Bộ 5 đề kiểm tra giữa HK2 Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Hoàng Diệu có đáp án

TRƯỜNG THPT HOÀNG DIỆU

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK2

 NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ 10

Thời gian làm bài: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Hình vẽ sau biểu diễn hai đường đẳng tích của cùng một khối lượng không khí trong hệ tọa độ (p – T). Mối quan hệ đúng về các thể tích V1, V2 là:

A. V1 > V2.    B. V1 < V2.

C. V1 = V2.     D. V1 ≥ V2.

Câu 2: Nếu nhiệt độ của một bóng đèn khi tắt là 25oC, khí sáng là 323oC, thì áp suất của khí trơ trong bóng đèn tăng lên là

A. 10,8 lần.    

B. 2 lần.

C. 1,5 lần.    

D. 12,92 lần.

Câu 3: Biết áp suất p, thể tích V và nhiệt độ T là các thông số trạng thái của một khối lượng khí xác định. Phương trình trạng thái cho biết mối quan hệ nào sau đây?

A. p và V    

B. p và T

C. V và T    

D. p, V và T

Câu 4: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì:

A. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương.

B. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm.

C. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương.

D. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm.

Câu 5: Trong hệ tọa độ (V, T), đường đẳng áp là đường

A. thẳng song song với trục hoành.

B. hypebol.

C. thẳng có đướng kéo dài đi qua gốc tọa độ.

D. thẳng song song với trục tung

Câu 6: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi ?

A. Vật đang chuyển động tròn đều

B. Vật được ném ngang

C. Vật đang rơi tự do

D. Vật chuyển động thẳng đều.

Phần II: Tự luận

Câu 1: Một vật có khối lượng 200 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 8 m/s từ độ cao 8 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Hãy tính:

a) Động năng, thế năng, cơ năng của hòn bi tại lúc ném.

b) Độ cao cực đại mà hòn bi đạt được.

c) Tìm vị trí hòn bi có động năng bằng thế năng.

Câu 2: Một ống thủy tinh hình trụ có chiều dài 1m, một đầu để hở và một đầu được bịt kín. Nhúng ống thủy tinh đó vào trong nước theo hướng thẳng đứng sao cho đầu được bịt kín hướng lên trên (như hình vẽ). Người ta quan sát thấy mực nước trong ống thấp hơn mực nước ngoài ống là 40cm. Cho biết trọng lượng riêng của nước là d = 1,013.105 N/m2 và nhiệt độ trong nước là không thay đổi. Chiều cao của cột nước trong ống là bao nhiêu ?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

Gọi A là vị trí ném: vA = 8 m/s, zA = 8 m

a) Động năng của vật tại lúc ném là: WđA = 0,5.m.vA2 = 0,5.0,2.82 = 6,4 J

Thế năng của vật tại lúc ném là: WtA = m.g.zA = 0,2.10.8 = 16 J.

Cơ năng của vật tại vị trí ném:

WA = WđA + WtA = 6,4 + 16 = 22,4 J

b) Độ cao cực đại mà hòn bi đạt được là h = hmax.

Tại độ cao cực đại, hòn bi có v = 0 nên Wđ = 0, Wt = m.g.hmax = 2hmax

Cơ năng được bảo toàn nên: mghmax = WA ⇒ hmax = 22,4/2 = 11,2 m.

c) Vị trí hòn bi có động năng bằng thế năng là vị trí B.

Ta có: WdB = WtB và WdB + WtB = WB = WA (bảo toàn cơ năng)

⇒ 2WtB = WA ⇔ 2.m.g.hB = 22,4 ⇒ hB = 5,6 m.

Vậy vị trí hòn bi có động năng bằng thế năng cách mặt đất 5,6m.

Câu 2:

Gọi A là điểm nằm trên mặt thoáng của chất lỏng ở trong ống, B là điểm nằm ngoài ống nhưng có cùng độ cao với A. Khi mực nước ở trong vòng vòng ngoài ống cân bằng nhau, ta có:

pA = pB ⇒ p = p0 + d.h = 1,013.105 + 1000.0,4 = 101700(Pa)

Vì nhiệt độ là không đổi, do đó áp dụng định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt cho khối khí trong ống trước và sau khi nhúng, ta có:

Trong đó l và l0 là chiều cao cột không khí trước và sau khi nhúng

Chiều cao cột nước trong ống là: H = l0 – l = 100 - 99,6 = 0,4(cm)

-(Hết đề thi số 1)-

2. ĐỀ SỐ 2

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Một lực v không đổi liên tục kéo 1 vật chuyển động với vận tốc F theo hướng của lực F. Công suất của lực F là:

A. F.v    

B. F.v2

C. F.t    

D. Fvt

Câu 2: Tại thời điểm t0 = 0, một vật m = 500g rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 80m xuống đất với g = 10m/s2. Động lượng của vật tại thời điểm t = 2scó

A. độ lớn 10kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên.

B. độ lớn 10.000kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới.

C. độ lớn 10kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới.

D. độ lớn 10.000kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên.

Câu 3: Động năng của vật tăng gấp đôi khi

A. m giảm một nửa, v tăng gấp đôi

B. m không đổi, v tăng gấp đôi

C. m tăng gấp đôi, v giảm còn một nửa

D. m không đổi, v giảm còn một nửa.

Câu 4: Một bọt khí ở đáy hồ sau 8m nổi lên đến mặt nước. Hỏi thể tích của bọt tăng lên bao nhiêu lần? Lấy g = 10 m/s2.

A. 1,8 lần    

B. 1,1 lần

C. 2,8 lần    

D. 3,1 lần

...

--( Nội dung phần tự luận của đề thi số 2, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

3. ĐỀ SỐ 3

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng với nguyên lí I của nhiệt động lực học?

A. Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng các công mà vật nhận được từ các vật khác.

B. Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng các nhiệt lượng mà vật nhận được từ các vật khác.

C. Độ biến thiên nội năng của một vật bằng hiệu của công và nhiệt lượng mà vật nhận được từ các vật khác.

D. Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được từ các vật khác.

Câu 2: Quá trình thuận nghịch là:

A. Quá trình có thể diễn ra theo hai chiều.

B. Quá trình trong đó vật có thể quay về trạng thái ban đầu.

C. Quá trình trong số vật có thể tự quay về trạng thái ban đầu với điều kiện có sự can thiệp của các vật khác.

D. Quá trình trong đó vật (hay hệ) có thể tự quay về trạng thái ban đầu mà không cần đến sự can thiệp của các vật khác.

Câu 3: Trong quá trình đẳng nhiệt:

A. Toàn bộ nhiệt lượng khí nhận được chuyển thành công mà khí sinh ra và làm tăng nội năng của khí.

B. Nhiệt lượng mà khí nhận được chuyển hết thành nội năng của khí.

C. Nhiệt lượng mà khí nhận được chuyển hết thành công do khí sinh ra.

D. Một phần nhiệt lượng khí nhận được chuyển thành công do khí sinh ra.

Câu 4: Điều nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt lượng?

A. Nhiệt lượng là số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt.

B. Khi vật nhận nhiệt lượng từ vật khác hay tỏa nhiệt ra cho vật khác thì nhiệt độ của vật thay đổi.

C. Đơn vị của nhiệt lượng là Jun (J).

D. Cả A, B, C, đều đúng.

Câu 5: Trong quá trình đẳng áp thì:

A. Phần nhiệt lượng mà khí nận vào được dùng để làm tăng nội năng của khí.

B. Một phần nhiệt lượng mà khí nhận vào được dùng để làm tăng nội năng của khí, phần còn lại biến thành công mà khí sinh ra.

C. Phần nhiệt lượng mà khí nhận vào được dùng để biến thành công mà khí sinh ra.

D. Một phần nhiệt lượng mà khí nhận vào được dùng để làm giảm nội năng của khí, phần còn lại biến thành công mà khí sinh ra.

...

--( Nội dung phần tự luận của đề thi số 3, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Một người kéo đều một thùng nước có khối lượng 6kg từ giếng sâu 8m lên trong 20s. Lấy g = 10m/s2. Công suất của người ấy là:

A. 60W                  

B. 24W

C. 480W                

D. 9600W

Câu 2: Dùng lực có độ lớn 8N kéo vật A chuyển động thẳng đều theo phương của lực với vận tốc 2m/s trong 2 phút. Công của lực là:

A. 16J                   

B. 32J

C. 1920J                

D. Đáp án khác

Câu 3: Một quả bóng đang bay ngang với động lượng thì đập vuông góc vào một bức tường thẳng đứng, bay ngược trở lại theo phương vuông góc với bức tường với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là

A. 0    

B. p

C. 2p    

D. -2p

Câu 4: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của ôtô được bảo toàn?

A. Ôtô tăng tốc

B. Ôtô giảm tốc

C. Ôtô chuyển động tròn đều

D. Ôtô chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát

Câu 5: Khi lực F không đổi tác dụng lên vật trong khoảng thời gian Δt thì đại lượng nào sau đây được gọi là xung lượng của lực F tác dụng trong khoảng thời gian Δt :

A. F.∆t     B. F/∆t

C. ∆t/F     D. Một biểu thức khác

Câu 6: Hai xe có khối lượng m1 và m2 chuyển động ngược chiều nhau với vận tốc v1 = 10 m/s, v2 = 4 m/s. Sau va chạm 2 xe bị bật trở lại với cùng vận tốc |v1’| = |v2’| = 5 m/s. Tỉ số khối lượng của 2 xe m1/m2 là?

A. 0,6     B. 0,2

C. 5/3     D. 5

Câu 7: Khi nói về công suất, phát biểu không đúng là

A. Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.

B. Công suất là đại lượng đo bằng thương số giữa công A và thời gian t sinh ra công đó.

C. Công suất là đại lượng đo bằng tích giữa công A và thời gian t sinh ra công đó.

D. Với chuyển động thẳng đều do lực F gây ra đo bằng tích của lực F và vận tốc v.

Câu 8: Một tàu chạy trên sông theo đường thẳng kéo một xà lan chở hàng với một lực không đổi F = 5.103 N. Lực thực hiện một công A = 15.106 J thì xà lan rời chỗ theo phương của lực được quãng đường là:

A. 6km.    B. 3km.

C. 4km.    D. 5km.

Câu 9: Mục đích của việc tạo ra tên lửa nhiều tầng là:

A. làm tăng vận tốc của tên lửa.

B. làm giảm vận tốc của tên lửa.

C. tăng sự thẩm mỹ.

D. tạo ra sự tăng bằng khi tên lửa chuyển động.

Câu 10: Động lượng được tính bằng:

A. N.s     B. N.m

C. N.m/s    D. N/s

ĐÁP ÁN

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

D

D

A

A

C

B

A

A

...

--( Nội dung phần tự luận của đề thi số 4, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

5. ĐỀ SỐ 5

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Chiều lực căng mặt ngoài của chất lỏng phải có tác dụng:

A. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn nằm ngang.

B. Làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

C. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn ổn định.

D. Làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

Câu 2: Nhiệt độ nóng chảy riêng của vật rắn có đơn vị là:

A. Jun trên độ (J/độ).

B. Jun trên kilôgam (J/kg).

C. Jun trên kilôgam độ (J/kg.độ).

D. Jun (J).

Câu 3: Điều nào sau đây là đúng khi nói về đặc tính của vật rắn tinh thể?

A. Mỗi vật rắn tinh thể đều có nhiệt độ nóng chảy xác định.

B. Vật rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng.

C. Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4: Định luật Húc chỉ có thể áp dụng trong trường hợp nào sau đây?

A. Trong giới hạn mà vật rắn còn có tính đàn hồi.

B. Với những vật rắn có khối lượng riêng nhỏ.

C. Với những vật rắn có dạng hình trụ tròn.

D. Cho mọi trường hợp.

Câu 5: Gọi V0 là thể tích ở 0oC; V là thể tích ở toC; β là hệ số nở khối. Công thức tính thể tích V ở toC là:

A. V = V0/(1 + βt)    

B. V = V0 + βt

C. V = V0(1 + βt)    

D. V = V0 - βt

Câu 6: Điều nào sau đây là đúng khi nói về chất lỏng?

A. Các khối chất lỏng có thể tích xác định nhưng không có hình dạng riêng.

B. Dưới tác dụng của trọng lực, khối chất lỏng có hình dạng của phần bình chứa nó.

C. Khi chất lỏn chứa trong bình, những chỗ chất lỏng không tiếp xúc với bình chứa gọi là mặt thoáng, thông thường mặt thoáng là mặt phẳng nằm ngang.

D. Cả A, B, C đều đúng.

...

--( Nội dung phần tự luận của đề thi số 5, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết giữa HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Hoàng Diệu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?