Bình giảng khổ 5 bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Đất nước là một bài thơ nổi tiếng được Nguyễn Đình Thi bắt đầu sáng tác từ năm 1948, sau chiến thắng Việt Bắc. Bằng nghệ thuật cô đúc, sáng tạo, nhà thơ đã bộc lộ những cảm xúc sâu lắng, những suy nghĩ khái quát về hình tượng đất nước. Hình ảnh đau thương, bi tráng của đất nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp được thể hiện rõ nét trong đoạn thơ thứ hai của bài.
  • Ta hãy phân tích đoạn thơ:

Ôi những cánh đồng quê chảy máu,

Dây thép gai đâm nát trời chiều.

Những đêm dài hành quân nung nấu,

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

2. Thân bài

  • Sự tương phản giữa tội ác của kẻ thù và tinh thần chiến đấu của nhân dân ta thể hiện như thế nào qua khổ thơ đầy hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn trên?
    • Theo Nguyễn Đình Thi, những câu thơ này được viết vào một buổi chiều hành quân trong rừng đồi núi Bắc Giang. Mở đầu là từ cảm thán "Ôi" thể hiện nỗi đau đớn, xót xa của nhà thơ trước hình ảnh quê hương bị kẻ thù giày xéo: Ôi những cánh đồng quê chảy máu
    • Hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa khái quát, vừa thực vừa hư, có đường nét và màu sắc tương phản. Ráng chiều đỏ rực đổ xuống cánh đồng xanh trông như cánh đồng đang ứa máu: một liên tưởng độc đáo. Hình ảnh thơ có thực, nhưng mang ý nghĩa tượng trưng: kẻ thù đã làm đổ máu bao nhiêu dân lành vô tội trên khắp các miền quê, khi chúng tái xâm lược nước ta: Dây thép gai đâm nát trời chiều
  • Từ con đường hành quân trên vùng đồi núi Bắc Giang, nhà thơ nhìn về đồn bót giặc trải đều theo làng xóm quê hương với những hàng rào thép gai tua tủa, tưởng chừng như đâm nát cả bầu trời chiều trên quê hương.
  • Biện pháp nhân hóa và liên tưởng độc đáo đã gây ấn tượng mạnh mẽ về tội ác của giặc xâm lược.
    • Hai câu thơ mới đọc chừng như chỉ mô tả ngoại cảnh, nhưng thật ra thể hiện tâm trạng vô cùng đau xót của nhà thơ trước cảnh quê hương ta bị tàn phá, cuộc sống thanh bình của nhân dân ta bị tước đoạt, hủy hoại như lời thơ của Hoàng cầm: Quê hương ta từ ngày khủng khiếp, / Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn, / Ruộng ta khô, / Nhà ta cháy…Kiệt cùng ngỏ thẳm bờ hoang. (Bên kia sông Đuống)
  • Từ trong đau thương uất hận, nhân dân ta vùng lên. Nông dân, công nhân, trí thức đều trờ thành chiến sĩ: Khói nhà máy cuộn trong sương núi / Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng / Ôm đất nước những người áo vải / Đã đứng lên thành những anh hùng.
  • Tất cả đều có chung lí tưởng đánh đuổi giặc thù ra khỏi quê hương thân yêu. Đêm đêm, họ ngước nhìn những vì sao lấp lánh trên bầu trời mà nhớ người thân, nhớ đến ánh mắt người yêu đang dõi theo từng bước gian khổ của họ trên đường hành quân: Những đêm dài hành quân nung nấu / Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
  • Nghệ thuật sử dụng từ láy "nung nấu”, “bồn chồn” rất đạt, kết hợp với hình ảnh đã nói lên động cơ chiến đấu của người chiến sĩ: tình cảm yêu nước chung của cả dân tộc hòa vào tâm tình riêng của người chiến sĩ. Chính sự kết hợp hài hòa hai loại tình cảm chung và riêng đó đã tạo nên sức mạnh và niềm tin rạng rỡ: Trán cháy rực nghĩ trời đất mới, / Lòng ta bát ngát ánh binh minh.

3. Kết bài

  • Tóm lại, nếu toàn bộ bài thơ Đất nước thể hiện tình cảm tha thiết và lòng tự hào về đất nước, khẳng định đất nước qua những cái vô hình là hồn nước, thì khổ thơ này đã thể hiện trọn vẹn, nỗi đau thương uất hận của nhà thơ trước tội ác của giặc xâm lược.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi:

Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều

Những đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

Gợi ý làm bài

Đất nước (1948-1955) là một trong những bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Đình Thi nói riêng, của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Bài thơ mang rõ phong cách thơ Nguyễn Đình Thi. Chủ đề bao trùm của bài thơ là lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha, ý thức độc lập tự chủ, lòng tự hào về nhân dân đất nước anh hùng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, trong đau thương nô lệ đã quật khởi đứng lên chiến thắng huy hoàng. Trong đoạn thơ viết về đất nước từ trong đau thương nô lệ, căm hờn đã đứng lên ngời sáng; bỗng nổi bật lên 4 câu thơ với những hình ảnh, từ ngữ thật đặc sắc gợi cảm “Ôi những... người yêu”.

