Bắt sấu rừng U Minh Hạ - Sơn Nam

Bài học giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của con người Nam Bộ qua hình ảnh ông Năm Hên có tài, mưu trí, dũng cảm bắt cá sấu trừ họa cho mọi người và lòng ngưỡng mộ của mọi người đối với ông. Thấy được lối kể chuyện ngắn gọn, đậm chất huyền thoại, ngôn ngữ văn xuôi mang sắc thái Nam Bộ.  

Tóm tắt bài

2.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Sơn Nam

  • Tên khai sinh là Phạm Minh Tài (1926-2008).
  • Ông sinh tại Đồng Thới- An Biên-Kiên Giang.
  • Quá trình sáng tác : chủ yếu trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
  • Tác phẩm tiêu biểu: Tây đầu đỏ, Chim quyên xuống đất, Hương rừng Cà Mau…
  • Đặc điểm chính trong sáng tác của Sơn Nam là thắm đượm tình thương yêu thiết tha quê hương đất nước, truyện li kì hấp dẫn nhân vật và ngôn ngữ mang đậm chất nhân dân Nam Bộ.

b. Đoạn trích Bắt sấu rừng U Minh Hạ

  • Là một trong 18 truyện đặc sắc của Hương rừng Cà Mau.
  • Truyện viết về con người và thiên nhiên rừng U Minh Hạ.

2.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Thiên nhiên và con người U Minh Hạ

  • Thiên nhiên
    • “Rừng tràm xanh biếc", cây cỏ hoang dại.
    • "Sấu lội từng đàn", “nhiều như trái mù u chín rụng”.

⇒ Thiên nhiên đẹp nhưng cũng đầy nguy hiểm.

  • Con người
    • Những người lao động cần cù, mưu trí, gan góc can trường, có sức sống mãnh liệt, đậm sâu ân nghĩa.
    • Họ thương tiếc bà con xóm giềng bị “hùm tha sấu bắt”.
    • Họ vượt lên gian khó bằng sức mạnh  tài trí:
      • Những người câu cá sấu bằng lưỡ câu sắt, con vịt sống…
      • Ông Năm Hên thì bắt sấu bằng tay không.
      • Tư Hoạch một tay ăn ong rất rành địa thế vùng Cái Tàu.
      • Những người trai lực lưỡng “gài bẫy cọp, săn heo rừng”.

⇒ Chính họ mang đến sức sống mới cho vùng đất hoang hoá Cà Mau.

b. Nhân vật ông Năm Hên

  • Ông là “người thợ già chuyên bắt sấu ở Kiêng Giang”, "bắt sấu bằng hai tay không".
  • Ông tình nguyện bơi xuồng đến bắt sấu giúp dân làng Khánh Lâm chỉ với một bó nhang và một hũ rượu:
    • Nhang: để tưởng niện những người bị sấu bắt.
    • Rượu: để uống tăng thêm khí thế.
  • Mưu kế kì diệu, bất ngờ mà hiệu quả, bắt sống 45 con sấu:
    • Đào rãnh cạn dần, đốt lửa dẫn dụ cá sấu lên bờ.
    • Chặn sấu lại và khoá miệng chúng băng một khúc mốp làm “dính chặt hai hàm răng”.
    • Dùng mác sắn lưng cá sấu, cắt gân đuôi, trói hai chân sau và bắt chúng về.

⇒ Giàu lòng thương người, mộc mạc, khiêm nhường  và cũng rất mưu trí, gan góc.

  • Bài hát của ông Năm Hên:
    • "Tiếng như khóc lóc, nài nỉ. Tiếng như phẫn nộ, bi ai"
    • Tưởng nhớ linh hồn những người bị sấu bắt, chết oan ức, trong đó có người anh ruột của ông.
    • Bài hát nói về cuộc sống gian khổ khắc nghiệt của những người dân mở đất, mong giải oan cho họ.

⇒ Tấm lòng sâu nặng nghĩa tình đồng loại, đồng bào, thương tiếc những người xấu số.

c. Những nét đặc sắc về nghệ thuật

  • Nghệ thuật kể chuyện: đơn giản mà li kì, thu hút, dễ nhớ.
  • Cảnh vật, tính cách nhân vật: được thể hiện bằng vài nét đơn sơ nhưng giàu chất sống.
  • Ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương Nam Bộ nhưng được sử dụng vừa phải, thích hợp, khắc hoạ sâu đậm thiên nhiên và con người sông nước Cà Mau.

3. Soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ

Bắt sấu ở rừng U Minh Hạ là một truyện đặc sắc trong 18 truyện trong Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam. Truyện viết về con người và thiên nhiên rừng U Minh Hạ. Để dễ dàng nắm được những kiến thức cần đạt khi học tác phẩm này, mời các em cùng tham khảo bài soạn Bắt sấu ở rừng U Minh Hạ.

4. Một số bài văn mẫu về Bắt sấu rừng U Minh Hạ

Những năm tháng kháng chiến chống Pháp, Sơn Nam công tác văn nghệ tại khu IX Nam Bộ, do đó có nhiều điều kiện hiểu biết kì về thiên nhiên, lịch sử, con người vùng đất mũi Cà Mau, vùng đất địa đầu cực nam tổ quốc. Hướng về Cà Mau, về Nam Bộ, Sơn Nam có nhiều sáng tác và khảo cứu đầy tâm huyết. Bắt sấu rừng u Minh Hạ là một truyện ngắn đăng trên tuần báo Nhân loại (1957), sau in trong tập truyện Hương rừng Cà Mau (1962). Để nắm vững kiến thức cũng như tham khảo các bài văn hay về tác phẩm này, các em có thể xem các bài văn mẫu dưới đây:

[vanmau]

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?