Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Hợp Giang

TRƯỜNG THCS HỢP GIANG

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (2.0 điểm)

a. Nhận biết

Kể tên các thành phần biệt lập

b. Nhận biết

Chỉ ra thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết tên gọi của mỗi thành phần biệt lập đó

(1) Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ

(Tắt đèn, Ngô Tất Tố)

(2) Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thắng hàng

(Viếng lăng Bác, Viễn Phương)

Câu 2: (3.0 điểm) Vận dụng cao

Em hãy viết một đoạn văn nghị luận từ 10 đến 15 câu trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống con người

Câu 3: (5.0 điểm) Vận dụng cao

Cảm nhận về tình cha con của ông Sáu và bé Thu trong đoạn trích sau:

Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.

Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.

- Thôi ! Ba đi nghe con ! – Anh Sáu khe khẽ nói.

Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

- Ba…a…a… ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.

Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:

- Ba! Không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con !

Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa...

[…]

Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con:

- Ba đi rồi ba ba về với con.

- Không! – Con bé hét lên, hai tay siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run”

 (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, tập 1)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1.

a.

Phương pháp: căn cứ các thành phần biệt lập

Cách giải:

- Thành phần tình thái

- Thành phần cảm thán

- Thành phần phụ chú

- Thành phần gọi đáp

b.

Phương pháp: căn cứ các thành phần biệt lập

Cách giải:

(1)

- Thành phần biệt lập: Vâng (thành phần gọi đáp).

(2)

- Thành phần biệt lập: Ôi (thành phần cảm thán).

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

* Giới thiệu vấn đề: Tình yêu thương

* Giải thích vấn đề

- Tình yêu thương là sự sẻ chia, đồng cảm, quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh mình ở cả phương diện vật chất, tinh thần bằng tấm lòng chân thành nhất.

=> Tình yêu thương có sức mạnh to lớn trong cuộc đời mỗi con người.

* Bàn luận vấn đề

- Tình yêu thương đôi khi chỉ là những cử chỉ, hành động hết sức nhỏ bé: một cái ôm, một lời động viên, một ánh nhìn trìu mến,…

- Ý nghĩa của tình yêu thương đối với con người:

+ Tình yêu thương đem lại cho ta sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

+ Giúp đỡ được những người xung quanh sẽ đem lại cho chính bản thân niềm vui, sự hạnh phúc.

+ Trong cuộc đời, không phải lúc nào ta cũng suôn sẻ, giúp đỡ người khác lúc này, lúc khác bạn sẽ được giúp đỡ lại.

- Chứng minh.

- Phê phán những kẻ vô tâm, thờ ơ trước nỗi đau, sự bất hạnh của người khác.

- Liên hệ bản thân: Tình yêu thương của học sinh trước hết là quan tâm, đỡ đần với bố mẹ. Thân ái với bạn bè,…

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (3,0 điểm) Vận dụng cao

Trong chương trình Ngữ văn 8 có truyện “Cô bé bán diêm” của nhà văn Hans Christian Andersen. Anh/chị suy nghĩ thế nào về kết thúc của câu chuyện? Liên hệ với tình trạng trẻ em đường phố hiện nay.

Câu 2: (7,0 điểm) Vận dụng cao

Trong bài viết “Khám phá người đọc”, nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương viết: “Đọc là khám phá, sáng tạo lại tác phẩm và cũng đồng thời là khám phá, sáng tạo chính bản thân mình”.

(Hãy cầm lấy và đọc, Huỳnh Như Phương, Nxb Tổng hợp 2016, tr 56)

Anh/chị suy nghĩ gì về ý kiến trên? Qua những tác phẩm đã học hoặc đã đọc, anh/chị hãy giới thiệu một tác phẩm đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn mình.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1.

Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh để làm bài văn nghị luận xã hội.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một bài văn nghị luận xã hội.

- Bài văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

* Yêu cầu về nội dung:

1. Giới thiệu vấn đề

2. Về kết thúc truyện “Cô bé bán diêm”

- Giới thiệu khái quát nhà văn Hans Christian Andersen và truyện “Cô bé bán diêm”.

