Bộ 4 Đề ôn tập hè môn Sinh Học 6 năm 2021 Trường THCS Hồng Bàng

BỘ 4 ĐỀ ÔN TẬP HÈ SINH HỌC 6 NĂM 2021

TRƯỜNG THCS HỒNG BÀNG

 

ĐỀ SỐ 1.

I. Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Mỗi tế bào bao gồm những thành phần nào ?

II. Phần trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 2 (4 điểm). Hãy xác định những câu sau là đúng (Đ) hay sai (S) rồi điền vào ô trống

SST

Câu dẫn

Đ/S

1

Kính lúp có khả năng phóng to ảnh của vật từ 3 đến 20 lần.

 

2

Tế bào thịt lá có hình hạt đậu, tế bào lỗ khí có hình chữ nhật.

 

3

Tế bào mô phân sinh ngọn có chiều dài khoảng 0,001 - 0,003mm, đường kính 0,001 - 0,003mm.

 

4

Tế bào còn có không bào chứa dịch tế bào.

 

5

Tế bào phân chia ngay từ lúc mới sinh ra.

 

6

Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển.

 

7

Nhờ mô mềm mà cây lớn lên, to ra.

 

8

Mô nâng dỡ gồm những tế bào có vách dày lên gấp bội, có tác dụng chống đỡ cho các cơ quan và cho cây.

 

Câu 3 (3 điểm). Hãy tìm từ thích hợp trong các từ sau : a) bé, b) lớn, c) nhún, d) tế bào để điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây :

1. Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng ...

2. Các tế bào con là những ... non, mới hình thành, có kích … Nhờ quá trình trao đổi chất chúng ... dần lên thành những ... trưởng thành.

3. Quá trình phân bào : đầu tiên hình thành 2…, sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi ... cũ thành 2 ... con.

 

 

ĐÁP ÁN

I. Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (3 điểm).

Mỗi tế bào đều có cấu tạo cơ bản giống nhau từ ngoài vào trong gồm :

- Vách tế bào làm cho tế bào có hình dạng nhất định, chỉ có ở tế bào thực vật.

- Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.

- Chất tế bào là một chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá). Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào.

- Nhân : thường chỉ có một nhân, có cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

- Ngoài ra, tế bào còn có không bào chứa dịch tế bào.

II. Phần trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 2 (4 điểm).

1

2

3

4

5

6

7

8

Đ

S

Đ

Đ

S

Đ

S

Đ

Câu 3 (3 điểm).

1

2

3

d

d, a, b, d

c, d, d

 

………………………………………

ĐỀ SỐ 2.

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không có ở mọi cơ thể sống?

A.có sự trao đổi chất với môi trường

B.lớn lên

C.di chuyển

D. sinh sản

 Câu 2 : Nhóm gồm các vật sống là :

A.con gà, thỏ, xe máy

B.quạt trần, cây bàng, con thỏ

C. cỏ gà, cây bàng, con chó

D. hòn đá, con mèo

Câu 3 : Nhóm gồm các cây có rễ cọc là :

A.cây nhãn, cây bàng, cây lúa

B. cây ngô, cây cau, cây lúa

C. cây bàng, cây ổi, cây rau ngót

D. cây rau muống, cây rau ngót, cây khoai lang

Câu 4 : Nhóm nào sau đây gồm những cây có rễ chùm ?

A. Cây lúa, cây ngô, cây cau

B. Cây lúa, cây rau ngót

C. Cây ngô, cây nhãn, cây xoài

D. Cây hành, cây chanh

Câu 5 : Nhóm cây nào sau đây có thể sinh sản sinh dưỡng bằng thân bò ?

A. Cây rau muống, rau má, su su

B. Cây rau muống, cỏ thìa, lúa

C. Cây rau má, rau lang, mồng tơi

D. Cây rau muống, rau má, rau lang

Phần tự luận

Câu 1 : Em hãy tích dấu « X » vào ô em cho là đúng để hoàn thiện bảng sau ?

