Bài tập trắc nghiệm Tin Học 12 Bài tập và thực hành 11: Bảo mật cơ sở dữ liệu.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Phát biểu nào dưới đây không phải là bảo mật thông tin trong hệ CSDL?
- A.Ngăn chặn các truy cập không được phép
- B.Hạn chế tối đa các sai sót của người dùng
- C.Đảm bảo thông tin không bị mất hoặc bị thay đổi ngoài ý muốn
- D.Khống chế số người sử dụng CSDL
-
Câu 2:
Các giải pháp cho việc bảo mật CSDL gồm có:
- A.Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, lưu biên bản
- B.Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, chính sách và ý thức, lưu biên bản, cài đặt mật khẩu
- C.Nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, chính sách và ý thức, lưu biên bản
- D.Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng; mã hoá thông tin và nén dữ liệu; chính sách và ý thức; lưu biên bản
-
Câu 3:
Các yếu tố tham gia trong việc bảo mật hệ thống như mật khẩu, mã hoá thông tin cần phải:
- A.Không được thay đổi để đảm bảo tính nhất quán
- B.Chỉ nên thay đổi nếu người dùng có yêu cầu
- C.Phải thường xuyên thay đổi để tằng cường tính bảo mật
- D.Chỉ nên thay đổi một lần sau khi người dùng đăng nhập vào hệ thống lần đầu tiên
-
Câu 4:
Để nhận dạng người dùng khi đăng nhập vào CSDL, ngoài mật khẩu người ta còn dùng các cách nhận dạng nào sau đây:
- A.Hình ảnh
- B.Âm thanh
- C.Chứng minh nhân dân
- D.Giọng nói, dấu vân tay, võng mạc, chữ ký điện tử
-
Câu 5:
Thông thường, người dùng muốn truy cập vào hệ CSDL cần cung cấp:
- A.Hình ảnh
- B.Chữ ký
- C.Họ tên người dùng
- D.Tên tài khoản và mật khẩu
-
Câu 6:
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không phải là chức năng của biên bản hệ thống?
- A.Lưu lại số lần truy cập vào hệ thống
- B.Lưu lại thông tin của người truy cập vào hệ thống
- C.Lưu lại các yêu cầu tra cứu hệ thống
- D.Nhận diện người dùng để cung cấp dữ liệu mà họ được phân quyền truy cập
-
Câu 7:
Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về mã hoá thông tin?
- A.Các thông tin quan trọng và nhạy cảm nên lưu trữ dưới dạng mã hóa
- B.Mã hoá thông tin để giảm khả năng rò rỉ thông tin
- C.Nén dữ liệu cũng góp phần tăng cường tính bảo mật của dữ liệu
- D.Các thông tin sẽ được an toàn tuyệt đối sau khi đã được mã hoá
-
Câu 8:
Câu nào sai trong các câu dưới đây?
- A.Hệ quản trị CSDL không cung cấp cho người dùng cách thay đổi mật khẩu
- B.Nên định kì thay đổi mật khẩu
- C.Thay đổi mật khẩu để tăng cường khả năng bào vệ mật khẩu
- D.Hệ quản trị CSDL cung cấp cho người dùng cách thay đổi mật khẩu
-
Câu 9:
Câu nào sai trong các câu dưới đây khi nói về chức năng lưu biên bản hệ thống?
- A.Cho biết số lần truy cập vào hệ thống, vào từng thành phần của hệ thống, vào từng yêu cầu tra cứu,…
- B.Cho thông tin về một số lần cập nhật cuối cùng
- C.Lưu lại nội dung cập nhật, người thực hiện, thời điểm cập nhật
- D.Lưu lại các thông tin cá nhân của người cập nhật
-
Câu 10:
Để nâng cao hiệu quả của việc bảo mật, ta cần phải:
- A.Thường xuyên sao chép dữ liệu
- B.Thường xuyên thay đổi các tham số của hệ thống bảo vệ
- C.Thường xuyên nâng cấp phần cứng, phần mềm
- D.Nhận dạng người dùng bằng mã hoá