Bộ 3 đề thi học kỳ 1 môn Vật Lý 6 trường THCS Phú Xuân năm 2020 có đáp án

TRƯỜNG THCS PHÚ XUÂN

KIỂM TRA HỌC KỲ 1

MÔN: VẬT LÍ 6

Năm học: 2020-2021

Thời gian: 45p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Một cái bàn có chiều dài lớn hơn 0,5m và nhỏ hơn 1m. Dùng thước đo nào sau đây để đo chiều dài của bàn là thuận lợi nhất và chính xác nhất?

A . Thước có GHĐ là 1m và ĐCNN là 1mm.

B. Thước có GHĐ là 20cm và ĐCNN là 1mm.

C. Thước có GHĐ là 0,5m và ĐCNN là 1cm.

D. Thước có GHĐ là 1m và ĐCNN là 1cm.

Câu 2. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 2cm để đo chiều rộng lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là không đúng?

A . 4,44m.

B. 44,4dm.     

C . 444cm.      

D. 445cm.

Câu 3. Có thể dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích của vật nào dưới đây?

A. 1 bát gạo.  

B. 1 hòn đá sỏi

C. 5 viên phấn

D. 1 cái kim.

Câu 4. Trong các số liệu sau đây, sổ liệu nào chỉ khối lượng của hàng hóa?

A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330ml.

B. Trên vỏ của hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén.

C. Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99

D. Trên vỏ gói xà phòng bột có ghi: khối lượng tịnh lkg.

Câu 5. Gió thổi mạnh không gây ra sự biến đổi nào trong các biến đổi dưới đây?

A. Lúa trên đồng đổ rạp về một phía.

B. Cây lớn nhanh hơn.

C. Xe đạp trên đường đi chậm lại.

D. Xe đạp trên đường đi nhanh hơn.

Câu 6.Khi thả một hòn đá vào bình chia độ (GHĐ 100 cm3, ĐCNN 1cm3) có chứa 50cm3 nước người ta thấy rằng mực nước trong bình dâng lên ngang vạch 95cm3. Thể tích hòn đá là

A. 95cm3.

B. 50cm3.       

C. 45cm3.      

D. 145cm3.

Câu 7. Hai lực cân bằng có đặc điểm nào dưới đây?

A . Cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau.

B .Cùng phương, cùng chiều, mạnh khác nhau

C. Cùng phương. ngược chiểu, mạnh như nhau.

D. Khác phương, khác chiều, mạnh như nhau.

Câu 8. Còng thức tính khối lượng riêng là

A . D = V.

B. D = PV.  .

C. D = mV. D.

D. D = m/V.

Câu 9. Một vật đặc có khối lượng 8000g và thể tích 2dm3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là

A . 40N/m3.

B . 4N/m3.     

C . 4000N/m3.

D. 40000N/m3.

Câu 10. Máy cơ đom giản nào không làm thay đổi hướng của lực kéo?

A . Mặt phẳng nghiêng.         

B. Ròng rọc động.

C. Ròng rọc cố định   

D. Đòn bẩy.

...

-----(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)-----

2. ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM

Chọn và khoanh tròn 1 chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng :

A. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứạ. 

B. Thể tích bình tràn.

C. Thể tích bình chứa.                                     

D. Thể tích nước còn lại trong bình tràn.

Câu 2: Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài sân trường em?

A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm    

B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm

C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm

D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm

Câu 3:  Con số 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉ gì ?

A. Thể tích của hộp mứt.                                 

B. Khối lượng và sức nặng của hộp mứt.

C. Sức nặng của hộp mứt.                                         

D. Khối lượng của mứt trong hộp.

Câu 4 : Trọng lượng của một vật 200g là bao nhiêu? 

A. 0,2N.                  B. 2N                                C. 20N                               D. 200N

Câu 5: Dụng cụ nào sau đây không phải là máy cơ đơn giản?