Tên thực vật

Thực vật có hoa

Thực vật không có hoa

Rêu

   

Mía

   

Tùng

   

Dương xỉ

   

Tre

   

Thông

   

Sung

   

Chuối

   

Tuế

   

Rau bợ

   
 

Câu 2 : Em hãy cho biết cơ thể sống có những đặc điểm quan trọng nào ?

Câu 3 : Nhiệm vụ của sinh học là gì ?

Câu 4 : Đặc điểm chung của thực vật là gì ?

Câu 5 : Em hãy trình bày các bước sử dụng kính hiển vi

 

ĐÁP ÁN

Phần trắc nghiệm

1

2

3

4

5

C

C

C

A

D

 

Phần tự luận

Câu 1:

Tên thực vật

Thực vật có hoa

Thực vật không có hoa

Rêu

 

X

Mía

x

 

Tùng

 

X

Dương xỉ

 

x

Tre

x

 

Thông

 

x

Sung

X

 

Chuối

X

 

Tuế

   

Rau bợ

 

X

 

Câu 2:

   - Cơ thể sống có sự trao đổi chất với môi trường ( lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài ) thì mới tồn tại được

   - Lớn lên và sinh sản

Câu 3:

   - Nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống

   - Các điều kiện sống của sinh vật cũng như các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường, tìm cách sử dụng hợp lí chúng, phục vụ đời sống con người

Câu 4:

   - Tự tổng hợp được chất hữu cơ

   - Phần lớn không có khả năng di chuyển

   - Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài

Câu 5:

   - Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng

   - Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính

   - Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát vật rõ hơn

………………………………………

ĐỀ SỐ 3.

Câu 1 (4 điểm). Cơ quan sinh dưỡng của cây bao gồm những bộ phận nào ? Chức năng của chúng là gì ? Cây si, cây sanh, cây đa có kiểu rễ như thế nào ?

Câu 2.(6 điểm). Hãy xác định những câu dẫn dưới đây là đúng (Đ) hay sai (S) rồi ghi vào ô trống.

STT

Câu dẫn

Đ/S

1

Tất cả các loại cây đều cùng có một loại rễ.

 

2

Rễ cọc và rễ chùm là hai loại rễ chính.

 

3

Rễ cọc gồm rễ cái và các rễ con.

 

4

Rễ chùm gồm những rễ con mọc ra từ thân.

 

5

Miền trưởng thành của rễ làm cho rễ dài ra.

 

6

Rễ có 5 miền.

 

7

Cấu tạo miền hút gồm 2 phần chính: vỏ và trụ giữa.

 

8

Các yếu tố bên ngoài không ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây.

 

9

Rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan chủ yếu nhờ lông hút.

 

10

Rễ chỉ có chức năng hút nước và muối khoáng cho cây.

 

 

ĐÁP ÁN

Câu 1 (4 điểm). 

* Cơ quan sinh dưỡng của cây gồm: rễ, thân, lá có chức năng chính là nuôi dưỡng cây

- Rễ của cây có hai chức năng: hấp thụ chất dinh dưỡng và bám xuống lòng đất đễ cây đứng vững. Rễ hấp thụ nước, chất dinh dưỡng và chất khoáng như đồng, sắt, kẽm, mangan, v.v. để cây tăng trưởng.

- Thân cây có nhiệm vụ vận chuyển dưỡng chất từ rễ cây lên nhánh, lá.

- Lá thu thập ánh sáng, năng lượng, điều chỉnh nhiệt độ, trao đổi khí, nơi dự trữ nước.

* Cây si, cây sanh, cây đa có rất nhiều rễ phụ.

Câu 2.(6 điểm). Hãy xác định những câu dẫn dưới đây là đúng (Đ) hay sai (S) rồi ghi vào ô trống.

STT

Câu dẫn

Đ/S

1

Tất cả các loại cây đều cùng có một loại rễ.

