Bộ 4 Đề ôn tập hè môn Sinh Học 6 năm 2021 Trường THCS Phước Hải

BỘ 4 ĐỀ ÔN TẬP HÈ SINH HỌC 6 NĂM 2021

TRƯỜNG THCS PHƯỚC HẢI

 

ĐỀ SỐ 1.

Câu 1 (5 điểm). Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào ? Chức năng của mỗi phần là gì?

Câu 2 (3 điểm). Ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào ?

Câu 3 ( 2 điểm). Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất.

1. Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên nào thường gặp ở cây có hoa ?

A. Sinh sản bằng thân bò, bằng thân rễ.

B. Sinh sản bằng rễ củ, bằng lá.

C. Sinh sản bằng thân củ.

D. Cả A và B.

2. Nhóm nào sau đây gồm toàn những cây có hình thức sinh sản bằng thân bò ?

A. Cây rau má, cây dâu tây, cây khoai lang.

B. Cây gừng, cây cỏ tranh, cây khoai tây.

C. Lá thuốc bỏng, cây rau muống, cây cỏ gấu.

D. Khoai lang, lá thuốc bỏng, cây gừng.

3. Nhóm nào sau đây gồm toàn những cây có hình thức sinh sản bằng thân rễ ?

A. Cây sắn, cây khoai lang, cây rau má.

B. Cây gừng, cây cỏ tranh, cây cỏ gấu.

C. Lá thuốc bỏng, cây dong ta, cây su hào.

D. Cả A, B và C.

4. Sinh sản sinh dưỡng do người

A. là các hình thức sinh sản sinh dưỡng xảy ra trong tự nhiên mà con người quan sát được.

B. là các hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người chủ động tạo ra nhằm nhân giống cây trồng.

C. là các hình thức như : giâm, chiết, ghép, nhân giống vô tính.

D. cả B và C.

 

ĐÁP ÁN

Câu 1 (5 điểm).

Cấu tạo của phiến lá gồm 3 phần : biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.

-  Biểu bì : Biểu bì dược cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu, trong suốt giúp cho ánh sáng xuyên vào trong lá. Các tế bào biểu bì không chứa lục lạp xếp sát nhau, vách phía ngoài dày có chức năng bảo vệ lá. Biểu bì có ở cả 2 mặt của phiến lá. Trên biểu bì có những lỗ khí.

- Thịt lá : Thịt lá gồm nhiều lớp tế bào có vách mỏng, chứa nhiéu lục lạp  chức năng chế tạo chất hữu cơ cho cây.

Các tế bào thịt lá có thể chia thành nhiều lớp khác nhau về cấu tạo

chức năng.

- Gân lá : Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm 2 loại mạch :

+ Mạch gỗ chuyển nước và muối khoáng hoà tan từ rễ qua thân lên lá.

+ Mạch rây chuyển các chất hữu cơ do lá chế tạo tới các bộ phận khác của cây.

Câu 2 (3 điểm).

Ánh sáng cần thiết cho quang hợp nhưng yêu cầu về ánh sáng của các loại không giống nhau. Những cây ưa sáng là những cây ưa sống ở nơi có ánh sáng mạnh như : cỏ tranh, ngô, lúa, phi lao... Những cây ưa bóng là những cây ưa sống ở nơi có bóng râm như : lá lốt, trầu không, hoàng tinh...

Câu 3.

1

2

3

4

D

A

B

D

 

………………………………………

 

ĐỀ SỐ 2.

I. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Cơ sở của sinh sản sinh dưỡng là gì ?

Câu 2 (3 điểm). Ý nghĩa của sinh sản sinh dưỡng là gì ?

Câu 3 (2 điểm). Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào ?

II. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 4 (3 điểm). Hãy tìm những từ thích hợp để điển vào chỗ trống trong những câu sau.

Nhân giống ...(l)... trong ống nghiệm ở thực vật là quá trình tách một nhóm tế bào ra khỏi ...(2)..., đem nuôi cấy trong ...(3)... đặc biệt để tạo thành mô non rồi cho phát triển thành cây mới. Nhờ phương pháp nuôi cấy mô, người ta có thể tạo dược rất nhiều .. .(4)... giống hệt cây mẹ từ một số rất ít nguyên liệu giống ban dầu. Do đó, tiết kiệm được cả vật giống và thời gian gây giống.

ĐÁP ÁN

I. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm).

Cơ sở của sinh sản sinh dưỡng là khả năng phân chia, phân hoá của các tế bào ; các bộ phận sinh dưỡng mọc rễ phụ và chồi non rồi phát triển thành cây mới.

Câu 2 (3 điểm).

Ý nghĩa của sinh sản sinh dưỡng là :

-      Giúp cây có thể bảo tồn nòi giống trong những điều kiện khó khăn khi sinh sản hữu tính không thực hiện được. Trong sự sinh sản sinh dưỡng, những đặc tính của cây mẹ đều được truyền lại cho các thế hệ con cháu, trong khi đó nhiều đặc tính có giá trị của loài có thể bị mất đi trong sinh sản bằng hạt.

-      Trong trồng trọt, đặc biệt trồng cây ăn quả và trồng hoa, sinh sản sinh dưỡng được ứng dụng rộng rãi để nhân giống cây nhanh, chóng ra nhiều hoa quả, duy trì những ưu điểm của cây mẹ hoặc kết hợp được nhiều đặc tính mong muốn trong ghép cây.

Câu 3 (2 điểm).

Chiết cành

Giâm cành

Tạo điều kiện cho cành ra rễ ngay trên cây rồi cắt cành đó đem trồng thành cây mới. Các bước tiến hành :

-         Bóc một khoanh vỏ xung quanh cành rồi bó đất bùn lại

-      Tưới nước thường xuyên để rễ đâm ra

-     Tách cành khỏi cây mẹ và đem trồng.

Chiết cành thường dùng cho cây ăn quả.

Cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi rồi đem cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới. Ví dụ : đối với mía, sắn, dâu tằm hay khoai lang ( trồng từ dây khoai)...

 

II. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 4 (3 điểm).

1. vô tính                                        2. cơ thể mẹ

3. môi trường dinh dưỡng                4. cây con

 

………………………………………

ĐỀ SỐ 3.

Câu 1. Lỗ khí có những chức năng gì ? Những đặc điểm nào phù hợp với chức năng đó?

Câu 2. Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì ?

Câu 3 Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới ? Một số loại lá có hai mặt lá màu không khác nhau, cách mọc của những lá đó có gì khác với cách mọc của đa số các loại lá ?

Câu 4. Hãy tìm những từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau.

Hô hấp và ...( 1)… là 2 quá trình trái ngược nhau vì sản phẩm của quang hợp: chất hữu cơ và ...(2)... là nguyên liệu của hô hấp và ngược lại sản phẩm của hô hấp : hơi nước và khí ...(3)... là nguyên liêu cho quang hợp. Tuy nhiên, hô hấp và quang hợp có quan hệ chặt chẽ với nhau vì hô hấp cần ...(4)... do quang hợp chễ tạo, quang hợp lại cần .. .(5)… do hô hấp cung cấp.

 

ĐÁP ÁN

Câu 1.

Trên biểu bì (nhất là ở mặt dưới) có nhiều lổ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước. Trên lcm2 diện tích mặt lá có khoảng 30000 lỗ khí. Có những lá lỗ khí có ở cả hai mặt của lá như lá lúa, lá ngô... Còn những lá nổi trên mặt nước, lỗ khí chỉ có ở mặt trên như lá sen, lá súng... Lỗ khí gồm 2 tế bào hình hạt đậu, úp phần lõm vào nhau để hở một khe hở. Nhờ hoạt động đóng, mở này mà lỗ khí thực hiện được sự trao đổi khí giữa cây với môi trường và thoát hơi nước.

Câu 2.

Phần lớn nước vào cây thoát ra ngoài qua lá. Sự thoát hơi nước tạo ra sức hút làm cho nước và muối khoáng hoà tan vận chuyển được từ rễ lên lá. Ngoài ra, sự thoát hơi nước còn có tác dụng làm cho lá được dịu mát khi trời nắng gắt và giữ cho lá khỏi bị đốt nóng.

Câu 3.

      -   Nhiều loại lá, mặt trên thường có màu sẫm hơn mặt dưới vì các tế bào thịt lá ở phía trên có nhiều lục lạp hơn. Đây là đặc điểm của phần lớn những lá mọc theo chiều nằm ngang, thích nghi với điểu kiện ánh sáng mặt trời chiếu vào mặt trên nhiều hơn mặt dưới.

