Bài tập SGK Vật Lý 9 Bài 37: Máy biến thế.
-
Bài tập C1 trang 100 SGK Vật lý 9
Nếu đặt vào hai đầu của một cuộn dây (gọi là cuộn sơ cấp) một hiệu điện thế xoay chiều thì bóng đèn mắc ở hai đầu cuộn dây kia (gọi là thứ cấp) có sáng lên không ? Tại sao ?
-
Bài tập C2 trang 100 SGK Vật lý 9
Hiệu điện thế xuất hiện ở hai đầu cuộn thứ cấp cũng là hiệu điện thế xoay chiều? Tại sao?
-
Bài tập C3 trang 101 SGK Vật lý 9
Căn cứ vào số liệu bảng 1 - Sgk, hãy rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa điện thế U đặt vào hai đầu các cuộn dây của máy biến thế và số vòng dây của các cuộn tương ứng.
-
Bài tập C4 trang 102 SGK Vật lý 9
Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 6V và 3V. Cuộn sơ cấp có 4000 vòng. Tính số vòng của các cuộn tương ứng.
-
Bài tập 37.1 trang 80 SBT Vật lý 9
Máy biến thế dùng để:
A. giữ cho hiệu điện thế ổn định, không đổi.
B. giữ cho cường độ dòng điện ổn định, không đổi.
C. làm tăng hoặc giảm cường độ dòng điện.
D. làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế.
-
Bài tập 37.2 trang 80 SBT Vật lý 9
Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 4 400 vòng, cuộn thứ cấp có 240 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu dây cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu?
-
Bài tập 37.3 trang 80 SBT Vật lý 9
Vì sao không thể dùng dòng điện một chiều không đổi để chạy máy biến thế?
-
Bài tập 37.4 trang 80 SBT Vật lý 9
Một máy phát điện xoay chiều cho một hiệu điện thế ở hai cực của máy là 2 000 V. Muốn tải điện năng đi xa, người ta phải tăng hiệu điện thế lên 20 000 V. Hỏi phải dùng loại máy biến thế với các cuộn dây có số vòng dây theo tỉ lệ nào? Cuộn dây nào mắc vào hai cực của máy phát điện?
-
Bài tập 37.5 trang 80 SBT Vật lý 9
Máy biến thế có tác dụng gì?
A. Giữ cho hiệu điện thế ổn định.
B. Giữ cho cường độ dòng điện ổn định.
C. Làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế.
D. Làm thay đổi vị trí của máy.