S

2

Rễ cọc và rễ chùm là hai loại rễ chính.

Đ

3

Rễ cọc gồm rễ cái và các rễ con.

Đ

4

Rễ chùm gồm những rễ con mọc ra từ thân.

Đ

5

Miền trưởng thành của rễ làm cho rễ dài ra.

S

6

Rễ có 5 miền.

S

7

Cấu tạo miền hút gồm 2 phần chính: vỏ và trụ giữa.

Đ

8

Các yếu tố bên ngoài không ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây.

S

9

Rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan chủ yếu nhờ lông hút.

Đ

10

Rễ chỉ có chức năng hút nước và muối khoáng cho cây.

S

 

………………………………………

ĐỀ SỐ 4.

Câu 1 (3 điểm). Trong các miền của rễ thì miền nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?

Câu 2 (3 điểm). Nước và muối khoáng quan trọng với cây như thế nào ? Cho ví dụ.

Câu 3 (4 điểm). Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất.

1. Nhóm cây nào sau đây gồm toàn cây có rễ chùm ?

A. Cây hoa lay ơn, cây đậu xanh, cây na.

B. Cây bèo tây, cây hành, cây ngô.

C. Cây bưởi, cây cà chua, cây quất.

D. Cây nhãn, cây mướp, cây hoa hồng.

2. Miền nào trong 4 miền của rễ là miền quan trọng nhất ?

A. Miền trưởng thành có các mạch dẫn làm nhiệm vụ dẫn truyền.

B. Miền chóp rễ, che chở cho đầu rễ

C. Miền hút có các lông hút hấp thụ nước và muối khoáng cung cấp cho cây.

D. Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra.

3. Tại sao mỗi lông hút có thể được coi là một tế bào ?

A. Vì nó có đủ các thành phần của một tế bào như : vách, màng sinh chất, chất tế bào, nhân.

B. Vì nó có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan.

C. Vì nó là tế bào biểu bì kéo dài.

D. Vì nó có không bào lớn.

4. Nhóm cây nào sau đây gồm toàn những cây có rễ thở ?

A. Cây trầu không, cây hồ tiêu, cây mắm.

B. Cây cải củ, cây bần, cây khoai tây.

C. Cây mắm, cây bụt mọc, cây bần.

D. Cây bụt mọc, cây tầm gửi, cây phong lan.

ĐÁP ÁN

Câu 1 (3 điểm).

Trong các miền của rễ thì miền hút là quan trọng nhất. Miền hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan trong đất cung cấp cho cây.

Câu 2 (3 điểm).

Nước và muối khoáng rất cần thiết cho đời sống của cây, nếu thiếu nước và muối khoáng thì mọi hoạt động sống của cây sẽ bị rối loạn, đình trệ.

Ví dụ : Khi trồng cây, nếu thiếu muối đạm cây sẽ phát triển kém, năng suất thấp. Nếu thiếu muối lân cây sẽ mềm yếu, đẻ nhánh kém, sinh trưởng của rễ kém ; đối với cây ăn quả cho năng suất thấp, quả chín muộn. Nếu thiếu kali cây chậm lớn, mép lá cây thường quăn, lá màu vàng khô.

Câu 3 (4 điểm).

1

2

3

4

B

C

A

C

1. Cây bèo tây, cây hành, cây ngô có rễ chùm

Chọn B

2. Miền hút là miền quan trong nhất vì miền hút có các lông hút hấp thụ nước và muối khoáng cung cấp cho cây.

Chọn C

3. Mỗi lông hút có thể được coi là một tế bào vì nó có đủ các thành phần của một tế bào như : vách, màng sinh chất, chất tế bào, nhân.

Chọn A

4. Cây mắm, cây bụt mọc, cây bần đều có rễ thở

Chọn C

  ----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 4 Đề ôn tập hè môn Sinh Học 6 năm 2021 Trường THCS Hồng Bàng. Để xem thêm các tài liệu khác các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?