      -   Những loại lá có màu ở 2 mặt không khác nhau là lá ngô, lá lúa, lá mía... Những lá này thường mọc theo chiều gần như thẳng đứng, cả hai mặt lá nhận được ánh sáng mặt trời như nhau

Cũng có những lá có lỗ khí nằm ở cả 2 mặt lá như : lúa, ngô, mía... Những lá nổi trên mặt nước lỗ khí chỉ có ở mặt trên như lá súng, trang...

Câu 4.

1. quang hợp

2. ôxi

3. cacbônic

4. chất hữu cơ

5. năng lượng

………………………………………

ĐỀ SỐ 4.

Câu 1. Lá có những chức năng gì?

Câu 2. Có những loại lá biến dạng nào ?

Câu 3. Thân non có màu xanh có tham gia quang hợp được không ? Vì sao ? Cây không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giao) thì chức năng quang hợp do bộ phận nào của cây đảm nhận ?

Câu 4. Hãy chọn những nội dung ở cột B sao cho phù hợp với cột A rồi điền vào cột trả lời.

Cột A

(Các quá trình)

Cột B

(Diễn biến, vai trò)

Trả lời

1. Quang hợp

2. Hô hấp

3. Thoát hơi

nước

a)      Lục lạp trong tế bào thịt lá thu nhận năng lượng

ánh sáng, sử dụng nước và khí cacbônic để chế tạo

tinh bột và nhả khí ôxi.

b)      Cây hấp thụ khí ôxi, phân giải chất hữu cơ sản

sinh ra năng lượng, đồng thời thải khí cacbônic và hơi nước.

c)      Phần lớn nước vào cây được thải ra ngoài qua lá.

d)     Tạo chất hữu cơ nuôi cây và bản thân thực vật lại là thức ăn cho động vật và người. Cung cấp khí ôxi cho hô hấp của các sinh vật khác.

e)      Tạo năng lượng cho hoạt động sống của cây. Làm tăng lượng khí cacbônic trong không khí (nhất là ban đêm).

f)       Làm cho lá không bị đốt nóng dưới ánh sáng mặt trời. Tạo sức hút giúp cây vận chuyển nước từ rễ lên lá.

1 …

2 ...

3 …

 

 

ĐÁP ÁN

Câu 1.

Chức năng chính của lá là chế tạo chất dinh dưỡng cho cây. Nhưng ở một số cây, lá đã bị biến dạng thực hiện những chức năng khác như : làm giảm sự thoát hơi nước, giúp cây bám để leo lên cao, che chở, bảo vệ cho chồi của thân rễ, chứa chất dự trữ cho cây, bắt và tiêu hoá sâu bọ để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

Câu 2.

Có những loại lá biến dạng sau :

-  Lá biến thành gai : Lá có dạng gai nhọn, làm giảm sự thoát hơi nước. Ví dụ : xương rồng.

- Tua cuốn : Lá có dạng tua cuốn, giúp cây leo lên cao. Ví dụ : lá đậu Hà Lan, lá cây chanh leo.

- Tay móc : Lá ngọn có dạng tay có móc, giúp cây bám để leo lên cao. Ví dụ : lá cây mây.

-  Lá vảy : Lá phủ trên thân rễ, có dạng vảy mỏng, màu nâu nhạt hay vàng nhạt, che chở, bảo vệ cho chồi của thân rễ. Ví dụ : củ dong ta.

-  Lá dự trữ : Bẹ lá phình to thành vảy dày, màu trắng, chứa chất dự trữ cho cây. Ví dụ : cây hành.

-  Lá bắt mồi : Trên lá có nhiều lông tuyến tiết chất dính thu hút sâu bọ, gân lá phát triển thành bình có nắp đậy, thành bình có tuyến tiết chất dịch thu hút và tiêu hoá được sâu bọ, bắt và tiêu hoá sâu bọ để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Ví dụ : cây bèo đất.

Câu 3.

- Những thân non có màu xanh có tham gia quang hợp vì trong tế bào của nó cũng có lục lạp chứa chất diệp lục.

-  Những cây không có lá hoặc lá sớm rụng thì chức năng quang hợp do thân cây hoặc cành đảm nhận, vì thân, cành của những cây này thường cũng có lục lạp (nên có màu xanh).

Câu 4.

1

2

3

a, d

b, e

c, f

 

  ----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 4 Đề ôn tập hè môn Sinh Học 6 năm 2021 Trường THCS Phước Hải có đáp án. Để xem thêm các tài liệu khác các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?