Bài tập SGK Hóa Học 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit.
-
Bài tập 1 trang 14 SGK Hóa học 9
Từ Mg, MgO, Mg(OH)2 và dung dịch axit sunfuric loãng, hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng điều chế magie sunfat?
-
Bài tập 2 trang 14 SGK Hóa học 9
Có những chất sau: CuO, Mg, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:
a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.
b) Dung dịch có màu xanh lam
c) Dung dịch có màu vàng nâu
d) Dung dịch không có màu.
Viết các phương trình hóa học.
-
Bài tập 3 trang 14 SGK Hóa học 9
Hãy viết các phương trình phản ứng trong mỗi trường hợp sau:
a) Magie oxit và axit nitric.
b) Đồng (II) oxit và axit clohiđric.
c) Nhôm oxit và axit sunfuric.
d) Sắt và axit clohiđric.
e) Kẽm và axit sunfuric loãng.
-
Bài tập 4 trang 14 SGK Hóa học 9
Có 10g hỗn hợp bột các kim loại đồng và sắt. Hãy giới thiệu phương pháp xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của mỗi kim loại trong hỗn hợp theo:
a) Phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học.
b) Phương pháp vật lí.
(Biết rằng đồng không tác dụng với axit HCl và axit H2SO4 loãng).
-
Bài tập 3.1 trang 5 SBT Hóa học 9
Dung dịch HCl đều tác dụng được với các chất trong dãy nào sau đây ?
A. Mg, Fe2O3, Cu(OH)2, Ag
B. Fe, MgO, Zn(OH)2, Na2SO4
C. CuO, Al, Fe(OH)3, CaCO3
D. Zn, BaO, Mg(OH)2, SO2
-
Bài tập 3.2 trang 5 SBT Hóa học 9
Có các dung dịch KOH, HCl, H2SO4 (loãng), các chất rắn Fe(OH)3, Cu và các chất khí CO2, NO.
Những chất nào có thể tác dụng với nhau từng đôi một ? Viết các phương trình hoá học.
(Biết H2SO4 loãng không tác dụng với Cu).
-
Bài tập 3.3 trang 6 SBT Hóa học 9
Có những oxit sau: Fe2O3, SO2, CuO, MgO, CO2.
a) Những oxit nào tác dụng được với dung dịch H2SO4 ?
b) Những oxit nào tác dụng được với dung dịch NaOH ?
c) Những oxit nào tác dụng được với H2O ?
Viết các phương trình hoá học.
-
Bài tập 3.4 trang 6 SBT Hóa học 9
Có hỗn hợp gồm bột kim loại đồng và sắt. Hãy chọn phương pháp hoá học để tách riêng bột đồng ra khỏi hỗn hợp. Viết các phương trình hoá học.
-
Bài tập 3.5 trang 6 SBT Hóa học 9
Hãy tìm công thức hoá học của những axit có thành phần khối lượng như sau :
a) H: 2,1% ; N: 29,8% ; O: 68,1%.
b) H: 2,4% ; S : 39,1% ; O: 58,5%.
c) H: 3,7% ; P: 37,8% ; O: 58,5%.
-
Bài tập 3.6 trang 6 SBT Hóa học 9
a) Trên 2 đĩa cân ở vị trí thăng bằng có 2 cốc, mỗi cốc đựng một dung dịch có hoà tan 0,2 mol HNO3. Thêm vào cốc thứ nhất 20 gam CaCO3, thêm vào cốc thứ hai 20 gam MgCO3. Sau khi phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích.
b) Nếu dung dịch trong mỗi cốc có hoà tan 0,5 mol HNO3 và cũng làm thí nghiệm như trên. Phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích.