TRƯỜNG THCS NGÔ THÌ SỸ | ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. (4,0 điểm)
“... Bàn tay mẹ lắm chai
Gót chân ngày càng dày
Cũng không thành lớp biểu bì áo giáp che chắn con suốt đời, khi thế giới
ngày một phức tạp hơn
Vào thời trái đất biến đổi khí hậu
Hãy sống can đảm lên con...”
(Trích Trở thành, Vi Thùy Linh, vannghequandoi.com.vn)
Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về lời nhắn nhủ của người mẹ trong đoạn trích bài thơ trên: “Hãy sống can đảm lên con”.
Câu 2. (6,0 điểm)
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”
(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, SGK Ngữ Văn 9, tập 1, NXBGD)
Cảm nhận về hình tượng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác cũng viết về hình tượng người phụ nữ trong xã hội phong kiến để thấy được nét gặp gỡ của các tác giả khi viết về đề tài này.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1. (4,0 điểm)
Gợi ý: Lòng can đảm là sự dũng cảm của con người, dám đối mặt với sự thực, đối mặt với khó khăn, dám mạnh mẽ tìm cách vượt qua những khó khăn đó. Người có lòng can đảm thì cuối cùng sẽ đi được đến đích con đường mình đã chọn, sẽ đạt được những thành công nhất định.
Câu 2. (6,0 điểm)
* Mở bài:
- Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa Thế giới, tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm "Truyện Kiều"– kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam, ngoài giá trị nội dung sâu sắc "Thúy Kiều"còn rất thành công về nghệ thuật.
- Tiêu biểu là đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" và điển hình chính là tác giả đã khắc họa một cách xúc động về nỗi nhớ người yêu, nhớ bố mẹ của Thúy Kiều, qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm của chính nhân vật.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1:(1,0 điểm):
Thế nào là hàm ý? Tìm câu chứa hàm ý có trong đoận trích sau và cho biết nội dung của hàm ý.
Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào lền, tay cvầm một cái làn.
(Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long)
Câu 2 ( 2,0 điểm):
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong Sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào ? Của ai ? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Phân tích ngắn gọn ý nghĩa hình ảnh hàng tre trong đoạn thơ trên.
Câu 3 (3,0 điểm):
Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi tôi bảo con : « Vì sao con mang tới hai đôi găng tay trong túi áo ? ». Con tôi trả lời : « Con làm như vậy từ lâu rồi. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng tay. Nếu con có thể cho bạn mượn và tay bạn sẽ không bị lạnh ».
(Theo Tuổi mới lớn, NXB Trẻ)
Trong câu chuỵên có sử dụng cách dẫn trực tiếp. Chép lại lời dẫn trực tiếp đó.
Em hãy đặt một nhan đề cho câu chuyện trên.
Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu theo cách diẽn dịch trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện
---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách, ... là thói quen tốt.
Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng cách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn.
... Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?
(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường, SGK Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục, 2019)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm). Xác định 01 phép liên kết được sử dụng trong các câu sau: Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ.
Câu 3 (1,0 điểm). Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những thói quen tốt nào? Vì sao đó là những thói quen tốt?
Câu 4 (7,0 điểm). Em có đồng tình với ý kiến: Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa hay không? Vì sao? (Trình bày trong khoảng 3 – 5 dòng)
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 15 – 20 dòng) về ý nghĩa của việc giữ lời hứa,
Câu 2 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
(Trích Cảnh ngày xuân, Truyện Kiều – Nguyễn Du, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2010)
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Truyện Kiều – Nguyễn Du, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2019)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2.
Phép liên kết:
- Phép lặp: thói quen
- Phép nối: Nhưng
Câu 3. Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những thói quen tốt: Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách.
Vì:
Chúng đều là những thói quen tốt bởi nó sẽ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp và thành công:
- Luôn dậy sớm giúp con người có thêm thời gian để chăm sóc bản thân, làm những công việc chỉn chu hơn cho công việc đi học và đi làm ngày mới.
- Thói quen đúng hẹn giúp nâng cao uy tín của mỗi người và tạo được tâm thế chuyên nghiệp, tự tin và là bệ phóng để đạt hiệu quả cao trong công việc.
- Thói quen giữ lời hứa cũng là thói quen xây dựng thương hiệu bản thân. Việc giữ lời hứa với người khác sẽ làm đẹp hình ảnh của bản thân.
- Thói quen đọc sách chính là thói quen và kỹ năng buộc phải có. Vì kiến thức quá nhiều mà xã hội thì chuyển biến từng ngày, con người buộc phải tự cập nhật kiến thức mà sách chính là nguồn kiến thức khổng lồ kết tinh từ những con người thành công. Ở sách, con người sẽ tìm được những chân trời kiến thức vô tận và sách chính là người bạn quý báu, người thầy vĩ đại nếu ta biết tận dụng.
Câu 4. Em có đồng tình với ý kiến: Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa hay không? Vì sao?
Nêu quan điểm của em, có thể lấy dẫn chứng cụ thể để giải thích.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Ngô Thì Sỹ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !