BÀI TẬP TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG OXI - LƯU HUỲNH
TỰ LUẬN:
Câu 1: Viết các phản ứng xảy ra khi cho Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 lần lượt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch H2SO4 đặc nóng.
Câu 2: Hoàn thành các phản ứng theo sơ đồ sau:
a. KMnO4 → O2→ CO2→ CaCO3→ CaCl2→ Ca(NO3)2 → O2→ O3→ I2→ KI→ I2 → S→ H2S→ H2SO4
b. KClO3→ O2→ H2O→ O2→ SO2→ H2SO3 → SO2→ S→ NO2→ HNO3→ KNO3→ O2
c. FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4 → SO2→ H2SO4→ CuSO4→ Cu → FeCl2 → FeCl3→FeCl2→Fe→FeCl3→Fe(NO3)3
d. So → S-2 → So → S+4 → S+6 → S+4 → So
Câu 3: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí mất nhãn sau:
a. SO2, CO2, H2S, H2, N2, Cl2, O2
b. SO2, O2, Cl2, HCl.
c. O2, SO2, Cl2, CO2
Câu 4:
a. Trộn 2 lít dd H2SO4 4M vào vào 1 lít dd H2SO4 0,5M. Tính nồng độ mol/l của dd H2SO4 thu được?
b. Cần dùng bao nhiêu ml dd H2SO4 2M pha trộn với 500ml dung dịch H2SO4 1M để được dd H2SO4 1,2 M?
c. Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 2,5M và bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 1M để khi pha trộn được 600 ml dung dịch H2SO4 1,5M?
d. Trộn 2 thể tích dd H2SO4 0,2M với 3 thể tích dd H2SO4 0,5M thì được dd H2SO4 có nồng độ a (M). Tính a.
Câu 5: Cho 200ml dd chứa đồng thời HCl 1M và H2SO4 0,5M. Thể tích dd chứa đồng thời NaOH 1M và Ba(OH)2 2M Cần lấy để trung hoà vừa đủ dd axit đã cho.
Câu 6: Hòa tan 3,38g oleum A vào nước người ta phải dùng 800 ml dd KOH 0,1M để trung hòa dd A.
a. xác định công thức của oleum A?
b. cần hoà tan bao nhiêu gam oleum A vào 500g H2O để đc dd H2SO4 20%?
Câu 7: Khi cho H2SO4 hấp thụ SO3, người ta thu được 1 oleum chứa 71% SO3 theo khối lượng. Xác định công thức phân tử của oleum A.
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 21,6g hỗn hợp Fe2O3, Fe trong dd H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí thoát ra (đktc) và dd B. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu và khối lượng muối trong B?
Câu 9: Hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 được chia thành 2 phần bằng nhau
Phần 1: tác dụng với 90 ml dd H2SO4 loãng 1M.
Phần 2: tác dụng với dd H2SO4 đặc nóng dư thu được 560 ml khí SO2 đktc.
Viết các ptpư xảy ra. Tính khối lượng mỗi chất trong X?
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 15,4 gam hh A gồm hai kim loại magie và kẽm trong dd axit sunfuric loãng 2M thấy sinh ra 6,72 lít khí (đktc).
a. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra?
b. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A?
c. Tính thể tích dung dịch axit sunfuric loãng 2M đã dùng?
Câu 11: Nung hỗn hợp A gồm Fe và S sau một thời gian rồi để nguội thu được hỗn hợp B. Nếu cho B vào dd HCl dư, thu được 2,24 lít C (đktc), biết dC/H2 = 13. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 12: Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dd HCl dư, thu được 2,464 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp này đi qua dd Pb(NO3)2 dư thu được 23,9g kết tủa màu đen.
a. Viết phương tình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b. Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Thể tích mỗi khí là bao nhiêu?
c. Tính khối lượng của Fe và FeS có trong hỗn hợp ban đầu
Câu 13: Đun nóng hỗn hợp gồm 5,6g bột sắt và 1,6g bột lưu huỳnh, thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với 500ml dd HCl thu được hỗn hợp khí Y và dd Z.
a. Tính thành phàn phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp Y
b. Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp X
Câu 14: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (đktc) vào dd chứa 10g NaOH
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng có thể xảy ra?
b. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng?
