TRƯỜNG THPT ÔNG ÍCH KHIÊM
TỔ VẬT LÝ
BỘ 3 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ 10
NĂM HỌC 2019-2020
Đề Thi Số 1
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chuyển động cơ là
A. sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.
B. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian.
C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
D. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian.
Câu 2: Chọn đáp án sai.
A. Trong chuyển động thẳng đều tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.
B. Quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều được tính bằng công thức: s =vt.
C. Trong chuyển động thẳng đều vận tốc được xác định bằng công thức: v = vo + at.
D. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều là x = xo + vt.
Câu 3: Một ô tô từ A đến B mất 5 giờ, trong 2 giờ đầu ô tô đi với tốc độ 50km/h, trong 3 giờ sau ô tô đi với tốc độ 30km/h. Vận tốc trung bình của ô tô trên đoạn đường AB là
A. 40 km/h.
B. 38 km/h.
C. 46 km/h.
D. 35 km/h.
Câu 4: Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều
A. Có phương, chiều và độ lớn không đổi.
B. Tăng đều theo thời gian.
C. Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều.
D. Chỉ có độ lớn không đổi.
Câu 5: Một xe đang chạy với vận tốc 36 km/h thì tăng tốc và sau 2s xe đạt vận tốc 54 km/h. Gia tốc của xe là
A. 1 m/s² B. 2,5 m/s²
C. 1,5 m/s² D. 2 m/s²
Câu 6: Sự rơi tự do là
A. chuyển động khi không có lực tác dụng.
B. chuyển động khi bỏ qua lực cản.
C. một dạng chuyển động thẳng đều.
D. chuyển động của vật chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
Câu 7: Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 45m xuống đất. Cho g = 10 m/s². Thời gian giọt nước rơi tới mặt đất là bao nhiêu?
A. 4,5 s. B. 2,0 s.
C. 9,0 s. D. 3,0 s.
Câu 8: Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc ω với chu kỳ T và giữa tốc độ góc ω với tần số f trong chuyển động tròn đều là
A. ω = 2π/T và ω = 2πf. B. ω = 2πT và ω = 2πf.
C. ω = 2πT và ω = 2π/f. D. ω = 2π/T và ω = 2π/f.
Câu 9: Bán kính vành ngoài của một bánh xe ôtô là 25cm. Xe chạy với vận tốc 10m/s. Vận tốc góc của một điểm trên vành ngoài xe so với trục bánh xe là
A. 10 rad/s
B. 20 rad/s
C. 30 rad /s
D. 40 rad/s.
Câu 10: Nếu xét trạng thái của một vật trong các hệ quy chiếu khác nhau thì điều nào sau đây là sai?
A. vật có thể có vật tốc khác nhau . B.vật có thể chuyển động với quỹ đạo khác nhau.
C. vật có thể có hình dạng khác nhau. D.vật có thể đứng yên hoặc chuyển động.
Câu 11: Một chiếc thuyền chuyển động thẳng ngược chiều dòng nước với vận tốc 6,5km/h đối với dòng nước. Vận tốc chảy của dòng nước đối với bờ sông là 1,5 km/h. Vận tốc v của thuyền đối với bờ sông là
A. v = 8,0 km/h.
B. v = 5,0 km/h.
C. v = 6,7 km/h.
D. v = 6,3 km/h.
Câu 12: Một vật xem là chất điểm khi kích thước của nó
A. rất nhỏ so với con người. B. rất nhỏ so với chiều dài quỹ đạo.
C. rất nhỏ so với vật mốc. D. rất lớn so với quãng đường ngắn.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng nước với vận tốc 20km/h so với mặt nước. Nước chảy với tốc độ 5km/h so với bờ.Tính vận tốc tuyệt đối của thuyền so với bờ.
Câu 2: Một bánh xe quay đều với tốc độ góc là 2π (rad/s). bán kính của bánh xe là 30cm. Hãy xác định chu kỳ, tần số, tốc độ dài và gia tốc hướng tâm của một điểm thuộc vành ngoài bánh xe. Lấy π2 = 10.