Hai câu thơ đầu là một bức tranh về đất nước trong chiến tranh đau thương. Theo lời kể của tác giả “Trên đường hành quân cùng bộ đội, một buổi chiều muộn, qua cánh đồng miền trung du, nhìn lên trời cao trước mặt, đồn giặc có dây thép gai nhọn sắc in lên bầu trời có ráng đỏ như máu chiếu xuống cánh đồng một màu đỏ ối” nhà thơ đã viết nên hai câu thơ thật đau đớn xót xa:

Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều

Hai câu thơ có sức khêu gợi lớn. Nó diễn tả một cách cô đọng và tập trung cảnh làng xóm quê hương chảy máu: “Những cánh đồng quê chảy máu” – Chỉ có sáu tiếng gợi lên trong tâm tư chúng ta nhiều mối liên tưởng khác nhau: Cảnh những trận càn trên đồng lúa, cảnh giặc đuổi người, bắn người trên cánh đồng, cảnh những vụ gặt giành tay giặc từng hạt thóc, từng bông lúa và mỗi hạt thóc bông lúa đều thấm máu nhân dân. Đó còn là cảnh những người du kích đổ máu để bảo vệ đồng quê, ruộng lúa xóm làng. Nhà thơ dùng biện pháp nhân hoá đơn sơ mà diễn tả được tình cảnh đau thương, tinh thần anh dũng của đồng bào và quê hương trong chiến đấu.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Bằng một hình ảnh “khói” và âm thanh “kèn”, tác giả cũng đã dựng được một cách sinh động bức tranh của đời sống kháng chiến. “Kèn” là âm thanh vang vọng nhất của cả dân tộc lúc bấy giờ. Đó là tiếng kèn của chiến trận thôi thúc, giục giã để chuẩn bị cho một cuộc ra trận của cả dân tộc "Những đường Việt Bắc của ta - Đêm đêm rầm rập như là đất rung”. Động từ “nhòm” diễn tả động tác vòng hai tay bao lấy đối tượng và giữ sát vào người, nuôi mãi trong lòng (từ điển). Nhờ thế, câu thơ đã làm nổi bật được lòng yêu nước thiết tha sâu nặng của những người nông dân “Những người áo vải”, lực lượng chủ yếu, trụ cột của phong trào kháng chiến, giải phóng dân tộc:

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên​

Từ nay trở đi họ không còn là “con ong cái kiến, cái cò, cái vạc, cái nông” nữa mà là người anh hùng vĩ đại của thời đại mới sẽ viết nên những trang sử vàng chói lọi nhất:

Dân ta gan dạ anh hùng

Trẻ làm đuốc sống, già xông lửa đồn

Chín năm làm một Điện Biên

Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng​

Bằng sự từng trải của chính bản thân, Nguyễn Đình Thi đi đến những khái quát cao độ về những gian khổ, những mất mát hy sinh to lớn của đất nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp:

Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội

Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh​

“Ngày nắng đốt dội”, khó khăn nối tiếp khó khăn, thử thách nối tiếp thử thách. “Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh”. Điệp từ “mỗi” tạo nên sự hô ứng làm nổi bật sự hy sinh lớn lao. Đúng là con đường đi đến đích độc lập tự do đâu phải là con đường đầy hoa thơm quả ngọt mà “Đường qua máu chảy – Máu đọng chưa khô. Máu lại đầy Trăm đắng nghìn cay”. Nhưng trên con đường đi tới, bước tiếp ấy, con người Việt Nam vẫn hiện lên trong một tư thế thật kiêu hãnh, một vẻ đẹp tuyệt vời.

Trán cháy rực nghĩ trời đất mới

Lòng ta bát ngát ánh bình minh

“Trán” là biểu hiện của sự suy nghĩ, của trí tuệ; còn “lòng” ở câu thơ này là biểu hiện của tư tưởng, tình cảm, tâm hồn. Vầng trán của con người mới đã cháy bỏng và rực sáng ý nghĩ về đất trời, quê hương mới để tiến lên “Con đường sáng tuyệt vời” (Chế Lan Viên). Còn tấm lòng của họ cũng toả sáng bao la ánh bình minh của lịch sử và tương lai. Con người có khối óc và trái tim ấy sẽ trở thành những bông hoa của đất nước trong thời đại ta. Ở trong chiến đấu cũng như trong xây dựng họ đều xuất hiện với tư thế, tầm vóc thật kì vĩ, phảng phất màu sắc thần thoại:

Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo

Núi không đè nổi vai vươn tới

Lá nguỵ trang reo với gió đèo

(Lên Tây Bắc – Tố Hữu)

Yêu biết mấy những con người đi tới

Hai cánh tay như hai cánh bay lên

Ngực dám đón những phong ba dữ dội

Chân đạp bùn không sợ những loài sen

(Mùa thu mới – Tố Hữu)​

 

Trên đây là bài văn mẫu Bình giảng khổ 5 bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?