TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ 1
Câu 1: Chọn phương trình phản ứng không đúng
A. Cu + Cl2 → CuCl2. B. 2Ag + 2HCl → 2AgCl + H2.
C. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2. D. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.
Câu 2: Hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaF là
A. không có hiện tượng. B. tạo kết tủa vàng.
C. tạo kết tủa đen. D. tạo kết tủa trắng.
Câu 3: Cát (thành phần chính là SiO2) là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất thủy tinh, do đó không thể dùng chai lọ thủy tinh để đựng dung dịch
A. HCl. B. HBr. C. HI. D. HF.
Câu 4: Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá, không có tính khử?
A. Br2. B. Cl2. C. F2. D. I2.
Câu 5: Trong những ứng dụng sau, ứng dụng nào không phải của nước Javel ?
A. Tẩy trắng vải sợi. B. Tiệt trùng nước.
C. Dùng làm nước súc miệng. D. Tẩy uế nhà vệ sinh.
Câu 6: Khi cho các đơn chất halogen phản ứng với khí H2, khả năng phản ứng đúng là
A. F2 xảy ra ở nhiệt độ thấp và nổ mạnh. B. Cl2 xảy ra ở điều kiện thường.
C. I2 cần đun nóng và xảy ra một chiều. D. Br2 chỉ cần đem ra ánh sáng.
Câu 7: Chỉ ra phương trình hóa học của phản ứng sản xuất clo trong công nghiệp
A. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
B. KClO3 + 6HCl → KCl + 3Cl2 + 3H2O
C. 2NaCl + 2H2O → Cl2 + H2 + 2NaOH
D. 16HCl + 2KMnO4 → 2MnCl2 + 5Cl2 + 2KCl + 8H2O
Câu 8: Phát biểu không đúng là
A. Trong tự nhiên các halogen tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất.
B. Oxit cao nhất của halogen đều là X2O7.
C. Trong hợp chất với hidro và kim loại các halogen có số oxi hóa là -1.
D. Brom là phi kim duy nhất là chất lỏng ở điều kiện thường.
Câu 9: Trong phản ứng: Cl2 + 2Na → 2NaCl, clo đóng vai trò
A. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. B. là môi trường.
C. là chất oxi hóa. D. là chất khử.
Câu 10: Các nguyên tố nhóm halogen đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là
A. ns3np4. B. ns1np6. C. ns2np4. D. ns2np5.
Câu 11: Cho 13,05 gam MnO2 tác dụng với axit HCl dư, đun nóng. Thể tích khí clo sinh ra ở đktc là
A. 3,36 lit. B. 2,24 lit. C. 5,6 lit. D. 1,12 lit.
Câu 12: Để nhận biết ba ống nghiệm chứa các dd KCl, KNO3, HCl ta lần lượt dùng các hoá chất
A. K2CO3, dung dịch AgNO3. B. dung dịch AgNO3, quỳ tím.
C. quỳ tím, dung dịch AgNO3. D. A, B, C đều đúng.
Câu 13: Trong phòng thí nghiệm, điều chế khí hidro clorua bằng
A. phương pháp sunfat: cho tinh thể NaCl tác dụng với H2SO4 đặc và đun nóng.
B. phương pháp điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
C. phương pháp điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn.
D. phương pháp tổng hợp: đốt khí H2 trong khí quyển Cl2.
Câu 14: Cho các phát biểu dưới đây
1. Các halogen (F, Cl, Br, I) có số oxi hoá từ -1 đến +7.
2. Flo là phi kim có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn.
3. Có thể dùng dung dịch AgNO3 để phân biệt dung dịch NaF và NaCl.
4. Tính axit của các hợp chất với hidro của các halogen tăng theo thứ tự: HF, HCl, HBr, HI.
Các phát biểu luôn đúng là
A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4. C. 2, 3. D. 2, 4.
