ĐỀ 1:
PGD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018
TRƯỜNG THCS THỦY AN Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 6
(Phần Tập làm văn)
Đọc đề văn và trả lời câu hỏi:
Hãy kể lại truyện em biết (truyền thuyết, cổ tích ) bằng lời văn của em.
Câu 1. (1 điểm) Tự sự là gì? Văn tự sự có vai trò gì?
Câu 2. (2 điểm) Làm dàn ý đại cương của đề trên.
Câu 3. (7 điểm) Từ dàn ý đại cương em hãy viết bài văn hoàn chỉnh.
------------------------HẾT-----------------------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:
a) Tự sự là phương thức trình bày chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn tới sự việc kia, cuối cùng đi đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa.
b) Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
Câu 2:
- Mở bài: Giới thiệu truyện. Cảm xúc của bản thân.
- Thân bài: Kể sự việc chính
- Sự việc mở đầu
- Sự việc phát triển
- Sự việc cao trào
- Sự việc kết thúc
- Kết bài: Nêu kết quả. Cảm nghĩ
Câu 3:
3.1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài viết đảm bảo đúng yêu cầu của phương thức tự sự: bài văn kể chuyện có một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, nhân vật, thời gian, địa điểm, nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa.
- Có đầy đủ bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài).
- Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. Tách đoạn văn phù hợp.
3.2. Yêu cầu về kiến thức:
- Phần mở bài: Giới thiệu truyện, nhân vật, sự việc mình sẽ kể, cảm xúc của bản thân (khái quát).
- Phần thân bài: Kể sự việc chính theo trình tự:
- Sự việc mở đầu
- Sự việc phát triển
- Sự việc cao trào
- Sự việc kết thúc
- Phần kết bài:
- Kết quả câu chuyện
- Ý nghĩa câu chuyện là gì?
ĐỀ 2:
PGD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018
TRƯỜNG THCS THỦY AN Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 6
(Phần Tiếng Việt)
Câu 1: (2 điểm)
Phân loại từ ghép, từ láy trong đoạn văn sau:
“.... Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thẫm uy nghi, trầm mặc.”
Câu 2: (2 điểm)
Phát hiện và sửa lỗi dùng từ trong các câu sau:
a. Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.
b. Thầy giáo đã truyền tụng cho chúng em rất nhiều kiến thức.
Câu 3: (2 điểm)
Xác định cụm danh từ trong câu sau và điền chúng vào mô hình cụm danh từ.
“Nhà em có một chiếc bàn bằng gỗ lim được đặt ở góc nhà.”
Câu 4: (3 điểm) Viết đoạn văn (từ 4- 6 câu chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng danh từ chung và danh từ riêng (chỉ rõ danh từ chung và danh từ riêng).
------------------------HẾT-----------------------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: (2 điểm)
a) Từ ghép: mặt sông, ánh vàng, núi Trùm Cát, bờ sông, tím thẫm, uy nghi, trầm mặc.
b) Từ láy: lấp loáng, sừng sững.
Câu 2: (3 điểm)
a. Từ sai: nhấp nháy.
- Sửa: mấp máy.
b. Từ sai: Truyền tụng
- Sửa: Truyền đạt
Câu 3: (2 điểm)
a. Cụm danh từ: có một chiếc bàn bằng gỗ lim được đặt ở góc nhà
Phần phụ trước | Phần trung tâm | Phần phụ sau | |||
t1 | t2 | T1 | T2 | s1 | s2 |
có | một | chiếc bàn | bằng gỗ lim | được đặt ở góc nhà |
Câu 4: (4 điểm)
a. Yêu cầu về hình thức: Trình bày đúng hình thức một đoạn văn.
- Số lượng câu từ 4-6 câu.
- Không sai chính tả, không gạch xóa, mắc lỗi.
- Gạch chân danh từ riêng và danh từ chung.
b. Yêu cầu về nội dung:
- Câu phải thống nhất nội dung (nội dung tự chọn), phải có câu chủ đề.
ĐỀ 3:
PGD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018
TRƯỜNG THCS THỦY AN Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 6
(Phần Văn học)
Câu 1. (2 điểm)
Thế nào là truyện truyền thuyết? Kể tên 2 truyện truyền thuyết đã học?
Câu 2. (3 điểm)
Nêu ý nghĩa của truyện truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm?
Câu 3. (5 điểm)
Kể lại các sự việc chính trong truyện Thạch Sanh? Nêu đánh giá và nhận xét của bản thân em về nhân vật Thạch Sanh?
------------------------HẾT-----------------------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:
a) Là loại truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật & sự kiện có liên quan đến quá khứ.
b) Thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo.
c) Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử đó.
d) HS tự kể 2 truyện truyền thuyết đã học.
Câu 2:
a. Giải thích nguồn gốc tên gọi hồ Gươm.
b. Ca ngợi tính toàn dân, chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
c. Khát vọng hoà bình của dân tộc.
Câu 3:
- Các sự việc chính trong truyện Thạch Sanh:
- 1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
- 2. Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông.
- 3. Thạch Sanh diệt chằn tinh, bị Lí Thông cướp công.
- 4. Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa, lại bị cướp công.
- 5. Thạch Sanh cứu Thái Tử, được thưởng cây đàn thần, bị vu oan, vào tù.
- 6, Thạch Sanh được giải oan, mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết, biến thành bọ hung.
- 7. Thạch Sanh chiến thắng 18 nước chư hầu.
- 8. Thạch Sanh cưới công chúa, lên nối ngôi vua
- Thạch Sanh là người thật thà, dũng cảm, tài năng, giàu lòng vị tha, yêu chuộng hòa bình...
- Thạch Sanh đại diện cho điều thiện thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng: cái thiện thắng cái ác.