- Trời đầy nắng, mọi người vui vẻ trong ngày đầu tiên của năm mới, em bé chết vì lạnh ở xó tường, đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười.

- Mọi người chỉ nhìn thấy bao diêm đã hết nhẵn mà không nhìn thấy cảnh tượng huy hoàng trong mộng tưởng của em bé.

- Kết thúc tác phẩm “Cô bé bán diêm” là một bi kịch: Đây không phải là kết thúc có hậu như ta vẫn thường thấy trong các câu truyện cổ tích. Trong truyện cổ tích hạnh phúc thường được tìm thấy ngay trong hiện thực chứ không phải trong thiên đường hư ảo. Còn hạnh phúc của em bé bán diêm thì cô đơn như chính cái chết lạnh lẽo của em.

- Bởi vậy, điều đọng lại khi kết thúc câu chuyện không phải niềm vui nhẹ nhõm như truyện cổ tích mà là nỗi xót xa, day dứt nơi người đọc.

- Kết thúc truyện còn cho thấy lối sống vô cảm của những người xung quanh, nếu chỉ cần một cánh tay đưa ra giúp đỡ em thì cô bé đã không phải chết trong cô đơn, lạnh lẽo đến vậy.

3. Liên hệ với trẻ em đường phố hiện nay

*  Thực trạng

- Theo số liệu của ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, năm 2003 cả nước có trên 21.000 trẻ em lang thang cơ nhỡ, đông nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh với 8.500 em. Con số này không ngừng gia tăng.

- Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao và dễ rơi vào tệ nạn xã hội.

- Trẻ em đường phố có nguy cơ phạm tội ngày càng cao; nạn xin ăn tràn lan ảnh hưởng tới văn minh đô thị.

- Trẻ em đang bị bóc lột sức lao động và nguy cơ bị xâm hại tình dục.

* Nguyên nhân:

- Do đói nghèo: Trẻ đường phố thường xuất thân từ các gia đình nông dân nghèo hoặc gia đình mà bố mẹ không có việc làm, khó khăn về kinh tế và đông con.

- Do tổn thương tình cảm như: bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập.

- Còn lại là do mồ côi hoặc bố mẹ li hôn.

* Giải pháp

- Hiện nay, ở nước ta, những mái ấm tình thương đang xuất hiện ngày càng nhiều, cá nhân, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.

- Tổ chức: Làng trẻ em SOS; Cô nhi viện Thánh An (Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định); Chùa Kì Quang II (Gò Vấp); …

- Cá nhân: Mẹ Phạm Ngọc Oanh (Hà Nội) với 800 đứa con tình thương: Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO (Hà Nội); ….

4. Đánh giá

- Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang, cơ nhỡ, từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với các em. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.

- Khuyến khích, biểu dương các tổ chức cá nhân tiêu biểu đồng thời lên án, ngăn chặn, xử lí kịp thời những kẻ núp bóng từ thiện để làm việc xấu.

- Nhân rộng sự giúp đỡ, để giúp các em được học tập vui chơi như các bạn cùng trang lứa.

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giải thích nhận định

- “Đọc là khám phá, sáng tạo lại tác phẩm”: Đọc tác phẩm văn học là một trải nghiệm mang tính cá nhân. Mỗi người đi khi đọc tác phẩm với trình độ văn hóa, góc nhìn khác nhau, với trí tưởng tượng khác nhau sẽ cho ra những khám phá, phát hiện mới mẻ. Bởi vậy, mỗi người đọc sẽ sáng tạo lại tác phẩm, khiến cho tác phẩm trở nên giàu giá trị và ý nghĩa hơn.

- “Đồng thời là khám phá, sáng tạo chính bản thân mình”: Mỗi tác phẩm văn học đích thực, khi đọc xong còn cho ta những bài học về nhân cách, về lối sống, khiến cho bản thân con người trở nên hoàn thiện hơn về tâm hồn, để hướng đến mục đích cuối cùng đó là vẻ đẹp của: chân – thiện – mĩ.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (3.0 điểm)

“Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạn đến. Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà”.

