Bộ 2 đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020 trường THCS Tân Đồng

TRƯỜNG THCS TÂN ĐỒNG

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN NGỮ VĂN 7

NĂM HỌC 2020-2021

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (3 đ)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

... “Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!..”. 

 (Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?

b. Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn.

c. Nêu dung chính của đoạn văn trên.

Câu 2: ( 2 đ)

Cho hai câu thơ:

“ Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa”

 (Bạn đến chơi nhà- Nguyễn Khuyến)

a. Tìm đại từ trong hai câu thơ trên và cho biết đại từ đó dùng để làm gì?

b. Hai câu thơ đã thể hiện được tâm trạng gì của nhà thơ?

c. Viết một đoạn văn ngắn ( 3 đến 5 câu) thể hiện tâm trạng của nhà thơ khi có bạn đến thăm.

Câu 3 : (5 đ)

Cảm nghĩ về một người thân của em.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

 Câu 1 (3 đ )

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản “Mẹ tôi”:

- Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (hoặc ghi A-mi-xi vẫn cho điểm tối đa)

b.  Tìm  2 từ láy: hổn hển, quằn quại, nức nở, sẵn sàng, đau đớn

- Tìm 2 từ ghép đẳng lập: lo sợ, tức giận

c. Nội dung chính đoạn văn  (1 đ)

Đoạn văn trên trong bức thư bố viết cho con, gợi lại hình ảnh người mẹ. Đó là những hình ảnh dễ rung động cảm xúc nhất để đứa con nhận thức được sự bội bạc của mình. Nhấn mạnh sự hi sinh của người mẹ. Con không được quên tình mẫu tử ấy.

Câu 2: (2 đ)

a. - Các đại từ:  bác.

- Dùng để xưng hô

b. Hai câu thơ thể hiện sự vui mừng khi có bạn đến thăm.

c. Viết đoạn văn:

+ Hai câu thơ cho biết 2 người bạn ít gặp nhau (đã bấy lâu), Nguyễn Khuyến gọi bạn là bác (cách xưng hô vừa có ý tôn trọng vừa có ý thân mật). ( 0.5đ)

+ Câu thơ không chỉ là một thông báo bạn đến chơi nhà mà còn là một tiếng reo vui, đầy hồ hởi, phấn khởi khi đã bao lâu mới được bạn đến thăm. Thời gian này Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, chính vì vậy ông rất vui mừng khi có bạn tới thăm.(0.5đ)

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“ Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới... Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào...

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra…”.

 (Trích Ngữ văn 7, tập một)

a.  Đoạn trích trên trong tác phẩm nào, của ai?

b. Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép chính phụ có trong đoạn văn.

c. Nêu nội dung của đoạn văn thứ hai ?

Câu 2: ( 2 đ)

Cho  hai câu thơ:

“ Dừng chân đứng lại, trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”

 (“ Qua Đèo Ngang” – Bà Huyện Thanh Quan)

a. Tìm đại từ trong hai câu thơ trên và cho biết đại từ đó dùng để làm gì?

b. Hai câu thơ diễn tả tâm trạng gì của nhà thơ?

c. Viết đoạn văn ngắn ( 3 đến 5 câu) nêu cảm nhận của em về cách thể hiện tâm sự của Bà Huyện Thanh Quan trước cảnh Đèo Ngang.

Câu 3: (5 đ)

Viết bài văn biểu cảm về một loài cây em yêu.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1.

a. Tác phẩm “Cổng trường mở ra”, tác giả Lí Lan.

b.

- 2 từ láy: Nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng

- 2 từ ghép chính phụ: bà ngoại, cổng trường, học trò, nhà trường..

c.

- Nội dung của đoạn văn thứ hai là: Lời khích lệ, động viên và niềm tin mẹ dành cho con ngày đầu tiên đi học.

Câu 2.

- Đại từ: ta                                                             

- Đại từ xưng hô. 

Tâm trạng của nhà thơ: cô đơn, hoài cổ trước không gian bao la, rộng lớn của Đèn Ngang. 

Viết đoạn văn:

+  Tác giả đã sử dụng biện pháp tả cảnh ngụ tình, chơi chữ, sử dụng cách nói đa nghĩa để bộc lộ tâm trang nhớ nước, thương nhà của mình.

+ Ngoài ra tác giả còn sử dụng nghệ thuật đối lập tương phản, điệp đại từ đề nhấm mạnh nỗi cô đơn thầm lặng, một mình đối diện với chính mình trước cảnh Đèo Ngang.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung bộ 2 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 7 năm 2020 trường THCS Tân Đồng. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng rằng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?