Câu 15: Dẫn 2,24 lit SO2 (đktc) vào 100 ml dd NaOH 3M. Tính nồng độ mol/l của muối trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 16: Cho 12,8g SO2 vào 250ml dd NaOH 1M. Tính Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng?
Câu 17: Hấp thụ 1,344 lít SO2 (đktc) vào 13,95ml dd KOH 28% (D=1,147g/ml). Tính C% các chất sau phản ứng?
Câu 18: Cho 32,05g hỗn hợp gồm kim loại Zn và một kim loại A hoá trị II.
- TN1: Cho hỗn hợp kim loại phản ứng với H2SO4 loãng, dư thu được 4,48 lít khí (đktc)
- TN2: Cho hỗn hợp kim loại phản ứng với H2SO4 đặc, nóng thu được 11,2 lít khí. (đktc)
Xác định kim loại A và thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm oxi là:
A. ns2np4 B. ns2np5 C. ns2np3 D. (n-1)d10ns2np4
Câu 2: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10. Nguyên tố X là:
A. Na B. Cl C. O D. S
Câu 3: Chọn câu trả lời sai:
A. Oxi hoá lỏng ở -1830C. B. O2 lỏng bị nam châm hút.
C. O2 lỏng không màu. D. Trong tự nhiên oxi có ba đồng vị.
Câu 4: Phương pháp nào sau đây có thể dùng để điều chế O2 trong PTN? Trong các cách sau đây, cách nào được dùng để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm?
A. Điện phân H2O. B. Phân hủy H2O2 với xúc tác MnO2.
C. Điện phân dung dịch CuSO4. D. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng,
Câu 5: Khi điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng phân hủy H2O2 (xúc tác MnO2), khí oxi sinh ra thường bị lẫn hơi nước. Người ta có thể làm khô khí O2bằng cách dẫn khí đi qua các ống sứ chứa chất nào sau đây?
A. Na. B. Bột CaO. C. CuSO4.5H2O. D. Bột S
Câu 6 : Oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt phân chất nào sau đây?
A. CaCO3 B. KMnO4 C.(NH4)2SO4 D. NaHCO3
Câu 7: Người ta điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nào sau đây?
A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B. Điện phân nước.
C. Điện phân dung dịch NaOH. D. Nhiệt phân KClO3 với xúc tác MnO2.
Câu 8: Nhờ bảo quản bằng nước ozon, mận Bắc Hà – Lao Cai, cam Hà Giang đã được bảo quản tốt hơn, nhờ đó bà con nông dân đã có thu nhập cao hơn. Nguyên nhân nào sau đây làm cho nước ozon có thể bảo quản hoa quả tươi lâu ngày:
A. Ozon là một khí độc.
B. Ozon độc và dễ tan trong nước hơn oxi.
C. Ozon có tính chất oxi hoá mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước hơn oxi.
D. Ozon có tính tẩy màu.
Câu 9: Chọn câu trả lời sai về lưu huỳnh:
A. S là chất rắn màu vàng B. S không tan trong nước
C. S dẫn điện, dẫn nhiệt kém D. S không tan trong các dung môi hữu cơ
Câu 10: Hãy chỉ ra câu trả lời sai về SO2:
A. SO2 làm đỏ quỳ ẩm. B. SO2 làm mất màu nước Br2.
C. SO2 là chất khí, màu vàng D. SO2 làm mất màu cánh hoa hồng.
Câu 11: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào có thể dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm?