Câu 15: Khi đun nóng, iot rắn biến thành hơi, không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là
A. sự bay hơi. B. sự thăng hoa. C. sự biến đổi. D. sự hóa khí.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ 2
Câu 1: Nhóm chất đều tác dụng với dung dịch HCl là
A. quỳ tím, FeO, NH3, Cu, CaCO3. B. quỳ tím, CuO, Cu(OH)2, Fe, Na2CO3.
C. quỳ tím, CaO, NaOH, Ag, CaCO3. D. quỳ tím, CO2, Fe(OH)3, Zn, Na2CO3.
Câu 2: Hiện tượng xảy ra khi cho dây sắt nóng đỏ vào bình đựng khí clo là
A. có khói trắng. B. có khói đen. C. có khói tím. D. có khói nâu.
Câu 3: Chất nào được dùng để khắc chữ lên thủy tinh?
A. Dung dịch HClO4. B. Dung dịch HF. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 4: Khi cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch nào sau đây sẽ không thu được kết tủa?
A. Dung dịch HBr. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch HF. D. Dung dịch HI.
Câu 5: Chỉ ra đâu không phải là ứng dụng của clorua vôi?
A. Dùng để xử lý các chất độc, bảo vệ môi trường.
B. Cho thêm vào thành phần của kem đánh răng.
C. Dùng trong tinh chế dầu mỏ.
D. Tẩy trắng vải, sợi, giấy, tẩy uế cống rãnh, chuồng trại,…
Câu 6: Khi cho các đơn chất halogen phản ứng với khí H2, khả năng phản ứng đúng là
A. I2 cần đun nóng và xảy ra một chiều. B. Cl2 xảy ra ở điều kiện thường.
C. F2 xảy ra ở nhiệt độ thấp và nổ mạnh. D. Br2 chỉ cần đem ra ánh sáng.
Câu 7: Chỉ ra phương trình hóa học của phản ứng sản xuất clo trong phòng thí nghiệm
A. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
B. AgCl → Ag + ½ Cl2
C. NaCl → Na + ½ Cl2
D. 2NaCl + 2H2O → Cl2 + H2 + 2NaOH
Câu 8: Hiện tượng phản ứng nào sau đây là không đúng?
A. Hòa tan bột CuO màu đen bằng dung dịch HCl thu được dung dịch màu xanh lam.
B. Đồng kim loại hòa tan trong dung dịch HCl tạo dung dịch màu xanh lam.
C. Cho đá vôi CaCO3 vào dung dịch HCl thì sủi bọt khí không màu, đá vôi tan dần.
D. Khí hidro clorua làm quỳ tím ẩm hóa đỏ.
Câu 9: Sục Cl2 vào nước thu được nước clo có màu vàng nhạt. Trong nước clo có chứa các chất
A. HCl, HClO. B. HCl, HClO, H2O. C. Cl2, H2O. D. Cl2, HCl, HClO, H2O.
Câu 10: Tính chất vật lý không đúng của Cl2 là
A. khí Cl2 tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như benzen, etanol,...
B. khí Cl2 rất độc, phá hoại niêm mạc đường hô hấp.
C. khí Cl2 có màu lục nhạt, mùi xốc.
D. khí Cl2 nặng gấp 2,5 lần không khí.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ 3
Câu 1: Dẫn 1,12 lít khí H2S (đktc) qua 75 ml dd NaOH 1M. Sản phẩm thu được sau phản ứng là
A. Na2S và NaHS. B. Na2S và NaOH dư. C. NaHS và H2S dư. D. Na2S.
Câu 2: Trong các phản ứng sau đây, hãy chỉ ra phản ứng không đúng.
A. H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3 B. H2S + 2NaCl → Na2S + 2HCl
C. 2H2S + 3O2→ 2SO2 + 2H2O D. H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl
Câu 3: Axit Sunfuric đặc, nóng phản ứng với chất nào sau đây sinh ra khí SO2?
1. Cu 2. NaOH 3. Al
4. C 5. ZnO 6. NaCl 7. HF
A. 2, 3, 7 B. 2, 3, 6, 7 C. 1, 3, 4 D. 3, 4, 7
Câu 4: Để loại bỏ SO2 trong hỗn hợp SO2 và CO2 ta có thể cho hỗn hợp đi chậm qua dung dịch nào sau đây?
