TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM | ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 6 Thời gian: 45 phút |
ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Cơ thể thực vật lớn lên chủ yếu tố nào dưới đây?
1. Sự hấp thụ và ứ đọng nước trong dịch tế bào theo thời gian.
2. Sự gia tăng số lượng tế bào qua quá trình phân chia.
3. Sự tăng kích thước của từng tế bào do trao đổi chất.
A. 1, 2, 3
B. 2, 3
C. 1, 3
D. 1, 2
Câu 2. Hiện tượng nào dưới đây không phản ánh sự lớn lên và phân chia của tế bào thực vật?
A. Sự xẹp, phồng của các tế bào khí khổng
B. Sự gia tăng diện tích bề mặt của một chiếc lá
C. Sự tăng dần kích thước của một củ khoai lang
D. Sự vươn cao của thân cây tre
Câu 3. Rễ cọc có đặc điểm nào sau đây?
A. Bao gồm nhiều rễ cái lớn, từ rễ cái mọc ra nhiều rễ con đâm ngược lên trên mặt đất.
B. Bao gồm một rễ cái lớn, từ rễ cái mọc ra nhiều rễ con đâm xiên xuống mặt đất.
C. Bao gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, mọc tỏa ra từ gốc thân tạo thành chùm.
D. Bao gồm nhiều rễ con mọc nối tiếp nhau tạo thành chuỗi.
Câu 4. Người ta phân chia phần rễ cây mọc trong đất thành mấy miền chính?
A. 2 miền
B. 3 miền
C. 4 miền
D. 5 miền
Câu 5. Theo chiều từ rễ lên thân, các miền của rễ được sắp xếp theo trình tự như thế nào?
A. Miền chóp rễ, miền sinh trưởng, miền hút, miền trưởng thành.
B. Miền sinh trưởng, miền chóp rễ, miền hút, miền trưởng thành.
C. Miền chóp rễ, miền hút, miền sinh trưởng, miền trưởng thành.
D. Miền hút, miền chóp rễ, miền trưởng thành, miền sinh trưởng.
Câu 6. Trong các loại tế bào dưới đây, tế bào nào dài nhất?
A. Tế bào mô phân sinh ngọn
B. Tế bào sợi gai
C. Tế bào thịt quả cà chua
D. Tế bào tép bưởi
Câu 7. Ở tế bào thực vật, bộ phận nào là ranh giới trung gian giữa vách tế bào và chất tế bào?
A. Không bào
B. Nhân
C. Màng sinh chất
D. Lục lạp
Câu 8. Ở tế bào thực vật, bộ phận nào có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?
A. Chất tế bào
B. Vách tế bào
C. Nhân
D. Màng sinh chất
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1:
- Nêu cấu tạo của thân non và chức năng của mỗi phần?
- So sánh cấu tạo trong của thân non và cấu tạo trong của rễ?
Câu 2: Có những loại thân biến dạng nào? Nêu chức năng của chúng.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
B | A | B | C | A | B | C | C |
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1:
- Cấu tạo trong của thân non gồm: vỏ và trụ giữa
+ Vỏ: gồm biểu bì có chức năng bảo vệ các bộ phận bên trong và thịt vỏ.
+ Trụ giữa gồm một bó mạch và ruột.
Bó mạch gồm mạch rây và mạch gỗ. Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng còn mạch rây vận chuyển chất hữu cơ.
Ruột chứa chất dự trữ.
- So sánh cấu tạo trong của thân non và cấu tạo trong của rễ:
+ Giống: đều có hai bộ phận là vỏ và trụ giữa.
+ Khác: ở thân non thì mạch gỗ ở trong, mạch rây ở ngoài, ở rễ thì mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ.
Câu 2:
1. Thân củ: dự trữ chất dinh dưỡng. VD: su hào, khoai tây.
2.Thân rễ: dự trữ chất dinh dưỡng. VD: củ gừng, dong ta.
3.Thân mọng nước : dự trữ nước, quang hợp. VD: xương rồng.
---------------------------0.0-------------------------
ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Lục lạp hàm chứa trong bộ phận nào của tế bào thực vật ?
A. Chất tế bào
B. Vách tế bào
C. Nhân
D. Màng sinh chất
Câu 2. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: ... là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau và cùng nhau đảm nhiệm một chức năng nhất định.
A. Bào quan
B. Mô
C. Hệ cơ quan
D. Cơ thể
Câu 3. Tế bào thực vật gồm những thành phần chính như sau
A. Nhân, không bào, lục lạp
B. Màng sinh chất, vách tế bào, chất tế bào, nhân, không bào, lục lạp
C. Vách tế bào, chất tế bào, nhân, không bào
D. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân, lục lạp
Câu 4. Cây trồng nào dưới đây cần nhiều phân đạm hơn những cây còn lại?
A. Củ đậu
B. Khoai lang
C. Cà rốt
D. Rau ngót
Câu 5. Những loại cây trồng lấy quả, hạt cần nhiều
A. Muối đạm và muối lân.
B. Muối đạm và muối kali.
C. Muối lân và muối kali.
D. Muối đạm, muối lân và muối kali.
Câu 6. Thực vật cần nhiều nước và muối khoáng ở giai đoạn nào dưới đây?
A. Hạt đang nảy mầm
B. Ra hoa
C. Tạo quả, hình thành củ
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 7. Để cho năng suất cao, chúng ta nên trồng các cây hoa màu ở loại đất nào?
A. Đất đỏ bazan
B. Đất phù sa
C. Đất pha cát
D. Đất đá ong
Câu 8. Các tế bào ở mô nào có khả năng phân chia trong các mô sau
A. Mô che chở
B. Mô bì
C. Mô phân sinh
D. Mô che chở và mô phân sinh
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp lá nhận được nhiều ánh sáng?
Câu 2: Nêu các bộ phận của miền hút và chức năng của chúng?
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
A | B | B | D | A | D | B | C |
-(Để xem tiếp nội dung từ câu 1 - 2 phần tự luận đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 6 năm 2020 Trường THCS Hoàng Hoa Thám có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: