TRƯỜNG THCS TRƯỜNG CHINH | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (3.0 điểm): Trình bày những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài.
Câu 2: (3.0 điểm): Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong các văn bản đã học ở học kỳ 1.
Câu 3 (3.0 điểm): Dựa theo bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của Minh Huệ, em hãy viết bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch.
--- HẾT ---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
- Nội dung: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.
- Nghệ thuật:
+ Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.
+ Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc.
+ Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.
Câu 2:
a. Yêu cầu về hình thức:
- Đúng hình thức đoạn văn.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
b. Yêu cầu về nội dung:
- Học sinh có nhiều cách trình bày nhưng cần đưa và phân tích dẫn chứng để triển khai được các ý như sau:
+ Chỉ ra nhân vật cụ thể.
+ Phân tích ngoại hình, tính cách, nhân vật.
+ Nhận xét về nhân vật.
+ Cảm nghĩ của em về nhân vật.
Câu 3:
- Yêu cầu về hình thức:
+ Đúng hình thức bài văn.
+ Có bố cục ba phần đầy đủ.
-(Đáp án đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
ĐỀ SỐ 2
I. Trắc nghiệm (3.0 điểm)
Câu 1: Có bao nhiêu số từ chỉ số lượng trong đoạn văn sau:
Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển. Ngày ngày, chồng đi thả lười, vợ ở nhà kéo sợi. Một hôm, người chồng ra biển đánh cá.Lần đầu kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ nhì kéo lưới chỉ thấy cây rong biển, lần thứ ba kéo lưới thì bắt được một con cá vàng.
A. Ba
B. Bốn
C. Năm
D. Sáu
Câu 2: Trong các câu văn sau đây, câu nào không chứa lượng từ?
A. Phú ông gọi ba con gái ra, lần lượt hỏi từng người
B. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời
C. Nhiều ngày trôi qua chưa thấy chàng trở về
D. Một trăm ván cơm nếp
Câu 3: Điểm giống nhau giữa hai từ “từng” và “mỗi” là gì?
A. Tách ra từng sự vật, cá thể
B. Mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự
C. Chỉ thứ tự hết cá thể này đến cá thể khác
D. Không mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự
Câu 4: Từ nào có thể điền vào chỗ trống cho cả hai câu thơ sau?
“Rồi Bác đi dém chăn
…người …người một”
“…giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”.
A. Mỗi
B. Nhiều
C. Từng
D. Mấy
Câu 5: Lựa chọn các từ : mấy, trăm, ngàn, vạn điền vào chỗ trống thích hợp cho các câu sau:
A. Yêu nhau…núi cũng trèo
…sông cũng lội...đèo cũng qua
B. …năm bia đá thì mòn
…năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
C. Ở gần chẳng bén duyên cho
Xa xôi cách…lần đò cũng đi.
II. Tự luận (7.0 điểm)
Câu 1. (3.0 điểm): Thế nào là cụm danh từ? Xác định cụm danh từ và vẽ mô hình cho cụm danh từ đó trong câu sau: Bố em mới mua cho em một cây bút thật đẹp.
Câu 2: (4.0 điểm): Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”. Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết: “Đêm nay Bác không ngủ, vì một lẽ thường tình. Bác là Hồ Chí Minh”.
--- HẾT ---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. Trắc nghiệm
1: B
2: D
3: A
4: C
5: Gợi ý:
A. Mấy.
B. Trăm, ngàn.
C. Vạn.
II. Tự luận
Câu 1: Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.
-(Để xem đầy đủ đáp án của phần Tự luận vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)
Câu 1. Đọc kỹ đoạn văn sau, chọn câu trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu:
“…Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”...”.
(Ngữ văn 6, Tập một)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Thuyết minh
D. Biểu cảm
2. Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn?
A. Xâm phạm;
B. Nước ta;
C. Đứa bé;
D. Đi khắp.
3. Đoạn trích thuộc truyện dân gian:
A. Truyền thuyết
B. Cổ tích
4. Nhận định nào sau đây đánh giá đúng về câu nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”?
Lời nói vụng về của một đứa trẻ;
B. Lời nói bình thường của một đứa trẻ;
C. Lời nói cộc lốc, thiếu lễ phép;
D. Lời nói đòi đánh giặc chứa đựng yếu tố thần kì.
Câu 2: Hãy cho biết từ “xuân” trong câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc? Từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Giải thích nghĩa của từ “xuân’’ trong các câu đó.
Mùa xuân (1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (2)
(Hồ Chí Minh)
II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)
Kể về một người bạn thân của em.
--- HẾT ---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
1. B
2. A
3. A
4. D
Câu 2:
- Từ xuân trong câu 1 được dùng với nghĩa gốc -> chỉ mùa xuân.
- Từ xuân trong câu 2 được dùng với nghĩa chuyển -> ý nói muốn cho đất nước càng ngày càng phát triển.
II. TỰ LUẬN
- Mở bài: Giới thiệu chung:
+ Em có rất nhiều bạn.
+ Thân nhất là bạn Thắng nhà ở cùng phố và học chung một lớp.
- Thân bài:
+ Tả bạn Thắng:
- Ngoại hình: Dáng người cân đối, chân tay săn chắc. Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng. Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh.
- Tính nết, tài năng: Dễ mến, hay giúp đỡ bạn. Học ra học, chơi ra chơi. Giỏi Toán nhất lớp. Là chân sút số một của đội bóng... Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ...
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2020 Trường THCS Trường Chinh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục: