Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 10 năm 2021 Trường THPT Phước Long

TRƯỜNG THPT PHƯỚC LONG

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK2

MÔN: NGỮ VĂN 10

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (4,0 điểm):

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 câu thơ trong văn bản ở phần Đọc hiểu:

"Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?"

Câu 2 (6,0 điểm):

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật khách trong "Phú sông Bạch Đằng" ("Bạch Đằng giang phú" - Trương Hán Siêu).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

* Giải thích ý kiến

- "Cuộc đời méo mó": cuộc đời không bằng phẳng, chứa đựng nhiều ngang trái, trớ trêu, thậm chí xấu xa, tồi tệ. Đó là một tất yếu chúng ta phải chấp nhận vì bản chất cuộc đời là không đơn giản, không bao giờ hoàn hảo.

- "Tâm": là tấm lòng, tình cảm chân thành. "Tròn tự trong tâm": là cái nhìn, thái độ, suy nghĩ đúng đắn của con người, luôn tích cực, lạc quan trước cuộc đời cho dù hoàn cảnh có như thế nào.

* Bàn luận

- Thói đời, con người thường hay chê bai, oán thán, cay cú, hậm hực khi cuộc sống không được như mong muốn. Chính cái "chê" ấy nhiều khi khiến cuộc đời trở nên "méo mó" hơn trước mắt chúng ta.

- Thái độ "tròn tự trong tâm", sống lạc quan, chủ động trước hoàn cảnh, không gục ngã trước khó khăn, bất công, ngang trái... là thái độ sống tích cực, giúp ích nhiều cho cá nhân và xã hội.

- Con người hoàn toàn có thể thay đổi cuộc sống, chỉ cần mỗi cá nhân chủ động, tích cực từ trong tâm. Thiên đường hay địa ngục đều do mình quyết định. Biết sống "tròn tự trong tâm", cuộc sống sẽ đẹp hơn.

* Bài học nhận thức và hành động

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phân tích một hình tượng nhân vật Ngô Từ Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (trích Truyền kỳ mạn lục) của Nguyễn Dữ. 

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.

- Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn

II. Thân bài

* Lai lịch và tính cách.

- Lai lịch: Tên Soạn người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.

- Tính cách: Khảng khái, cương trực nóng nảy thấy sự gian tà thì không chịu được

- Danh tiếng: Nổi tiếng đến mức vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực.

=> Bằng cách giới thiệu trực tiếp, Nguyễn Dữ đã tạo cho nhân vật yếu tố chính xác, qua đó giúp người đọc tin tưởng vào sự có thật của nhân vật này.

=> Lời giới thiệu mang giọng điệu khen ngợi, hướng người đọc vào những hành động chính nghĩa của nhân vật.

* Ngô Tử Văn là người cương trực, chính nghĩa

- Ngô Tử Văn là người rất khảng khái, “thấy sự tà gian thì không thể chịu được” nên đã đốt đền, trừ hại cho dân.

- Sẵn sàng nhận chức phán sự đền Tản Viên để thực hiện công lí.

* Ngô Tử Văn là người dũng cảm, kiên cường

- Không run sợ trước lời đe dọa của hồn ma tên tướng giặc, chàng vạch trần tên hung thần

---(Đáp án đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

"Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin,

Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương".

(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Chinh phụ ngâm, nguyên văn chữ Hán, Đặng Trần Côn, Bản diễn Nôm Đoàn Thị Điểm (?) - SGK Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

a. Cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề nghị luận; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài khái quát lại được vấn đề nghị luận. (0,25)

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: tâm trạng buồn, cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ. (0,25)

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Lưu ý: HS có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý:

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề nghị luận – Tâm trạng: Buồn, cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ (0.5)

* Nội dung đoạn thơ: Tâm trạng: Buồn, cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ. (3.0)

- Không gian vắng lặng hắt hiu chỉ có bước chân của người lẻ bóng thầm gieo trên hiên vắng.

- Người chinh phụ đứng ngồi không yên, hết rủ rèm rồi lại cuốn rèm, đi đi lại lại như chờ mong tin lành báo chồng trở về, nhưng tin tức về người chồng vẫn bặt vô âm tín. Nỗi thất vọng tràn trề.

=> Ở ngoài hiên hay trong phòng, nàng vẫn lẻ loi, cô đơn hết sức.

- Mong tiếng con chim thước (chim khách) cất lên tiếng kêu, nhưng cả tiếng chim khách của sự mong mỏi cũng im ắng.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

Con gặp trong lời mẹ hát

Cánh cò trắng, dải đồng xanh

Con yêu màu vàng hoa mướp

“ Con gà cục tác lá chanh”

 

… Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao

 

Mẹ ơi trong lời mẹ hát

Có cả cuộc đời hiện ra

Lời ru chắp con đôi cánh

Lớn rồi con sẽ bay xa”

(“Trong lời mẹ hát”- Trương Nam Hương)

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ. ( 0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của các biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ 2 (1,0 điểm)

---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

“Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Vậy nên: Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét,

Chứng cứ còn ghi.”

(….)

(Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi, SGK Ngữ Văn 10, tập 2, tr 17 )

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn trên. Từ vấn đề được tác giả đặt ra trong đoạn văn trên, anh/chị có suy nghĩ gì về vai trò của yếu tố văn hóa đối với việc khẳng định độc lập dân tộc, đặc biệt trước làn sóng du nhập văn hóa nước ngoài vào Việt Nam.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1. Cảm nhận về đoạn văn (8 điểm)

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận (1.0 điểm)

* Cảm nhận đoạn văn:

Đây là đoạn văn Nguyễn Trãi khẳng định chân lý độc lập dựa trên :

+ Tư tưởng nhân nghĩa:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” (2,0 điểm)

=> “Nhân nghĩa” là“yên dân trừ bạo”,là tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên ổn của dân

=> Tuy nhiên Nguyễn Trãi đã chắt lọc cái hạt nhân cơ bản, tích cực của việc làm nhân nghĩa: chủ yếu để yên dân, trước nhất là trừ bạo.

=> Nguyễn Trãi đã đem đến một nội dung mới cho tư tưởng nhân nghĩa, lấy ra từ thực tiễn dân tộc để dưa vào tiền đề: nhân nghĩa phải gắn liền với chống xâm lược.

+ Chân lý khách quan về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc: (2,5 điểm)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 10 năm 2021 Trường THPT Phước Long. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?