Bài tập SGK Vật Lý 10 Bài 7: Sai số của phép đo các đại lượng vật lí.
-
Bài tập 1 trang 44 SGK Vật lý 10
Dùng một đồng hồ đo thời gian có độ chia nhỏ nhất 0.001 s để đo n lần thời gian rơi tự do của một vật bắt đầu từ điểm A (vA = 0) đến điểm B, kết quả cho trong Bảng 7.1.
1. Hãy tính thời gian rơi trung bình, sai số ngẫu nhiên, sai số dụng cụ và sai số phép đo thời gian: Phép đo này trực tiếp hay gián tiếp? Nếu chỉ đo 3 lần (n = 3) thì kết quả đo bằng bao nhiêu?
Bảng 7.1
Trả lời:
n
t
∆ti
∆t’
1
0,398
2
0,399
3
0,408
4
0,410
5
0,406
6
0,405
7
0,402
Trung bình
0,404
-
Bài tập 2 trang 44 SGK Vật lý 10
Dùng một thước milimet đo 5 lần khoảng cách s giữa hai điểm A,B đều cho một giá trị như nhau bằng 798mm. Tính sai số phép đo này và viết kết quả đo.
-
Bài tập 3 trang 44 SGK Vật lý 10
Cho công thức tính vận tốc tại B:
\(v =\frac{2s}{t}\) và gia tốc rơi tự do: \(\small g =\frac{2s}{t^{2}}\).
Dựa vào các kết quả đo ở trên và các quy tắc tính sai số đại lượng đo gián tiếp, hãy tính v, g, ∆v, ∆g, δv, δg và viết các kết quả cuối cùng.
-
Bài tập 1 trang 52 SGK Vật lý 10 nâng cao
Chọn số liệu kém chính xác nhất trong các số liệu dưới đây:
Số gia cầm của trang trại A có khoảng.
A. 1,2.103 con.
B. 1,23.103 con.
C. 1230 con.
D. 1.103 con.
-
Bài tập 2 trang 52 SGK Vật lý 10 nâng cao
Dùng thước thẳng có GHĐ 20 cm và ĐCNN 0,5 cm để đo chiều dài chiếc bút máy. Nếu chiếc bút có độ dài cỡ 15 cm thì phép đo này có sai số tuyệt đối và sai số tỉ đối là bao nhiêu ?
-
Bài tập 3 trang 52 SGK Vật lý 10 nâng cao
Trên đồ thị hình 11.2b nếu kéo dài đường biểu diễn ta sẽ có góc α. Nếu trục y biểu diễn vận tốc, trục hoành x biểu diễn thời gian, thì góc α và điểm A cho biết giá trị của các đại lượng nào ?