Bộ 3 đề thi học kỳ 1 môn Vật Lý 6 năm 2020 có đáp án Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

KIỂM TRA HỌC KỲ 1

MÔN: VẬT LÝ 6

Năm học: 2020-2021

Thời gian: 45p

 

1. ĐỀ SỐ 1

I/ Trắc Nghiệm: ( 2 điểm)

Câu 1:  Để đo độ dài của một vật ta nên dùng:

A. Đoạn cây                                B. Sợi dây              

C. Gang tay                                 D. Thước đo

Câu 2:  1m bằng:

A. 100dm                                     B. 1000cm                        

C. 1000mm                                  D. 0,01km

Câu 3: Đơn vị nào sau đây không dùng để đo thể tích:

A. cc                                            B.  m3                               

C.  m                                           D.  lít

Câu 4: Lực nào trong các lực dưới đây là lực kéo ?

A. Lực mà người lực sĩ dùng để ném một quả tạ

B. Lực mà con chim tác dụng khi đậu trên cành cây đã làm cho cành cây bị cong đi

C. Lực mà không khí tác dụng làm cho quả bóng bay, bay trên trời

D. Lực mà con trâu tác dụng vào cái cày khi đang cày

Câu 5: Trọng lực là

A. Là lực đẩy của tay tác dụng lên vât .

B. Là lực kéo của tay tác dụng lên vât.

C. Là lực hút của các vật.

D. Là lực hút của trái đất tác dụng lên các vật

Câu 6: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi ?

A. Lực của quả nặng treo dưới lò xo làm lò xo dãn ra.

B. Lực của lò xo bị nén tác dụng vào hai ngón tay bóp hai đầu lò xo.

C. Lực hút của Trái Đất làm cho giọt nước bị biến dạng.

D. Lực của nam châm hút cái đinh sắt.

Câu 7: Đơn vị đo trọng lượng là

A.  N.                                           B.  Kg.                    

C.  N/m3.                                      D. kg/m3.

Câu 8: Công thức nào dưới đây tính trọng lượng riêng của một chất theo trọng lượng và thể tích ?

A.  d = P / V                                  B.  d = V . P       

C.  d  =  V . D                              D.  D =  P .V

II/ Tự Luận: ( 8 điểm)

Câu 9: Nêu 01 ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng, 01 ví dụ về tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).( 2điểm)

Câu 10:  Nêu các máy cơ đơn giản thường gặp? Ví dụ? ( 2điểm)

Câu 11: Hãy tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc dầm sắt có thể tích 20dm3. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3.( 3 điểm)

Câu 12: Nêu ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó ?( 1 điểm)

...

-----(Nội dung đáp án của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)-----

2. ĐỀ SỐ 2

A – TRẮC NGHIỆM (4 điểm) (Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm)

Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời em cho là đúng nhất:

Câu 1: Trong các số liệu sau, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hóa:

A. Trên nhãn của chai nước có ghi: 300 ml        

B. Trên vỏ hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén

C. Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99     

D. Trên vỏ túi bột giặt có ghi: Khối lượng tịnh 1kg

Câu 2: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi? 

A. Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt                

B. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp                                        

C. Trọng lượng của một quả nặng                       

D. Lực kết dính giữa băng keo với một mặt phẳng.                        

Câu 3: Trong các vật sau đây vật nào không phải là đòn bẩy?

A. Cái cân đòn              

B. Cái kéo             

C.Cái búa nhổ đinh             

D.Cái cầu thang gác

Câu 4: Nên chọn bình chia độ nào trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l?

A. Bình 1000ml có vạch chia tới 5ml.                    

B. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml.                                                           

C. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml.                     

D. Bình 100ml có vạch chia tới 2ml.

Câu 5: Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để làm công việc nào dưới đây ?

A. Kéo cờ lên đỉnh cột cờ.                               

B. Đưa thùng hàng lên xe ô tô.

C. Đưa thùng nước từ dưới giếng lên.

D. Đưa vật liệu xây dựng lên các tầng cao theo phương thẳng đứng.

Câu 6: Người ta dùng bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là cm3 và chứa 50cm3 nước để đo thể tích của một vật. Khi thả vật ngập vào  nước trong bình thì mực nước dâng lên đến vạch 84 cm3. Vậy thể tích của vật là:

A. 50cm3                                      B. 84cm3                          

C.34cm3                                       D. 134cm3                                                             

Câu 7: Lọ hoa nằm yên trên mặt bàn vì nó:                                                                                                                

A. Chịu tác dụng của hai lực cân bằng.                   

B. Không chịu tác dụng của lực nào.                                                    

C. Chịu tác dụng của trọng lực.                              

D. Chịu lực nâng của mặt bàn

Câu 8: Kéo vật trọng lượng 10N lên theo phương thẳng đứng phải dùng lực như thế nào?

A. Lực ít nhất bằng 10N.                                

B. Lực ít nhất bằng 1N.

C. Lực ít nhất bằng 100N.                              

D. Lực ít nhất bằng 1000N.

Bài 2: Điền từ hoặc cum từ thích hợp vào chỗ trống (…)

Câu 9: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi….….….….của vật đó hoặc làm nó………….….

Câu 10: Trọng lực là…………….……..của Trái Đất.

Câu 11: Khi dùng thước đo, cần biết GHĐ và……………..…..của thước.

...

-----(Nội dung phần tự luận của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)-----

3. ĐỀ SỐ 3

A TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Lực đàn hồi sinh ra khi:

A. Có trọng lực tác dụng vào vật..         

B. Có biến dạng đàn hồi.

C.Có sự tác dụng vật này lên vật khác  

D. Khi có lực kéo tác dụng lên vật

2. Một vật có khối lượng 75kg thì có trọng lượng:

 A. 570N                                      B. 750N                  

C. 75N                                         D.7,5N

3. Lan dùng bình chia độ để đo V một hòn sỏi. Ban đầu V1 = 80cm3. Sau khi thả V2 = 95cm3. Tính Vhòn sỏi ?

A. 15 cm3

B. 95 cm3

C. 175 cm3

B. 105 cm3

4. Một vật có khối lượng riêng 2700kg/m3. Vậy chất làm nên vật có trọng lượng riệng:

A. 27000N/m3

B. 270000N/m3

C. 2700N/m3

D. 72000N/m3

5. Một quyển sách nằm yên trên bàn vì:

A. Nó không hút Trái Đất

B. Trái Đất không hút nó

C. Không có lực tác dụng lên nó

D. Nó chịu tác dụng của các lực cân bằng.

6. Treo vật nặng có trọng lượng 1N thì lò xo giãn 0,5cm. Treo vật nặng 3N thì lò xo ấy giãn ra bao nhiêu?

A. 2cm

B. 3cm

C.1.5cm

D. 2,5cm

7. Một vật có khối lượng 5,4kg; thể tích là 0,002m3. Khối lượng riêng của chất làm nên vật là bao nhiêu?

A. 86 N/m3                         B. 860N/m3                        C. 8600 N/m3                  D. 8,6 N/m3

8. Biến dạng nào sau đây là biến dạng đàn hồi?

A. Một sợi dây cao su bị kéo dãn

B. Một tờ giấy bị gập

C. đôi Một cục sáp bị bóp dẹp

D. Một cành cây bị gãy

...

-----(Để xem đầy đủ nội dung của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)-----

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Vật Lý 6 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu có đáp án năm 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung của tài liệu, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?