(Trích Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng, Ngữ Văn 8, NXB Giáo dục 2014, tr 16)

1. Nhận biết

Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào của nhà văn Nguyên Hồng (0,5 điểm)

2. Thông hiểu

Tìm 2 quan hệ từ diễn tả ý đối lập trong đoạn văn trên. Hai quan hệ từ đó biểu hiện ý nghĩa gì? (0,5 điểm)

3. Thông hiểu

Từ “rất kịch” có nghĩa là gì? Từ này cho thấy nét tính cách nào của nhân vật “cô tôi”?

4. Thông hiểu

Thân phận người phụ nữ trong tác phẩm của Nguyên Hồng gợi cho anh/chị liên tưởng đến tác phẩm nào mà anh chị đã được học? Vì sao? (0,5 điểm)

5. Vận dụng

Viết đoạn văn ngắn (5-7 dòng) để nói lên cảm nhận của anh/chị về tình mẫu tử trong nghịch cảnh (1,0 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm) Vận dụng cao

THUẬT GIẾT RỒNG

Chu Bình Man học thuật giết rồng của Chi Li. Bao năm khánh kiệt gia sản, mất có đến nghìn vàng. Thành tài, nhưng không biết dùng làm gì cả. (Bình giải ngụ ngôn Trung Quốc, Trương Chính, Nxb Giáo dục 1999, tr 14)

Từ câu chuyện trên, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy) cho biết suy nghĩ của anh/chị về việc lựa chọn sự học trong bối cảnh hiện nay.

Câu 3: (4,0 điểm) Vận dụng cao

Có ý kiến cho rằng: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người”. Từ ý kiến trên, hãy phân tích sự gắn bó giữa con người và quê hương trong một vài tác phẩm đã học và đã đọc.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1.

1.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài học

Cách giải:

Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng.

2.

Phương pháp: căn cứ bài Quan hệ từ

Cách giải:

- Hai quan hệ từ diễn tả ý đối lập trong đoạn văn: nhưng (nhận ra những ý nghĩ cay độc), mặc dầu (nom một năm ròng). 

- Hai quan hệ từ đó biểu hiện ý nghĩa: khẳng định tình yêu thương, sự thấu hiểu của bé Hồng dành cho mẹ dù bà cô có rắp tâm gieo vào đầu em những ý nghĩ không tốt về mẹ em.

3.

Phương pháp: phân tích, lí giải

Cách giải:

- Từ “rất kịch”: rất giống như đóng kịch, ở đây có nghĩa là rất giả dối.

- Từ này cho thấy nét tính cách của “cô tôi” là giả dối, cay độc.

4.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Thân phận người phụ nữ trong tác phẩm của Nguyên Hồng gợi đến tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” vì người phụ nữ trong cả hai tác phẩm đều đức hạnh, nhưng số phận bất hạnh.

5.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

* Yêu cầu về hình thức: đoạn văn 5-7 dòng.

* Yêu cầu về nội dung: Đoạn văn đảm bảo những nội dung chính sau:

- Tình mẫu tử trong nghịch cảnh là tình yêu thương của mẹ dành cho con trong những hoàn cảnh éo le, trong khó khăn, thử thách.

- Trong nghịch cảnh, tình mẹ được biểu hiện như sau:

+ Có thể là niềm tin dành cho con trong những gian khó.

+ Có thể là tình yêu thương để tiếp cho con sức mạnh.

+ Trong những tình cảnh éo le nhất, mẹ có thể hi sinh cả sự sống cho con.

- Tình mẹ luôn “bao la như biển Thái Bình dạt dào”, vì Thượng đế không có mặt ở khắp mọi nơi nên Người sinh ra người mẹ để bao bọc, chở che, yêu thương con. Hơn tất cả, trong những khoảnh khắc khó khăn của cuộc đời, có tình mẫu tử là có nguồn sức mạnh thiêng liêng nhất, bởi cuộc đời chỉ cần được tin và được hiểu từ chính những người thân thương nhất mà thôi.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Hợp Giang. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?