Bài tập SGK Vật Lý 11 Bài 7: Dòng điện không đổi và nguồn điện.
-
Bài tập 1 trang 44 SGK Vật lý 11
Khi dòng điện chạy qua vật dẫn thì các hạt mang điện tham gia vào chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực nào?
-
Bài tập 2 trang 44 SGK Vật lý 11
Bằng những cách nào để biết có dòng điện chạy qua một vật dẫn?
-
Bài tập 3 trang 44 SGK Vật lý 11
Cường độ dòng điện được xác định bằng công thức nào?
-
Bài tập 4 trang 44 SGK Vật lý 11
Bằng cách nào mà các nguồn điện duy trì sự tích điện khác nhau ở hai cực của nguồn điện và do đó duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó?
-
Bài tập 5 trang 44 SGK Vật lý 11
Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện? Đại lượng này được xác định như thế nào?
-
Bài tập 6 trang 45 SGK Vật lý 11
Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào sau đây?
A. Lực kế
B. Công tơ điện
C. Nhiệt kế
D. Ampe kế.
-
Bài tập 7 trang 45 SGK Vật lý 11
Đo cường độ dòng điện bằng đơn vị nào sau đây?
A. Niu tơn (N).
B. Ampe (A).
C. Jun (J).
D. Oắt (w).
-
Bài tập 8 trang 45 SGK Vật lý 11
Chọn câu đúng.
Pin điện hóa có
A. hai cực là hai vật dẫn cùng chất.
B. hai cực là hai vật dẫn khác chất.
C. một cực là vật dẫn và cực kia là vật cách điện.
D. hai cực đều là cách điện.
-
Bài tập 9 trang 45 SGK Vật lý 11
Hai cực của pin điện hóa được ngâm chất điện phân là dung dịch nào sau đây?
A. Chỉ là dung dịch muối.
B. Chỉ là dung dịch Axit.
C. Chỉ là dung dịch Bazo.
D. Một trong các dung dịch kể trên.
-
Bài tập 10 trang 45 SGK Vật lý 11
Trong các pin điện hóa có sự dịch chuyển từ năng lượng nào sau đây thành điện năng?
A. Nhiệt năng.
B. Thế năng đàn hồi.
C. Hóa năng.
D. Cơ năng.
-
Bài tập 11 trang 45 SGK Vật lý 11
Suất điện động được đo bằng đơn vị nào sau đây?
A. Culông (C).
B. Vôn (V).
C. Hec (Hz).
D. Ampe (A).
-
Bài tập 12 trang 45 SGK Vật lý 11
Tại sao có thể nói Acquy là một pin điện hóa? Acquy hoạt động như thế nào để có thẻ sử dụng nhiều lần?