A. Dd Ba(OH)2 dư. B. Dd Br2 dư. C. Dd NaCl dư. D. Dd Na2S dư.
Câu 5: Lưu huỳnh có tính oxy hóa và tính khử khi lần lượt tác dụng với
A. H2 và O2. B. kim loại H2S. C. H2 và kim loại. D. H2S và H2SO4.
Câu 6: Tỉ khối của hỗn hợp gồm oxi và ozon so với hidro là 20. Thành phần % thể tích của oxi trong hỗn hợp là
A. 52%. B. 50%. C. 45%. D. 60%.
Câu 7: Trong các hợp chất hoá học, số oxi hoá thường gặp của lưu huỳnh là
A. -2, +4, +6. B. -1, 0,.+4, +6. C. -2, 0, +2, +4, +6. D. -2, 0, +4, +6.
Câu 8: Khí O2 có lẫn hơi nước. Dẫn khí O2 đi qua chất nào sau đây có thể làm khô được khí O2?
A. CaO B. Dd H2SO4 loãng C. Dd Ca(OH)2 dư D. Quì tím
Câu 9: Cho phản ứng hoá học sau: 2H2S + SO2 → 3S + 2 H2O
Câu nào sau đây giải thích đúng tính chất của phản ứng ?
A. SO2 là chất khử, H2S là chất oxi hóa. B. SO2 là chất bị khử , H2S là chất oxi hóa.
C. S là sản phẩm của phản ứng kết hợp. D. SO2 là chất bị khử, H2S là chất bị oxy hóa.
Câu 10: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm oxi là
A. ns2np5. B. ns2np3. C. ns2np4. D. (n-1)d10ns2np4.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ 4
Câu 1: Chọn phát biểu sai?
A. Ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi. B. Oxi oxi hoá được lưu huỳnh.
C. Oxi oxi hoá được hầu hết kim loại. D. Oxi oxi hoá được flo.
Câu 2: Phản ứng chứng tỏ ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi là
A. 2Mg + O2 → 2MgO B. 2Ag + O3 → Ag2O + O2
C. 3C + 2O3 → 3CO2 D. C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 3,2 gam bột S trong không khí. Thể tích khí oxi tham gia phản ứng (đktc) là
A. 4,48 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 6,72 lít.
Câu 4: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử oxi là
A. 2s12p4. B. 2s22p6. C. 3s23p4. D. 2s22p4.
Câu 5: Chọn phát biểu đúng về lưu huỳnh.
A. Trong tự nhiên, lưu huỳnh chỉ có ở dạng đơn chất.
B. Trong tự nhiên, lưu huỳnh chỉ có ở dạng hợp chất.
C. Trong tự nhiên, lưu huỳnh có ở dạng đơn chất và hợp chất.
D. Lưu huỳnh chỉ tính oxi hoá.
Câu 6: Phản ứng hoá học nào viết sai?
A. H2 + S → H2S B. S + O2 → SO2 C. 2Al+ 3S → Al2S3 D. 2Fe + 3S → Fe2S3
Câu 7: Đun nóng 4,8 gam bột lưu huỳnh với 2,16 gam bột nhôm cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng hợp chất thu được là
A. 7,5 gam. B. 6,96 gam. C. 4,72 gam. D. 6 gam.
Câu 8: Khi cho khí H2S tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaNO3. B. NaOH. C. HCl. D. NaCl.
Câu 9: Chọn phát biểu sai?
A. SO2 là oxit axit. B. SO2 có tính khử. C. SO2 có tính oxi hoá. D. SO2 có mùi trứng thối.
Câu 10: Cho 1 mol khí SO2 tác dụng với 1,2 mol NaOH thì sản phẩm thu được là?
A. NaHSO3 B. Na2SO3 C. NaHSO3 và Na2SO3 D. Na2SO4
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
..
Trên đây là trích dẫn nội dung Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Hóa học 10 Trường THPT Trưng Vương, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Đề cương ôn tập Chương Oxi có đáp án môn Hóa học 10 HK2 năm 2019-2020
- Bộ câu hỏi ôn tập HK2 có đáp án môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Kỳ Sơn
- Bộ 40 câu hỏi ôn tập HK2 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Tiên Lãng
Chúc các em học tập thật tốt!