Bộ 2 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2018

ĐỀ 1:

PHÒNG GD&ĐT THANH TRÌ                ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018

TRƯỜNG THCS TÂN DĨNH                                     Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 6

                                                                                                    (Phần Văn học)

                                      

Câu 1. (4,5 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau:

“Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ  đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.”

a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản?

b) Văn bản thuộc thể loại gì? Hãy nêu khái niệm của thể loại đó.

c) Kể thêm các 3 văn bản cùng thể loại với văn bản trên mà em biết.

Câu 2. (3,5 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn kể lại việc Gióng đánh giặc.

Câu 3. (2.0 điểm)

Hãy khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa văn bản “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”           

------------------------HẾT-----------------------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1:

a) Văn bản Thạch Sanh

  • Phương thức biểu đạt: Tự sự

b) Văn bản thuộc thể loại cổ tích

  • Khái niệm: Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số nhân vật quen thuộc: Nhân vật bất hạnh; nhân vật thông minh; nhân vật ngu ngốc; nhân vật dũng sĩ; nhân vật có tà năng kì lạ; nhân  vật là động vật.

c) Kể 3 văn bản thuộc thể loại cổ tích: Sọ Dừa, Cây Khế, Em bé...

Câu 2: Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ...từ từ bay lên trời.

Câu 3:

a. Nghệ thuật:

  • Xây dựng hình tượng mang dáng dấp thần linh, Sơn Tinh,Thủy Tinh với nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo( dời non, dựng lũy của Sơn Tinh; hô mưa, gọi gió của Thủy Tinh)
  • Tạo sự việc hấp dẫn: hai vị thần Sơn Tinh,Thủy Tinh cùng cầu hôn Mị Nương.
  • Dẫn dắt, kể chuyện, lôi cuốn, sinh động.

b. Nội dung - ý nghĩa văn bản

  • Giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước; đồng thời thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ

ĐỀ 2:

PGD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU              ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018

   TRƯỜNG THCS THỦY AN                                     Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 6

                                                                                             (Phần Tập làm văn)

                                               

Đọc đề văn và trả lời câu hỏi:

Hãy kể lại truyện em biết (truyền thuyết, cổ tích ) bằng lời văn của em.

Câu 1. (1 điểm) Tự sự là gì? Văn tự sự có vai trò gì?

Câu 2. (2 điểm) Làm dàn ý đại cương của đề trên.

Câu 3. (7 điểm) Từ dàn ý đại cương em hãy viết bài văn hoàn chỉnh.

------------------------HẾT-----------------------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1:

a) Tự sự là phương thức trình bày chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn tới sự việc kia, cuối cùng đi đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa.

b) Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.

Câu 2:

  • Mở bài: Giới thiệu truyện. Cảm xúc của bản thân.
  • Thân bài: Kể sự việc chính
    • Sự việc mở đầu    
    • Sự việc phát triển
    • Sự việc cao trào   
    • Sự việc kết thúc
  • Kết bài: Nêu kết quả. Cảm nghĩ

Câu 3:

3.1. Yêu cầu về kĩ năng:

  • Bài viết đảm bảo đúng yêu cầu của phương thức tự sự: bài văn kể chuyện có một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, nhân vật, thời gian, địa điểm, nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa.
  • Có đầy đủ bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài).
  • Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. Tách đoạn văn phù hợp.

3.2. Yêu cầu về kiến thức:

  • Phần mở bài: Giới thiệu truyện, nhân vật, sự việc mình sẽ kể, cảm xúc của  bản thân (khái quát).
  • Phần thân bài: Kể sự việc chính theo trình tự:
    • Sự việc mở đầu
    • Sự việc phát triển
    • Sự việc cao trào
    • Sự việc kết thúc
  • Phần kết bài:
    • Kết quả câu chuyện
    • Ý nghĩa câu chuyện là gì?

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?