ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP
Câu 1. Trình bày sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?
Câu 2. Căn cứ vào lược đồ sản xuất ôtô và máy thu hình trên thế giới năm 2000, em hãy nhận xét đặc điểm phân bố sản xuất ôtô và máy thu hình trên thế giới?
Câu 3. Em hãy nêu ví dụ cụ thể về các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có mặt ở Việt Nam hay địa phương?
Câu 4. Em hãy nêu những đặc điểm chính của các hình thức lãnh thổ công nghiệp?
ĐÁP ÁN
Câu 1. Trình bày sự phát triển của ngành cống nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng:
- Vai trò: sản xuất sản phẩm tiêu dùng phục vụ đời sống con người hằng ngày.
- Đặc điểm:
+ Sử dụng nhiên liệu, động lực và chi phí vận tải ít hơn các ngành khác.
+ Sử nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp.
+ Cần lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Cần ít vốn, khả năng quay vòng vốn nhanh.
+ Quy trình sản xuất tương đối đơn giản, thu lợi nhanh, sản phẩm có khả năng xuất khẩu.
- Phân loại:
+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm nhiều ngành khác nhau, đa dạng về sản phẩm và phức tạp về trình độ kĩ thuật.
+ Các ngành chính: dệt - may, da giày, nhựa, sành - sứ - thuỷ tinh. Trong đó dệt - may là ngành chủ đạo.
+ Công nghiệp dệt - may là một trong những ngành chủ đạo và quan trọng của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Nó giải quyết nhu cầu về may mặc, sinh hoạt cho hơn 7 tỉ người trên Trái Đất và một phần nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nặng. Phát triển công nghiệp dệt - may có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp và các ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là công nghiệp hóa chất, đồng thời còn có tác dụng giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nhất là lao động nữ.
Sự ra đời của máy dệt ở nước Anh đã mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp thế giới. Ngành dệt - may hiện nay được phân bố rộng rãi ở nhiều nước, kể cả các nước đang phát triển, dựa trên nguồn nguyên liệu tự nhiên và nhân tạo phong phú (như bông, lanh, lông cừu, tơ tằm, tơ sợi tổng hợp, len nhân tạo, ...), nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Phân bố:
+ Các nước có ngành dệt - may phát triển là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Nhật Bản, ...
+ Thị trường tiêu thụ hàng dệt - may rất lớn, nhất là thị trường EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ, Liên bang Nga và các nước Đông Âu. Hằng năm, mức tiêu thụ hàng dệt may ở các nước trên đạt 150 tỉ USD.
Câu 2. Căn cứ vào lược đồ sản xuất ôtô và máy thu hình trên thế giới năm 2000, em hãy nhận xét đặc điểm phân bố sản xuất ôtô và máy thu hình trên thế giới?
Đặc điểm phân bố sản xuất ô tô và máy thu hình trên thế giới: sản xuất ô tô và máy thu hình tập trung chủ yếu ở các nước có nền kinh tế phát triển (Hoa Kì, Ca-na-đa, Anh, Pháp, Đức, l-ta-li-a, Nhật Bản) và các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Bra-xin, Tây Ban Nha, Ma-lai-xi-a. Đây là những nước có nguồn lao động trẻ, có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
Câu 3. Em hãy nêu ví dụ cụ thể về các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có mặt ở Việt Nam hay địa phương.
Ví dụ về các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có mặt ở Việt Nam:
- Điểm công nghiệp: sản xuất vật liệu xây dựng ở Đồng Hới (Quảng Bình); chế biến nông sản ở Bảo Lộc (Lâm Đồng); khai thác, chế biến lâm sản ở Plây ku (Gia Lai), ...
- Khu công nghiệp: khu công nghiệp Nam Thăng Long (Hà Nội), khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội), khu công nghiệp Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh), ...
- Ở Việt Nam còn có các khu chế xuất: khu chế xuất Tân Thuận, khu chế xuất Linh Trung, khu chế xuất Tân Tạo.
- Trung tâm công nghiệp: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nang, Nha Trang, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu, cần Thơ, ...
- Vùng công nghiệp: theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), cả nước được chia thành sáu vùng công nghiệp:
+ Vùng 1: các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh).
+ Vùng 2: các tĩnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Vùng 3: các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
+ Vùng 4: các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).
+ Vùng 5: các tỉnh Đông Nam Bộ và Bình Thuận, Lâm Đồng.
+ Vùng 6: các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 4. Em hãy nêu những đặc điểm chính của các hình thức lãnh thổ công nghiệp.
Tiêu chí | Điểm công nghiệp | Khu công nghiệp | Trung tâm công nghiệp | Vùng công nghiệp |
Trình độ | Là hình thức tổ chức thấp nhất | Là hình thức tổ chức ở trình độ khá cao | Là hình thức tổ chức ở trình độ cao | Là hình thức tổ chức cao nhất |
Đặc điểm | - Đồng nhất với một điểm dân cư. - Gồm 1 đến 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên - nhiên liệu công nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản. - Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp. | - Khu vực có ranh giới rõ ràng (vài trăm ha), có vị trí thuận lợi (gần cảng biển, quốc lộ lớn, gần sân bay). - Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác, sản xuất cao. - Sản xuất các sản phẩm vừa để tiêu dùng trong nước, vừa xuất khẩu. - Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp. | - Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi. - Bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ. - Có các xí nghiệp nòng cốt (hay hạt nhân). - Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ.
| - Vùng lãnh thổ rộng lớn. - Bao gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp. - Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa. - Có các ngành phục vụ và bổ trợ.
|
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập tự luận vận dụng ôn tập chủ đề Địa lí công nghiệp Địa lí 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- 41 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập các vấn đề liên quan đến thổ nhưỡng quyển Địa lí 10 có đáp án
- 50 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập sự thay đổi bề mặt Trái đất do chịu tác động của ngoại lực Địa lí 10
Chúc các em học tập tốt !