TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG KHẢI | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (2.0 điểm)
a. Thế nào là đại từ ? Đại từ đảm nhiệm những vai trò ngữ pháp nào?
b. Xác định đại từ trong các câu sau và cho biết đại từ được dùng để làm gì?
- Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con?
(Ca dao)
- Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
(Nguyễn Khuyến)
Câu 2: (3.0 điểm)
a. Hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê” bằng lời văn của em khoảng 12 dòng.
b. Nêu ý nghĩa của văn bản trên.
Câu 3: (5.0 điểm)
Hãy phát biểu cảm nghĩ về một người thầy (cô) mà em yêu quí.
--- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
a. Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. Đại từ có thể làm chủ ngữ trong câu hoặc làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
b. Đại từ “Ai” được dùng để hỏi. Đại từ “bác” dùng để trỏ chung.
Câu 2:
a. Tóm tắt đúng nội dung bài văn khoảng 12 câu (sai 5 lỗi chính tả trừ 0.25 điểm).
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
ĐỀ SỐ 2
I. Phần đọc - hiểu: (4.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
“…. Có thể nói, cả đời ông chưa có tình yêu nào lại gắn bó thuỷ chung và bền chặt như tình yêu đối với Côn Sơn….Lúc ấy ông tuy mới độ năm mốt năm hai tuổi nhưng những cuộc tranh quyền đoạt lợi thời hậu chiến của các phe cánh trong triều đình nhà Lê lại vô cùng khốc liệt và phức tạp. Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được. Tuy rất đau lòng nhưng ông cũng không còn cách nào khác là phải tự tách mình ra để tìm đến những thú riêng. Và cái thú riêng của ông chính là trở về sống ẩn dật ở Côn Sơn”.
(Đỗ Đình Tuân)
Câu 1: Đoạn văn trên nói tới tác giả nào?
A. Nguyễn Trãi.
B. Nhuyễn khuyến.
C. Bà huyện Thanh Quan.
D. Hồ Chí Minh.
Câu 2: Câu văn “Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được.” có mấy từ Hán Việt?
A. Một từ
B. Hai từ
C. Ba từ
D. Bốn từ
Câu 3: Từ “ông” trong đoạn văn trên thuộc loại từ nào?
A. Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ
D. Đại từ
Câu 4: Trong các thông tin về sau, thông tin nào giúp em hiểu thêm về nội dung của văn bản “Bài ca Côn Sơn”?
A. Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh.
B. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn cạnh Lê Lợi.
C. Chốn quan trường đầy kẻ dèm pha, ông cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn.
D. Ông bị giết hại một cách oan khốc và thảm thương vào năm 1442.
Câu 5. (3.0 điểm) Cho đoạn văn sau:
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
a. Em hiểu thế giới kì diệu sẽ mở ra ở đây là gì?
b. Từ văn bản trên em hãy viết đoạn văn biểu cảm ngắn (6-8 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về niềm vui được cắp sách tới trường. Trong đoạn văn có sử dụng cặp từ trái nghĩa và từ láy. Gạch chân những cặp từ trái nghĩa và từ láy đã dùng.
II. Phần tạo lập văn bản (6.0 điểm)
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bẩy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vần giữ tấm lòng son
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ trên. Từ đó em có suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội ngày hôm nay.
---HẾT----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. Phần đọc - hiểu
1. A
2. B
3. B
4. C
5. Gợi ý:
a. Thế giới kì diệu ở đằng sau cánh cổng trường có thể là: Thế giới của tri thức, thế giới của tình thầy trò, tình cảm bạn bè…
b.
- Nội dung: bày tỏ niền vui, hạnh phúc khi được cắp sách tới trường một cách hợp lí.
- Đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu.
- Gạch chân đúng cặp từ trái nghĩa và từ láy.
II. Phần tạo lập văn bản
a. Nội dung: Học sinh bám sát vào yêu cầu của đề cần làm rõ được các ý sau:
- Yêu cầu thấp:
+ Thương cảm xót xa cho số phận người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương: Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương cuộc đời của họ long đong vất vả “bẩy nổi ba chìm” như chiếc bánh trôi. Số phận của họ cũng đắng cay bất hạnh, rắn hay nát, hạnh phúc hay bất hạnh bị phụ thuộc vào “tay kẻ nặn, là người chồng, người cha, là xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công tàn bạo…
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 2 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020 Trường THCS Trần Quang Khải. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục: