TRƯỜNG THCS XUÂN DƯƠNG | ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 9 Thời gian: 90 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1.
sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN?
Câu 2.
Một NST có trình tự các gen phân bố: ABCDE · FGH
Cho biết: A, B, C, D, E, F, G, H: ký hiệu các gen trên NST; (·): tâm động.
Do đột biến cấu trúc nên các gen phân bố trên NST có trình tự: ABCDE · FG
- Xác định dạng đột biến.
- Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp NST thứ 21 ở người thì gây hậu quả gì?
Câu 3.
Nêu cơ chế của đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng?
Câu 4.
Một số tinh bào bậc I của thỏ giảm phân đã tạo ra tổng số 144 tinh trùng. Các tinh trùng có chứa tổng số 3168 NST. Các tinh trùng đều tham gia thụ tinh với hiệu suất 6,25%. Xác định:
a) Số tinh bào bậc I.
b) Bộ NST 2n của thỏ.
Câu 5.
Cho F1 giao phấn với 3 cây khác, thu được kết quả như sau
- Với cây 1 thu được 6,25% cây thấp , quả vàng
- Với cây 2 thu được 75% cây cao quả đỏ và 25% cây cao quả vàng
- Với cây 3 thu được 75% cây cao quả đỏ và 25% cây thấp quả đỏ
Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng và các gen nằm trên các NST thường khác nhau. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp.
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung | ||||||||
1 | a) Giống nhau: - Đều được tổng hợp từ khuôn mẫu trên ADN dưới tác dụng của ezim. - Đều xảy ra chủ yếu trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian, lúc NST chưa xoắn; đều có hiện tượng tách hai mạch đơn ADN - Đều có hiện tượng liên kết giữa các nuclêôtit của môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mach ADN b) Khác nhau: (1 điểm).
|
---
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1.
Phát biểu nội dung quy luật phân ly và quy luật phân ly độc lập? Qua đó so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai quy luật này?
Câu 2
Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể được dự đoán trong các trường hợp sau:
a. Thể một nhiễm
b. Thể ba nhiễm
c. Thể bốn nhiễm
d. Thể ba nhiễm kép
e. Thể không nhiễm
Câu 3
Nêu nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa do sự tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ. Người ta dùng phương pháp này nhằm mục đích gì?
Câu 4
a) Nêu tính chất đặc trưng của ADN.
b) Vì sao mARN được xem là bản sao của gen cấu trúc?
c) Cho biết một đoạn của một loại prôtêin có các trật tự axít amin như sau : Glixin –valin - lizin- lơxin. Hãy xác định trình tự các cặp nuclêotít của đoạn gen đã điều khiển tổng hợp prôtêin đó. Biết rằng các axít amin đó tương ứng với các bộ ba mã sao của ARN thông tin như sau:
Glixin : GGG Valin : GUG
Lizin : AGG Lơxin : UUG
Câu 5
Hãy giải thích ý nghĩa của nguyên phân đối với di truyền và đối với sinh trưởng , phát triển của cơ thể.
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung | ||||
1 | * Phát biểu nội dung quy luật phân ly và quy luật phân ly độc lập: - Quy luật phân ly: Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. - Quy luật phân ly độc lập: Các cặp nhân tố di truyền đã phân ly độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. * Những điểm giống nhau: - Đều có các điều kiện nghiệm đúng giống nhau như : Bố mẹ mang lai phải thuần chủng về cặp tính trạng được theo dõi, tính trạng trội phải là trội hoàn toàn, số lượng cá thể thu được phải đủ lớn. - Ở F2 đều có sự phân tính ( xuất hiện nhiều kiểu hình ) - Cơ chế của sự di truyền các tính trạng đều dựa trên sự phân li của các cặp gen tronggiảm phân tạo giao tử và sự tổ hợp của các gen trong thụ tinh tạo hợp tử. * Những điểm khác nhau:
|
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1.
Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử
Câu 2.
Tính đặc trưng của NST, NST của các loài khác nhau ở điểm nào
Câu 3.
Đột biến gen là gì? Trong các loại Đột biến gen loại nào thường dẫn đến biến đổi nhiều nhất Prôtêin nó mã hoá
Câu 4.
Hãy giải thích ý nghĩa của nguyên phân đối với di truyền và đối với sinh trưởng , phát triển của cơ thể.
--- Còn tiếp----
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1 | Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong các cơ chế di truyền… + Cơ chế nhân đôi của ADN : Các nuclêôtit ở mỗi mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung ( A -T, G – X.) + Cơ chế tổng hợp ARN: Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (U của môi trường liên kết với A của mạch gốc, A của môi trường liên kết với T của mạch gốc ; G của môi trường liên kết với X mạch gốc ) + Trong cơ chế tổng hợp chuỗi axit amin: Các nuclêôtit ở bộ ba đối mã khớp bổ sung với các nuclêôtit của bộ ba mã sao trên mARN ( A -U, G -X)… |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1.
