Bộ 3 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2020 Trường THCS Dương Văn An

TRƯỜNG THCS DƯƠNG VĂN AN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC 2020-2021

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Tục truyền đời Hùng Vương thứ sau, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử đẻ xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa bé cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

…Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.

Câu 1. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian nào? Trình bày hiểu biết của em về thể loại truyện đó? (2.0 điểm)

Câu 2. Tìm các chi tiết thần kì có trong đoạn trích trên và nêu ý nghĩa của chúng? (1.0 điểm)

Câu 3. Chi tiết “Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé” thể hiện tinh thần gì của nhân dân ta? (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

Đề: Hãy viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của mình về một nhân vật văn học (trong các truyện truyền thuyết, cổ tích đã học ở sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1) đã để lại cho em nhiều ấn tượng và cảm xúc nhất.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Đoạn trích trên được trích trong “Truyền thuyết Thánh Gióng”. Văn bản trên thuộc thể loại truyền thuyết. Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong cảnh địa phương theo quan niệm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

Câu 2: Những chi tiết thần kì trong văn bản trên là:

- Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử đẻ xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi khôi ngô.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (4.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuôt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuông tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người rung rinh một màu nâu bóng mở soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn công một vẻ rất đổi hùng dũng. Tôi lấy làm hảnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1.0 điểm)

Câu 2. Đoạn văn đã sử dụng ngôi kể thứ mấy? Ai là người kể chuyện? (1.0 điểm)

Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? (1.0 điểm)

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Thế nào là nghĩa của từ? Chọn hai từ và xác định nghĩa của hai từ đó? (2.0 điểm)

Câu 2: Thế nào là cụm danh từ? Đặt câu với các cụm danh từ sau (2.0 điểm)

a. Họa sĩ già

b. Một bông hoa

c. Tất cả học sinh

d. Những ngôi làng

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 câu) với chủ đề “Ngôi trường mến yêu” trong đó có sử dụng từ láy và từ ghép. Chỉ ra các từ láy, ghép có trong đoạn văn (6.0 điểm)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

- Nghĩa của từ được hiểu là nội dung đối tượng vật chất, là sự phản ánh đối tượng của hiện thực (một hiện tượng, một quan hệ, một tính chất, hay một quá trình) trong nhận thức, được ghi lại bằng một tổ hợp âm thanh xác định. Để tăng vốn từ cho học sinh, ngoài việc hệ thống hóa vốn từ, công việc quan trọng là làm cho học sinh hiểu nghĩa từ. Đây là nhiệm vụ sống còn trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em. Việc dạy nghĩa của từ được tiến hành trong tất cả các giờ học, bất cứ ở đâu có cung cấp từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, thì ở đó có dạy nghĩa từ.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2020 Trường THCS Dương Văn An. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?