Câu 3: Một vật nặng rơi từ độ cao h xuống đất. Biết thời gian rơi là 5 s và cho gia tốc rơi tự do tại nơi thả vật là 10 m/s2. Tính độ cao h và vận tốc khi vật chạm đất.
Câu 4(4 điểm): Cùng lúc, trên đường thẳng có hai xe chuyển động đi qua hai vị trí A và B cách nhau 90km. Xe ô tô đi qua A chuyển động thẳng biến đổi đều với phương trình là . Xe máy đi qua B chuyển động thẳng đều với vận tốc không đổi là 72 km/h và cùng chiều với ô tô.
- Xác định vận tốc ban đầu và gia tốc chuyển động của ô tô. Từ đó nêu tính chất chuyển động của ô tô. (nhanh dần đều hay chậm dần đều, có giải thích)
- Tính thời gian để ô tô có cùng vận tốc với xe máy.
- Xác định vị trí để ô tô đuổi kịp xe máy.
Đề Thi Số 2
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hệ quy chiếu gồm
A. vật làm mốc, hệ tọa độ, mốc thời gian.
B. hệ tọa độ, mốc thời gian và đồng hồ.
C. vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ.
D. vật làm mốc, hệ tọa độ, mốc thời gian và đồng hồ.
Câu 2: Trường hợp nào dưới đây có thể xem vật là chất điểm?
A. chuyển động tự quay của Trái Đất. B. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau.
C. Xe chở khách đang chạy trong bến. D. Viên đạn đang bay trong không khí.
Câu 3: Phương trình tọa độ của chuyển động thẳng đều khi điểm xuất phát không trùng với vật mốc là
A. x = v. t B. x = x0 + v.t.
C. x = v.t. D. x = v.(t – t0).
Câu 4: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng:
x = – 50 + 20t (x đo bằng km, t đo bằng h). Quãng đường chuyển động sau 2h là
A. 10km.
B. 40km.
C. 20km.
D. –10km.
Câu 5: Đối với chuyển động thẳng biến đổi đều,
A. nếu gia tốc có giá trị dương thì chuyển động là nhanh dần đều.
B. nếu vận tốc có giá trị dương thì chuyển động là chậm dần đều.
C. nếu vận tốc và gia tốc cùng dấu thì chuyển động là nhanh dần đều.
Câu 6: Một đoàn tàu đang chuyển động với vận tốc 15m/s thì hãm phanh và chuyển động chậm dần đều để vào ga. Sau 2 min tàu dừng lại. Quãng đường mà tàu đi được trong thời gian đó là
A. 225 m B. 900 m
C. 500 m D. 600 m
Câu 7: Chọn đáp án sai.
A. Tại một vị trí xác định ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g
B. Trong chuyển động nhanh dần đều gia tốc cùng dấu với vận tốc vo.
C. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng không đổi.
D. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng chậm dần đều.
Câu 8: Một vật được thả rơi từ độ cao 5m so với mặt đất. Cho g = 10 m/s². Vận tốc của vật khi chạm đất là
A. 9,8m/s. B. 10 m/s.
C. 1,0m/s. D. 9,6m/s.
Câu 9: Trong chuyển động tròn đều vectơ vận tốc có
A. Phương không đổi và luôn vuông góc với bán kính quỹ đạo.
B. Có độ lớn thay đổi và có phương trùng với tiếp tuyến với quỹ đạo.
C. Có độ lớn không đổi và có phương trùng với tiếp tuyến của quỹ đạo.
D. Có độ lớn không đổi và có phương trùng với bán kính của quỹ đạo.
Câu 10: Một quạt trần quay với tốc độ 300 vòng/ phút. Cánh quạt dài 0,75m. Tốc độ dài của một điểm ở đầu cánh quạt là
A. 23,6 m/s. B. 225 m/s.
C. 15,3 m/s. D. 40 m/s.
Câu 11: Khi khảo sát đồng thời chuyển động của cùng một vật trong những hệ quy chiếu khác nhau thì quỹ đạo, vận tốc và gia tốc của vật đó giống nhau hay khác nhau?