Mức phản ứng là gì được quy định bởi yếu tố nào ?
Tính trạng nào có mức phản ứng rộng, Tính trạng nào có mức phản hẹp?
Câu 2.
Ở một loài thực vật, khi cho lai hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản thu được F1 đồng loạt giống nhau. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 có tỷ lệ phân ly kiểu hình như sau:
100 cây thân cao, hoa đỏ : 202 cây thân cao, hoa hồng : 98 cây thân cao, hoa trắng :
32 cây thân thấp, hoa đỏ: 64 cây thân thấp, hoa hồng: 32 cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và nằm trên nhiễm sắc thể thường.
1. Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2
2. Muốn cho F2 có tỷ lệ phân ly kiểu hình là 1:1:1:1 thì cây F1 phải giao phấn với cây
có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
Câu 3.
Người ta khảo sát một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở 1 cây thấy có 3 nhiễm sắc thể kí hiệu aaa. Đây là dạng đột biến gì? Viết sơ đồ cơ chế xuất hiện
Câu 4.
Gen A có 150 chu kì xoắn và có số liên kết hidrô là 3600.Gen A bị đột biến thành gen a , khi gen A và gen a cùng tái bản 4 lần thì môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit cho gen A nhiều gen a là 90 nuclêôtit
1.Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen A và gen a nếu đột biến làm mất 6 liên kết hidrô
2.Xác định mức độ ảnh hưởng của chuỗi polipeptit do gen a tổng hợp so với gen A biết đột biến không ảnh hưởng đến bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc
Câu 5.
Trong một vùng sinh sản của một cơ thể động vật có 4 tế bào sinh dục sơ khai A, B, C, D.Trong cùng một thời gian cả 4 tế bào này nguyên phân liên tiếp để tạo các tế bào sinh giao tử.Các tế bào sinh giao tử đều giảm phân tạo giao tử đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 3120 nhiễm sắc thể đơn. Các giao tử tạo ra có 12,5% tham gia thụ tinh tạo được 20 hợp tử.
1.Xác định tên và giới tính của loài động vật này.
2. Số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào A bằng số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào B bằng 1/4 bằng số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào C . Số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào C bằng số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào D.Hãy so sánh tốc độ sinh sản của 4 tế bào A, B, C, D.
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1 | Định nghĩa : Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (một gen, một nhóm gen) trước (những điều kiện) môi trường khác nhau. * : Mức phản ứng do kiểu gen quy định. * Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng vì tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường . Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp |
2 | Xét tỉ lệ phân tính ở F2 - Tính trạng chiều cao cây : cao / thấp = (100 +202 + 98) : (32 + 64 +32)= 3 : 1 → cao là trội hoàn toàn so với thấp - Tính trạng màu sắc hoa : đỏ : hồng : trắng = (100 +32) : (202 + 64 ): (98+32) =1: 2 :1 → hoa đỏ là trội không hoàn toàn so với hoa trắng - Quy ước gen: Gen A: quy định tính trạng cây cao Gen a: quy định tính trạng cây thấp kiểu gen BB: hoa đỏ kiểu gen bb: hoa trắng kiểu gen Bb: hoa hồng 1- Từ tỉ lệ 3 cao : 1 thấp → cặp gen quy định chiều cao cây ở F1 là : Aa x Aa Từ tỉ lệ 1đỏ : 2hồng : 1trắng → cặp gen quy định màu sắc hoa ở F1 là : Bb x Bb Xét chung cả hai tính trạng 100 : 202: 98 : 32: 64 : 32 = 3 : 6 : 3 : 1: 2: 1= (3 :1) (1:2:1) F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó chứng tỏ hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau và tuân theo quy luật phân ly độc lập của Men Đen F1 đồng tính có kiểu gen là AaBb → P có hai sơ đồ lai Viết sơ đồ lai từ P→ F2 Kết hợp lại ta có kiểu gen của F1 là : AaBb P thuần chủng F1 đồng tính có kiểu gen là AaBb → P có hai sơ đồ lai P : Cây cao hoa đỏ x cây thấp hoa trắng AABB aabb P : cây thấp hoa đỏ x cây cao hoa trắng aaBB AAbb Viết sơ đồ lai từ P → F2 (1điểm) 2- Để F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 1 :1 :1 : 1 = (1 : 1)x(1 : 1) Từ tỉ lệ ở F2 1 : 1 → F1 Aa x aa Từ tỉ lệ ở F2 1 : 1 → F1 Bb x bb,hoặc Bb x BB Kết hợp lại ta có 2 sơ đồ lai AaBb x aaBB ( cao hồng x thấp đỏ) AaBb x aabb ( cao hồng x thấp trắng) |
-----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Xuân Dương có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: