm trạng ngữ

Câu 2:

Học sinh đặt được câu có trạng ngữ theo yêu cầu. Biết gạch chân chú thích đúng.

Ví dụ:

- Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trên những cánh đồng, các bác nông dân đang thu hoạch vụ mùa.

- Câu có trạng ngữ chỉ phương tiện: Bằng giọng nói ấm áp, mẹ luôn vỗ về, an ủi tôi.

Câu 3: Học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu của đề. Trong đó có câu rút gọn, câu đặc biệt, biết gạch chân chú thích.

- Đoạn văn mẫu 1: Tùng...Tùng...Tùng... Tiếng trống trường vang lên thật giòn giã báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Các bạn học sinh từ các dãy nhà tầng ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ. Trên sân trường đông vui nhộn nhịp ấy, các bạn học sinh chơi đủ thứ trò chơi. Từ nhảy dây cho đến đá cầu. Nhưng không phải tất cả các bạn đều xuống sân, vẫn có những bạn đứng trên ban công. Tán gẫu và vui đùa.

+ Câu đặc biệt: Tùng...Tùng...Tùng...

+ Câu rút gọn: Tán gẫu và vui đùa.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 7 năm 2021 Trường THCS An Đồng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?