A. Quỹ đạo, vận tốc và gia tốc đều khác nhau.
B. Quỹ đạo khác nhau, còn vận tốc và gia tốc giống nhau.
C. Quỹ đạo, vận tốc và gia tốc đều giống nhau.
D. Quỹ đạo giống nhau, còn vận tốc và gia tốc khác nhau.
...
---Xem đầy đủ nội dung Đề thi số 2 ở phần online hoặc tải về---
Đề Thi Số 3
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vật nào dưới đây có thể coi như là một chất điểm?
A. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh mình nó.
B. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau.
C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước.
D. Giọt nước mưa lúc đang rơi.
Câu 2: Chuyển động của một vật là sự thay đổi
A. vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
B. vị trí của vật đó so với một vật khác.
C. hình dạng của vật đó theo thời gian.
D. vị trí và hình dạng của vật đó theo thời gian.
Câu 3: Phương trình vận tốc của chuyển động thẳng đều:
A. v = at. B. v = vo + at.
C. v = vo. D. v = vo – at.
Câu 4: Lúc 6h sáng, xe thứ nhất khởi hành từ A về B với vận tốc không đổi là 36 km/h. Cùng lúc đó, xe thứ hai đi từ B về A với vận tốc không đổi là 12 km/h, biết AB = 36 km. Hai xe gặp nhau lúc
A. 6h30min.
B. 6h45min.
C. 7h00min.
D. 7h15min.
Câu 5: Trong các câu dưới đây câu nào sai? Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì
A. Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
B. Vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian.
C. Gia tốc là đại lượng không đổi.
D. Quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.
Câu 6: Một xe đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì hãm phanh và chuyển động thẳng chậm dần đều. Đi được 50m thì xe dừng hẳn. Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe thì gia tốc của xe là
A. –2 m/s² B. 2 m/s²
C. –1 m/s² D. 1 m/s²
Câu 7: Chuyển động của vật nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do?
A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống đất.
B. Các hạt mưa nhỏ rơi gần tới mặt đất.
C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
D. Một viên bi bằng chì đang rơi trong ống thủy tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.
Câu 8: Một hòn đá được thả rơi tự do trong thời gian t thì chạm đất. Biết trong giây cuối cùng nó rơi được quãng đường 34,3m. Lấy g = 9,8 m/s². Thời gian t là
A. 1,0 s. B. 2,0 s.
C. 3,0 s. D. 4,0 s.
Câu 9: Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?
A. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi quay ổn định.
B. Chuyển động của một mắc xích xe đạp khi xe chạy đều trên đường.
C. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi vừa bật điện.
D. Chuyển động của con lắc đồng hồ.
Câu 10: Một xe máy chuyển động trên cung tròn bán kính 200 m với vận tốc không đổi là 36 km/h. Gia tốc hướng tâm của xe có giá trị
A. 6,48 m/s² B. 0,90 m/s²
C. 0,50 m/s² D. 0,18 m/s²
Câu 11: Một chiếc thuyền xuôi dòng với vận tốc 30 km/h, vận tốc của dòng nước là 5 km/h. Vận tốc của thuyền so với nước là
A. 25 km/h B. 35 km/h
C. 20 km/h D. 15 km/h
...
---Xem đầy đủ nội dung Đề thi số 3 ở phần online hoặc tải về---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Vật lý 10 năm học 2019-2020 trường THPT Ông Ích Khiêm. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:
-
Đề kiểm tra giữa HK1 môn Vật lý 10 năm 2019-2020 trường THPT Hai Bà Trưng
-
Đề kiểm tra giữa HK1 môn Vật lý 10 năm 2019-2020 trường THPT Lương Thế Vinh
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Vật lý 10 năm học 2019-2020 trường THPT Trần Phú
Chúc các em học tốt