A. Cái búa nhổ đinh.                                        

B. Cái bấm móng tay.

C. Cái thước dây.                                            

D. Cái kìm.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Thế nào là hai lực cân bằng?

Câu 2.  Nếu trọng lượng của ống bêtông là 2000N và lực kéo mỗi người là 400N. Vậy khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng thì dùng lực kéo của 5 người có thể kéo ống bêtông lên được không?

Câu 3.  Một vật có khối lượng 600g treo trên một sợi dây đứng yên

a) Vì sao vật đứng yên

b) Tính trọng lượng của vật.

...

-----(Nội dung đáp án của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)-----

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Hãy chọn câu đúng:

ĐCNN của một thước đo độ dài là

A . khoảng cách ngắn nhất giữa hai số gần nhau ghi trên thước đo.

B . khoảng cách giữa hai vạch chia trên thước

C . giá trị bàng số đầu tiên ghi trên thước đo. 

D. giá trị độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước đo.

Câu 2. Khi đo độ dài, người ta thường làm như thế nào?

A . Đặt thước không dọc theo chiều dài cần đo, một đầu của vật ngang bằng với vạch số 1 và đặt mắt nhìn để đọc kết quả đo tại đầu kia của vật

B . Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo. một đầu của vật ngang bằng vói vạch số 1 và đặt mắt nhìn để đọc kểt quả đo tại đầu kia của vật

C. Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch sô 0 ngang bằng với một đầu của vật và đặt mắt nhìn để đọc kết quả đo tại đầu kia của vật

D. Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 ngang bằng với một đầu của vật và đặt mắt nhìn để đọc kết quả đo theo hướng vuông sóc với cạnh thước tại đầu kia của vật.

Câu 3. Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 5cm3. Cách ghi kết quả nào dưới đây là đúng?

A. V = 20cm3.                          

B. V= 20,5cm3.

C .V3 = 20,50cm3.                    

D. V4 = 20,2cm3.

Câu 4. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 50cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình là 81 cm3. Thể tích của hòn đá là :

A. 81cm3.

B. 50cm3.                                 

C. 131cm3.

D. 31cm3.

Câu 5. Con số nào dưới đây chỉ lượng chất chứa trong một vật?

A . 5 mét.

B. 2 lít.                                       

C. 10 gói.                                   

D. 2 kilôgam.

Câu 6. Nên dùng một cân nào dưới đây để kiểm tra lại khối lượng hàng hóa mẹ đi chợ mua hàng ngày?

A . Cân đòn có GHĐ 1kg và ĐCNN 0,50g.

B . Cân đòn có GHĐ 10kg và ĐCNN 10g.

C. Cân đòn có GHĐ 50kg và ĐCNN 100g.

D. Cân đòn có GHĐ 100kg và ĐCNN 200g. 

Câu 7: Lực nào trong các lực dưới đây là lực kéo?

A . Lực mà người lực sĩ dùng để ném một quà tạ.

B . Lực mà con chim tác dụng khi đậu trên cành câv làm cho cành cây bị cong đi.

C. Lực mà không khí tác dụng làm cho quả bóng bay bav lên trời.

D. Lực mà con trâu tác dụng vào cái cày khi đang cày.

Câu 8. Trường hợp nào dưới đây không có sự biến đổi chuyển động?

A. Giảm ga cho xe máy chạy chậm lại.

B. Tăng ga cho xe máy chạy nhanh hơn.

C. Xe máy chạy đều trên đường thẳng.

D. Xe máy chạy đều trên đường cong.

Câu 9. Muốn đo trọng lượng và thể tích của các hòn sỏi thì dùng bộ dụng cụ nào dưới đây?

A. Một cái cân và một cái thước.

B. Một cái cân và một cái bình chia độ

C. Một cái lực kế và một cái thước.

D. Một cái lực kế và một cái bình chia độ.

Câu 10. Đơn vị trọng lượng là

A. N.         

B. N.m2.    

C. N.m.      

D. N.m3.

...

-----(Để xem đầy đủ nội dung của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)-----

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Vật Lý 6 trường THCS Phú Xuân có đáp án năm 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung của tài liệu, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Chúc các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?