A. 4FeS2 + 11O2 →2Fe2O3 + 8SO2 B. S + O2 →SO2
C. 2H2S + 3O2 →2SO2 + 2H2O D. Na2SO3 + H2SO4 →Na2SO4 + H2O + SO2
Câu 12: Có các phản ứng sinh ra khí SO2 như sau:
a. Cu + 2H2SO4đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O
b. S + O2 →SO2
c. 4FeS2 + 11O2 →2Fe2O3 + 8SO2
d. Na2SO3 + H2SO4 →Na2SO4 + H2O + SO2
Trong các phản ứng trên, những phản ứng nào được dùng để điều chế SO2 trong công nghiệp là
A. a và b B. a và d C. b và c D.c và d
Câu 13: Hãy chỉ ra câu trả lời sai, khi xét các nguyên tố nhóm VIA:
A. Các nguyên tố nhóm VIA là những phi kim (trừ Po),
B. Hợp chất với hiđro của các nguyên tố nhóm VIA là những chất khí,
C. Oxi thường có số oxi hoá -2, trừ trong hợp chất với flo và trong các peoxit…
D. Tính axit tăng dần: H2SO4 < H2SeO4 < H2TeO4,
E. Cả B và D sai.
Câu 14: Hãy chỉ ra nhận xét sai, khi nói về khả năng phản ứng của oxi:
A. O2 phản ứng trực tiếp với hầu hết kim loại.
B. O2 phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim.
C. O2 tham gia vào quá trình xảy ra sự cháy, sự gỉ, sự hô hấp.
D. Những phản mà O2 tham gia đều là phản ứng oxi hoá – khử.
Câu 15: Trong công nghiệp, ngoài phương pháp hóa lỏng và chưng cất phân đoạn không khí O2 còn được điều chế bằng phương pháp điện phân nước. Khi đó người ta thu được
A. khí H2 ở anot. B. khí O2 ở catot.
C. khí H2 ở anot và khí O2 ở catot. D.khí H2 ở catot và khí O2 ở anot.
Câu 16: Để tăng hiệu quả tẩy trắng của bột giặt, người ta thường cho thêm một ít bột natri peoxit (Na2O2). Do Na2O2 tác dụng với nước sinh ra hiđro peoxit (H2O2) là chất oxi hóa mạnh có thể tẩy trắng được quần áo:
Na2O2 + 2H2O → 2NaOH + H2O2
2H2O2 → 2H2O + O2
Vì vậy, người ta bảo quản tốt nhất bột giặt bằng cách
A. cho bột giặt vào trong hộp không và để ra ngoài ánh nắng.
B. cho bột giặt vào trong hộp không có nắp và để trong bóng râm.
C. cho bột giặt vào trong hộp kín và để nơi khô mát.
D. cho bột giặt vào hộp có nắp và để ra ngoài nắng.
Câu 17: Chỉ ra câu trả lời không đúng về khả năng phản ứng của S:
A. S vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
B. Hg phản ứng với S ngay nhiệt độ thường.
C. Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa.
D. Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hoá.
Câu 18: SO2 vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử vì trong phân tử SO2
A. S có mức oxi hoá trung gian. B. S có mức oxi hoá cao nhất.
C. S có mức oxi hoá thấp nhất. D. S còn có một đôi electron tự do.
Câu 19: Cho các phản ứng sau:
A. 2SO2 + O2 ⇔ 2SO3 B. SO2 + 2H2S →3S + 2H2O
C. SO2 + Br2 + 2H2O →H2SO4 + 2HBr D. SO2 +NaOH →NaHSO3.
Các phản ứng mà SO2 có tính khử là
A. A, C, D B. A, B, D C. A, C D. A, D
Câu 20: Hãy chọn phản ứng mà SO2 có tính oxi hoá?
A. SO2 + Na2O → Na2SO3 B. SO2 + 2H2S →3S + 2H2O
C. SO2 + H2O + Br2 →2HBr + H2SO4 D. 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O →K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
.....
Trên đây là phần trích dẫn Bài tập tự luận và trắc nghiệm Chương Oxi - Lưu Huỳnh môn Hóa học 10 năm 2019-2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Các dạng bài tập ôn tập về oxi - lưu huỳnh môn Hóa học 10 năm 2019-2020
- Đề kiểm tra oxi lưu huỳnh môn Hóa học 10 năm 2019-2020
- Chuyên đề oxi - lưu huỳnh trong đề thi đại học
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!